Sơ đồ Chuỗi Giá Trị VSM | Trí Phúc

NỘI DUNG

Toggle
  • Mục đích của vẽ biểu đồ chuỗi giá trị
  • Tại sao phải sử dụng VSM
  • Các thuật ngữ thường sử dụng
  • Các bước vẽ sơ đồ chuỗi giá trị VSM
    • Lập nhóm VSM
    • Lựa chọn sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm vẽ biểu đồ chuỗi giá trị.
    • Thống nhất ký hiệu trên biểu đồ
    • Xác định nội dung và vị trí biểu diễn trên biểu đồ
    • Chọn các công đoạn để vẽ biểu đồ
    • Thể hiện các dòng thông tin trên biểu đồ
    • Thu thập dữ liệu theo ngày
    • Thực hiện kế hoạch
    • Điều chỉnh

Sơ đồ chuỗi giá trị VSM -Value Stream Mapping là một công cụ cơ bản của sản xuất tinh gọn. Thông qua việc vẽ được toàn bộ dòng giá trị của các hoạt động trong hệ thống hiện tại. Qua đó, giúp phát hiện  nơi không tạo ra giá trị. Từ đó nhận diện các hạng mục cần cải tiến trong quá trình sản xuất. Xây dựng VSM cần kết hợp những công cụ như Kanban, 5S, Kaizen.

Mục đích của vẽ biểu đồ chuỗi giá trị

  • Nắm bắt nguyên nhân lãng phí.
  • Giúp trực quan quá trình. (Đồ thị hóa dòng giá trị để ai cũng có thể nhìn thấy).
  • Xác định các hoạt động tạo giá trị và không tạo giá trị cho khách hàng.
  • Kết nối dòng thông tin và dòng vật liệu
  • Nền tảng để cải tiến (thấy được phải cải tiến ở đâu).
  • Chỉ ra các mối tương quan giữa các bước trong quá trình.
  • Xác định các vấn đề cần tinh gọn, các điểm trọng yếu
  • Phán đoán các bất thường của quá trình
  • Thiết kế sơ đồ chuỗi giá trị mới cho quá trình.
  • Tạo cơ sở cho việc ưu tiên áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn.
  • Hiểu yêu cầu của khách hàng.

Việc xây dựng một sơ đồ chuỗi giá trị trên thực tế rất phức tạp. Cần sự tham gia của tất cả các nhân viên trong quá trình sản xuất.

Mỗi công ty đều có mô hình sản xuất khác nhau nên việc lập Value stream mapping cũng không thể giống nhau. Tốt nhất nên cần tư vấn của những chuyên gia có kinh nghiệm.

Tại sao phải sử dụng VSM

Xây dựng phức tạp hơn so với các lưu đồ khác, nhưng hữu dụng hơn nhiều trong vệc nhận dạng và định lượng lãng phí. Đặc biệt về mặt thời gian và chi phí.

Các thuật ngữ thường sử dụng

Dòng giá trị bao gồm tất cả các yếu tố để tạo nên sản phẩm. từ nhận nguyên liệu đến khi phân phối đến khách hàng.

Các thuật ngữ về các hoạt động trong dòng giá trị

  • CVA (Customer Value Added) – Tạo giá trị cho khách hàng
  • NVA-R (Non-Value Added – Required) – Không tạo giá trị nhưng khách hàng yêu cầu.
  • NVA (Non-Value Added) – Không tạo giá trị cho khách hàng

Các bước vẽ sơ đồ chuỗi giá trị VSM

  • Lập nhóm VSM
  • Lựa chọn sản phẩm/dòng sản phẩm thể hiện trên biểu đồ.
  • Thống nhất ký hiệu trên biểu đồ.
  • Xác định nội dung à vị trí biểu diễn trên biểu đồ
  • Lựa chọn các công đoạn đưa vào biểu đồ.
  • Thể hiện các dòng thông tin trên biểu đồ.
  • Thu thập dữ liệu theo ngày
  • Lập dòng thời gian trên biểu đồ.
  • Phân tích biểu đồ.
  • Lập kế hoạch cải tiến
  • Thực hiện kế hoạch
  • Điều chỉnh

Lập nhóm VSM

Gồm các thành viên từ tất cả các phòng ban trong công ty. Cần một trưởng nhóm giúp kiểm tra dòng quy trình hàng ngày sau khi thực hiện VSM. Cũng như duy trì và cải tiến để đạt được sơ đồ chuỗi giá trị tương lai.

Lựa chọn sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm vẽ biểu đồ chuỗi giá trị.

Nhóm sản phẩm gồm nhiều sản phẩm có công đoạn xử lý giống nhau và nhiều thiết bị kết hợp. Doanh nghiệp nên chọn các sản phẩm chính có số lượng sản xuất nhiều. Có doanh thu cao hoặc các sản phẩm muốn phát triển bền vững trong tương lai.

Thời gian đầu nên chọn một sản phẩm hay nhóm sản phẩm để làm thí điểm. Sau khi thành công sẽ phát triển các sản phẩm khác.

Thống nhất ký hiệu trên biểu đồ

Dùng các ký hiệu để biểu thị thông tin

Xác định nội dung và vị trí biểu diễn trên biểu đồ

Bao gồm vị trí diễn tả các công đoạn, các dòng thông tin, dòng thời gian. Hạn chế sự giao nhau giữa các dòng vật chất, dòng thông tin, dòng thời gian.

Chọn các công đoạn để vẽ biểu đồ

Chọn các công đoạn chính của quy trình, gắn liền với hoạt động sản xuất, theo thứ tự. Đi từ nguyên liệu đến khách hàng hoặc chiều ngược lại.Thể hiện bằng một ô với mũi tên mô tả dòng vật chất đi vào và đi ra.

Thể hiện các dòng thông tin trên biểu đồ

Dòng thông tin được biểu hiện là tần suất nhận nguyên liệu, yêu cầu của khác hàng về số lượng hàng/thời gian.

Dòng thông tin này được bắt nguồn từ bộ phận lập kế hoạch sản xuất và phân bổ đến các bộ phận khác.

Cần tư vấn, đào tạo về Kaizen, cải tiến, Lean mời liên hệ với chúng tôi Tel 0919 099 777, Email tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Thu thập dữ liệu theo ngày

Lấy số liệu theo thực tế đang sản xuất, không sử dụng số liệu cũ bao gồm

  • Tồn kho của mỗi công đoạn
  • Thời gian tạo ra một sản phẩm (Cycle time)
  • Thời gian thay thế các chi tiết hỏng
  • Thời gian chạy máy.
  • Số người vận hành.
  • Số ca làm việc.
  • Tỉ lệ phế liệu.
  • Kích thước đóng gói.
  • Lượng hàng cần chuyển.

Lập dòng thời gian trên biểu đồ

Từ các số liệu thu được ở trên, tính toán

  •  Số lượng hàng lưu kho,
  • Tiến độ thực hiện 1 sản phẩm, nhịp sản xuất.

Phân tích biểu đồ

Nhìn vào biểu đồ giúp ta nhận các vấn đề có thể có của quy trình sản xuất.

  • Sự tồn kho quá mức cần thiết
  • Chu kỳ sản xuất sản phẩm dài.
  • Thời gian chạy máy thấp.
  • Hệ thống quản lý sản xuất chưa phù hợp.
  • Lượng thời gian thiết kế cho 1 công đoạn nào đó quá dài.
  • Chất lượng công việc thấp, nhiều việc phải thực hiện lại.

Lập kế hoạch cải tiến

  •  Liệt kê các danh sách cần cải tiến, các lãng phí cần loại bỏ. Nên có sự tham khảo từ các chuyên gia tư vấn cải tiến năng suất chất lượng để có một quá trình tối ưu.
  • Thảo luận và đưa ra các giải pháp cải tiến.
  • Xây dựng biểu đồ tương lai
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện và biện pháp theo dõi, kiểm soát.

Thực hiện kế hoạch

  • Truyền thông và đào tạo theo yêu cầu.
  • Theo dõi đánh giá công việc hàng ngày

Điều chỉnh

  • Đánh giá việc triển khai và kế quả đạt được
  • Đánh giá sự thay đổi và các ảnh hưởng liên quan
  • Xác định các khó khan phát sinh và giải pháp

Xem ví dụ về value stream mapping

Nhấn vào mũi tên 4 chiều để mở rộng toàn màn hình

Từ khóa » Sơ đồ Chuỗi Giá Trị Vsm