Sinh Học 9 Bài 28: Phương Pháp Nghiên Cứu Di Truyền Người

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp hai khó khăn chính:

+ Người sinh sản muộn, đẻ ít con.

+ Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.

→ Phương pháp nghiên cứu thích hợp: phương pháp nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh.

I. NGHIÊN CỨU PHẢ HỆ

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn do 1 hay nhiều gen quy định, nằm trên NST thường hay NST giới tính) của tính trạng đó.

- Trong nghiên cứu phả hệ, người ta thường quy định một số kí hiệu sau:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người hay, chi tiết

II. NGHIÊN CỨU TRẺ ĐỒNG SINH

- Trẻ đồng sinh là những trẻ cùng được sinh ra ở cùng 1 lần sinh.

1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng

Trẻ đồng sinh hay gặp là sinh đôi, có 2 trường hợp là:

+ Sinh đôi cùng trứng: cùng kiểu gen, cùng giới tính.

+ Sinh đôi khác trứng: khác kiểu gen, có thể cùng hoặc khác giới tính.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người hay, chi tiết

- Quá trình hình thành trẻ đồng sinh được thể hiện qua 2 sơ đồ sau:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người hay, chi tiết

- Trẻ sinh đôi cùng trứng luôn cùng giới tính vì: trẻ sinh đôi cùng trứng được sinh ra từ cùng 1 hợp tử cùng một kiểu gen.

- Trẻ đồng sinh khác trứng là những đứa trẻ cùng sinh ra trong 1 lần sinh nhưng từ những hợp tử (được tạo ra từ trứng và tinh trùng) khác nhau.

2. Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh

- Giúp người ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.

- Biết được tính trạng nào do kiểu gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội.

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 12 Bài 28