Sơ đồ Chuỗi Giá Trị VSM Và ứng Dụng? - Thuận Nhật

Sơ đồ chuỗi giá trị VSM và ứng dụng của VSM đối với sản xuất ra sao. Một số người vẫn hay nhầm tưởng là sơ đồ chuỗi giá trị VSM chỉ được dùng trong sản xuất, nhưng trong thực tế chúng còn được dùng cho các dịch vụ, chuỗi cung ứng, chăm sóc sức khỏe, hành chính,… Hãy cùng theo dõi để biết sơ đồ chuỗi giá trị VSM là gì nhé. 

1. Sơ đồ chuỗi giá trị VSM là gì?

Sơ đồ chuỗi giá trị VSM là gì?

Sơ đồ chuỗi giá trị VSM – Value Stream Mapping là một công cụ cơ bản lập bản đồ trực quan trong Lean giúp thể hiện trực quan luồng sản phẩm và luồng thông tin của quá trình sản xuất.

Mục đích của phương pháp này là xác định rõ các hoạt động làm tăng giá trị và các hoạt động không làm tăng giá trị. Phân tích trạng thái hiện tại và thiết kế trạng thái trong tương lai cho chuỗi các quy trình, công đoạn từ lúc khách hàng đặt hàng, đến lúc khách hàng nhận được sản phẩm, dịch vụ.

Đây là một trong các công cụ điển hình nhằm giảm thiểu lãng phí và cải tiến năng suất được ứng dụng trong Lean. Chúng thường được sư dụng trong các dự án cải tiến.

2. Lịch sử ra đời của VSM

Ban đầu VSM được nhắc đến với tên gọi là ‘Sơ đồ thể hiện luồng vật liệu” được đề cập trong cuốn sáng “ Installing Efficiency Methods”.

Sau đó, sơ đồ này được liên kết với hệ thống sản xuất Toyota ở Nhật Bản và tạo thành hệ thống sản xuất tinh gọn, mặc dù lúc đó nó chưa được gọi là Sơ đồ chuỗi giá trị.

Phải đến những năm 1990, khi phương thức sản xuất tinh gọn được sử dụng phổ biến hơn trên toàn thế giới với các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau thì lúc này “ Bản đồ luồng thông tin và vật liệu” mới được gọi là “ Bản đồ chuỗi giá trị’.

3. Tại sao cần lập sơ đồ chuỗi giá trị VSM

Tại sao cần lập sơ đồ chuỗi giá trị VSM

Sơ đồ chuỗi giá trị là một công cụ giao tiếp cũng như lập kế hoạch kinh doanh, chúng cho biết tầm nhìn và giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Doanh nghiệp sẽ biệt được thực trạng hiện tại lẫn thực trạng tương lai.

Ngoài ra, sơ đồ chuỗi giá trị VSM cũng giúp cho từng cá nhân và tập thể hiểu được vai trò công việc của mình, tăng sự gắn kết và cải thiện năng lực làm việc hơn.

Ta sẽ chia nhỏ từng ý, để phân tích ưu điểm mà sơ đồ chuỗi giá trị VSM đem lại để hiểu tại sao chúng ta cần sử dụng:

  • VSM mô phỏng hoạt động sản xuất kinh doanh từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một cách trực quan và dễ hiểu.
  • Giúp nắm bắt và loại bỏ lãng phí cũng như các nguyên nhân gây lãng phí trong sản xuất.
  • Xác định và loại bỏ các yếu tố không tạo ra giá trị.
  • Ngăn chặn và sửa đổi kịp thời những sai sót trong quá trình sản xuất.
  • Giúp cho việc vận hành trơn tru hơn nhờ kết nối dòng thông tin và vật liệu, cũng như phân tích mối tương quan giữa các khâu.
  • Giảm thời gian gián đoạn, chi phí phát sinh không đáng có.
  • Thúc đẩy năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. Các bước thực hiện sơ đồ giá trị VSM

Các bước thực hiện sơ đồ giá trị VSM

Một sơ đồ chuỗi giá trị VSM sẽ gồm có những bước sau:

Bước 1: Xác định chuỗi giá trị

Trước tiên bạn phải chọn một quá trình của một sản phẩm hoặc một dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang muốn cải tiến.

Bạn phải xác định phạm vi (điểm bắt đầu và điểm kết thúc) để doanh nghiệp có thể vẽ sơ đồ một cách hoàn chỉnh, từ đó nhìn ra được điểm tắc nghẽn và các bước lãng phí không tạo ra giá trị.

Doanh nghiệp nên chọn các sản phẩm chính có số lượng sản xuất nhiều. Có doanh thu cao hoặc các sản phẩm muốn phát triển bền vững trong tương lai.54

Thời gian đầu nên chọn một sản phẩm hay nhóm sản phẩm để làm thí điểm. Sau khi thành công sẽ phát triển các sản phẩm khác.

Bước 2: Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị VSM hiện tại

Để có thể tạo một sơ đồ giá trị hiện tại chính xác, bạn hãy tập hợp những nhóm người đại diện các bên liên quan trong quy trình lại. Ở vị trí người cố vấn và quản lý cấp cao của nhóm hoạch định sơ đồ chuỗi giá trị phải là người đã có kinh nghiệm và quen thuộc với các nguyên tắc của Lean.

Viết ra tất cả những nhiệm vụ bao gồm thời gian, chi phí, thời gian chờ,… Thủ tục nào không cần thiết thì loại bỏ. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng một bức tranh về hiệu suất trung bình cho toàn bộ quá trình.

Bước 3: Đánh giá hiện trạng

Ở bước này, cần phải phân tích từng hoạt động trong sơ đồ để biết được hoạt động này có tạo ra giá trị tăng hay không? Và có những lợi ích gì?

Theo đó, doanh nghiệp hãy trả lời 1 số câu hỏi sau:

  • Tại mỗi điểm trên sơ đồ, hãy đặt câu hỏi thảo luận: “Hoạt động này có làm tăng giá trị”?
  • Xác định các điểm bao gồm: Có và Không có giá trị gia tăng.
  • Xác định những điểm không có giá trị gia tăng nhưng cần thiết.

Bước 4: Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị VSM tương lai

Đây là hoạt động vẽ lại sơ đồ chuỗi giá trị VSM sau khi đã loại bỏ hết các lãng phí, sửa đổi sai sót, cải tiến quy trình theo hướng đã xác định ở bước 3.

Các thông tin của sơ đồ chuỗi giá trị tương lai hướng đến sự lý tưởng và tối ưu hóa trong sản xuất. Điều này giúp cho các sản phẩm tiếp theo được tạo ra có giá trị và chất lượng hơn so với sản phẩm trước đó, quy trình sản xuất ngày càng được tối ưu.

Bên cạnh việc cải tiến dựa trên sự rút kinh nghiệm từ thực tế, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các mô hình tinh gọn của các công ty khác, công ty đối thủ,.. hoặc xin ý kiến từ các chuyên gia quản lý chất lượng để thiết lập các cải cách phù hợp với hệ thống của mình.

Bước 5: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch

Tiến hành triển khai sơ đồ chuỗi giá trị VSM tương lai vào trong thực tế, có thể chia thành nhiều các phần và phân công cho các nhóm phụ trách, công việc được hoàn thành đúng yêu cầu và thời quy định.

Áp dụng đi kèm với các công cụ hiện đại như: 5S, Just in Time, Kaizen,…

Thiết lập cơ chế kiểm tra, theo dõi, giám sát các công đoạn, đảm bảo không để xảy ra sai sót.

Tiến hành đánh giá hệ thống và quy trình định kỳ, thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

5. Ứng dụng sơ đồ chuỗi giá trị VSM

Ứng dụng sơ đồ chuỗi giá trị VSM

Khi nhắc đến sơ đồ chuỗi giá trị VSM đa phần mọi người sẽ nghĩ chúng gắn liền với sản xuất. Công cụ VSM loại bỏ các chất thải trong quá trình sản xuất bằng cách phân tích từng bước xử lý nguyên liệu và dòng thông tin.

Tuy nhiên chúng được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực hơn mà có thể bạn chưa biết đến. Ví dụ:

  • Sử dụng cho môi trường học tập để phân tích và thiết kế các dòng ở cấp hệ thống.
  • Tham gia vào chuỗi cung ứng và hậu cần để loại bỏ đi sự chậm trễ và tốn kém.
  • Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, VSM giúp quá trình điều trị được cải thiện hơn, giảm chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả.
  • Trong lĩnh vực hành chính, VSM loại bỏ đi các thủ tục rườm rà, không cần thiết, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục.

>>> Xem thêm: Giải pháp nhà máy thông minh tại Việt Nam

Từ khóa » Sơ đồ Chuỗi Giá Trị Vsm