So Sánh Pháp Luật Cộng đồng ASEAN Với Công Pháp Quốc Tế Và ...

Tài liệu đại học Toggle navigation
  • Miễn phí (current)
  • Danh mục
    • Khoa học kỹ thuật
    • Công nghệ thông tin
    • Kinh tế, Tài chính, Kế toán
    • Văn hóa, Xã hội
    • Ngoại ngữ
    • Văn học, Báo chí
    • Kiến trúc, xây dựng
    • Sư phạm
    • Khoa học Tự nhiên
    • Luật
    • Y Dược, Công nghệ thực phẩm
    • Nông Lâm Thủy sản
    • Ôn thi Đại học, THPT
    • Đại cương
    • Tài liệu khác
    • Luận văn tổng hợp
    • Nông Lâm
    • Nông nghiệp
    • Luận văn luận án
    • Văn mẫu
  • Luận văn tổng hợp
  1. Home
  2. Luận văn tổng hợp
  3. so sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với Công pháp quốc tế và Luật liện minh châu âu
Trich dan so sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với Công pháp quốc tế và Luật liện minh châu âu - Pdf 34

A. ĐẶT VẤN ĐỀASEAN và Liên minh châu âu( EU) là hai tổ chức liên chính phủ thành công nhấttrên thế giới. Để hiểu rõ về hai tổ chức này, thì điều quan trọng là phải hiểu rõ đượcpháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các kĩnh vực khác nhau của haitổ chức này. Đều là tổ chức quốc tế - chủ thể của luật quốc tế, liệu pháp luật của hai tổchức này có giống nhau không, và có hoàn toàn giống với công pháp quốc tế không?Để tra lời câu hỏi này nhóm chúng tôi lựa chọn làm rõ đề tài “so sánh pháp luật cộngđồng ASEAN với Công pháp quốc tế và Luật liện minh châu âu”.B. NỘI DUNGI. Khái quát chung1. Khái quát chung về pháp luật cộng đồng ASEAN.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN do năm quốc gia thành viên sánglập trên cơ sở tuyên bố Bangkok (1967). Tới nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên.Tại hội nghị cấp cao lần thứ 9 năm 2003 đã thông qua Tuyên bố hòa hợp ASEAN chínhthức thành lập cộng đồng ASEAN. Việc thàh lập cộng đồng ASEAN có ý nghĩa quantrọng, đánh dấu bước trưởng thành và phát triển của ASEAN. Hoạt động của ASEANđược điều chỉnh bởi hệ thống phát luật của cộng đồng ASEAN.Pháp luật cộng đồng ASEAN được hiểu là là tổng thể các nguyên tắc và quyphạm pháp luật, do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ trongkhuôn khổ Cộng đồng ASEAN, phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị – an ninhvà văn hóa – xã hội (1).Như vậy, phạm vi điều chỉnh của pháp luật cộng đồng ASEAN là quan hệ cácgiữa các quốc gia trọng cộng đồng ASEAN phát sinh trong tất cả các lĩnh vực bao gồmkinh tế, chính trị, an ninh và văn hóa xã hội, do vậy, pháp luật Cộng đồng ASEANcũng được phân chia thành ba lĩnh vực chính: Luật Cộng đồng chính tri an ninh, Luậtcộng đồng kinh tế và luật Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN.2. Khái quát về công pháp quốc tế.Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật được quốcgia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyệnvà bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thểđó trong mội lĩnh vự của đời sống quốc tế (2).đó(4).II. So sánh Pháp luật cộng đồng ASEAN với Công pháp quốc tế.1. Điểm giống nhau giữa pháp luật cộng đồng ASEAN và Công pháp quốc tế.Là tổ chức quốc tế liên chính phủ - chủ thể của pháp luật quốc tế nên pháp luậtcộng đồng ASEAN và công pháp quốc tế có rất nhiều điểm giống nhau, thể hiện ởnhững khía cạnh sau:Thứ nhất: Về nguồn luật.2Nguồn luật là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyêntắc, quy phạm pháp luật. Cũng như công pháp quốc tế, pháp luật cộng đồng ASEANcũng có hai loại nguồn cơ bản là nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ hay nguồn phái sinh.Nguồn luật cơ bản chính là các điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế được hiểu là thỏathuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốctế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào thỏa thuận đó được ghi chéptrong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũngnhư không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó”(5). Các điều ước quốctế là nguồn của công pháp quốc tế cũng như của ASEAN được thể hiện ở những têngọi như hiến chương, hiệp ước, nghị định thư, tuyên bố,…. Nguồn cơ bản có giá trịpháp lí bắt buộc đối với các thành viên kí kết hoặc tham gia điều ước.Ngược lại nguồn bổ trợ của công pháp quốc tế cũng như của pháp luật cộngđồng ASEAN chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị pháp lí bắt buộc đối với cácchủ thể.Thứ hai: Về bản chất pháp luậtquy định cụ thể trong các Điều ước quốc tế.2. Điểm khác nhau giữa pháp luật Cộng đồng ASEAN với Cồng pháp quốc tế.Thứ nhất: Nguồn luậtNguồn luật của Công pháp quốc tế đa dạng hơn pháp luật công đồng ASEAN. Côngpháp quốc còn có nguồn cơ bản là tập quán quốc tế, còn pháp luật cộng đồng ASEANkhông có nguồn tập quán, bởi các quốc gia trong khu vực có các tập quán, điều kiệnkhác nhau do đó rất khó để tất cả các quốc gia đồng y sử dụng một tập quán nào làpháp luật có giá trị sử dụng bắt buộc. Ngoài ra, các nguồn bổ trợ của công pháp quốc tếđa dạng hơn pháp luật cộng đồng ASEAN. Ngoài một số nguồn như khuyến nghị,thông cáo báo chí,… thì công pháp quốc tế còn có một số nguồn bổ trợ như phán quyếtcủa tòa án, hành vi pháp lí đơn phương của quốc gia, các học thuyết pháp lí, nguyên tắcpháp luật chung,… Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa nguồn luật của pháp luậtcộng đồng ASEAN so với công pháp quốc tế. Điều này cũng dễ hiểu bởi ASEAN chỉ làmột chủ thể của luật quốc tế, còn công pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ pháp luật phátsinh giữa tất cả các chủ thể, phạm vi điều chỉnh của pháp luật rộng hơn và phức tạphơn.Thứ hai: cơ chế xây dựng pháp luậtLuật quốc tế được các chủ thể xây dựng nên bằng hai phương pháp: Thỏa thuậnrõ ràng minh bạch thông qua việc kí kết Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận ngầm địnhqua việc các chủ thể thừa nhận những quy tắc xử sự chung hình thành thực tiễn sinhhoạt quốc tế là những quy phạm quốc tế có tính bắt buộc chung.Pháp luật cộng đồng ASEAN: Các quốc gia thành viên ASEAN xây dựng phápluật trên cơ sở cơ chế tham vấn đồng thuận. Để ban hành ra pháp luật các quốc gia phảithảo luận, tham khảo kiến của nhau, sau đó mới đi đến quyết định. Các quyết định và4các văn bản pháp lí của ASEAN chỉ được ban hành trên cơ sở đồng ý của tất cả cácquốc gia thành viên.Thứ ba: Về cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật.pháp luật. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết thì vẫn có một số điểm khác nhau, do Công phápquốc tế có phạm vi cũng như đối tượng điều chỉnh rộng hơn, phức tạp hơn rất nhiều.III. So sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với Luật Liên minh châu Âu (EU).1. Điểm giống nhau giữa pháp luật Cộng đồng ASEAN với Luật EU.Về mặt bản chất, ASEAN và Liên minh châu Âu đều là tổ chức quốc tế liênchính phủ - chủ thể của Luật Quốc tế, do đó pháp luật của hai tổ chức này cũng cónhiều điểm giống nhau, đó chính là những điểm chung của pháp luật quốc tế. Điểmgiống nhau giữa pháp luật cộng đồng ASEAN và pháp luật EU thể hiện ở những điểmsau:Thứ nhất: Về nguồn luật.Cũng như Công pháp quốc tế, pháp luật ASEAN và pháp luật EU đều có hai loạinguồn chủ yếu đó là nguồn luật cơ bản và nguồn bổ trợ. Nguồn cơ bản chính là cácđiều ước quốc tế thành lập cũng như điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trongcác lĩnh vực khác nhau của hai tổ chức này, thể hiện dưới dạng các tên gọi khác nhaunhư Hiến chương, Hiệp ước, nghị định, tuyên bố, hiệp định,… Các điều ước quốc tếnày đều chứa đựng các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc chung đối với tất cả cácthành viên của hai tổ chức quốc tế này.Ngoài ra, giữa pháp luật cộng đồng ASEAN và Pháp luật EU có điểm giốngnhau về nguồn luật bổ trợ đó là đều có các loại nguồn như quy chế, khuyến nghị,…Tuy nhiên vị trí của loại nguồn này trong hai hệ thống pháp luật này không giống nhau.Thứ hai, về bản chất.Do đều là các tổ chức quốc tế - chủ thể của pháp luật quốc tế do đó pháp luậtASEAN và EU có một số điểm giống nhau về bản chất như công pháp quốc tế. Thểhiện ở điểm cả pháp luật của ASEAN và EU đều có bản chất là ý chí và thỏa thuận.Bản chất ý chí thể hiện ở việc, các quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng nên cácquy phạm pháp luật, và các nguyên tắc, các quy phạm được ban hành đều thể hiện ý chícủa các quốc gia thành viên. Các quốc gia gia nhập sau, chấp nhận kí vào các văn bảngia nhâp, tức là các quốc gia này chấp nhận các quy định của tổ chức, có chung ý chíliên kết của hai tổ chức này là khác nhau. Bởi những khác biệt trên mà pháp luật củahai tổ chức này có rất nhiều điểm khác nhau, thể hiện ở nguồn luật, bản chất pháp luật,việc xây dựng pháp luật cũng như thi hàng và các biện pháp đảm bảo thi hành phápluật.* Sự khác nhau về nguồn luật:Tuy đều có hai loại nguồn luật là nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ, nhưng vị trí, vaitrò của nguồn bổ trợ là khác nhau.Đối với pháp luật ASEAN, nguồn bổ trợ (nguồn phái sinh) bao gồm khuyến nghịcủa các nhóm đặc trách cấp cao, thông cáo báo chí của các thiết chế cộng đồng,… cácvăn bản này chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị bắt buộc chung đối với cácquốc gia thành viên.7Luật của liên minh châu âu lại hoàn toàn khác. Nguồn luật bổ trợ (phái sinh) củaEU bao gồm quy định, quyết định, chỉ thị, phán quyết của tòa án. Mặc dù là nguồn pháisinh nhưng chúng lại có giá trị bắt buộc, các chủ thể liên quan phải thi hành. Giá trị củacác văn bản pháp luật này cao hơn luật của các quốc gia, do đó khi có xung đột xảy rathì luật của liên minh sẽ được ưu tiên áp dụng.Ngoài điểm khác biệt trên, có thể thấy nguồn luật của liên minh châu âu có phầnđa dạng hơn. Thể hiện ở chỗ nguồn luật của liên minh châu âu có án lệ (phán quyết củatòa án) có giá trị bắt buộc thi hành chung, còn pháp luật của ASEAN không có loạinguồn này. Một số phán quyết của tòa án cộng đồng châu âu đã trở thành quy phạmpháp luât có giá trị bắt buộc như: Quy định giá trị pháp lý của pháp luật châu âu châuâu cao hơn nội luật được thừa nhận trong một phán quyết nổi tiếng là phán quyếtVanGendenloos (1963) và Costa cl ENEL (1964). Hay quy định đối với tòa án cộngđồng châu âu, pháp luật cộng đồng châu âu có giá trị pháp lý cao hơn toàn bộ pháp luậtcủa các nước thành viên, kể cả các quy phạm pháp luật hiến định được lấy từ phánquyết Hondelsgensellchaft quốc tế năm 1970 (7).* Sự khác biệt về bản chất pháp luật.Cộng đồng ASEAN dựa trên cơ chế tham vấn và đồng thuận. Theo đó các quyết địnhvà văn bản pháp lý của ASEAN chỉ được ban hành trên cơ sở sự đồng thuận của tất cảcác quốc gia thành viên. Để ban hành ra pháp luật, các nước thành viên phải tham giabàn bạc, đóng góp ý kiến, tham khảo lẫn nhau… để có thể đưa ra quyết định cuối cùng,quyết định này phải được sự đồng ý của tất cả các quốc gia thành viên.Cơ chế này hoàn toàn khác so với cơ chế ra quyết định và ban hành pháp luật củaLiên Minh Châu Âu. Pháp luật Liên Minh châu Âu chủ yếu được ban hành theo nguyêntắc đa số phiếu kép. Theo đó, quyết định được thông qua khi đa số các thành viên bỏphiếu thuận và số phiếu thuận đảm bảo đại diện cho đa số dân số của Liên minh.Cơ chế ban hành pháp luật của ASEAN có ưu điểm là đảm bảo quyền bình đẳngcủa các quốc gia trong khu vực, đảm bảo cho tất cả các quốc gia có thể bình đẳng vớinhau trong việc quyết định các vấn đề chung của cộng đồng, giúp ASEAN có thể tồntại và phát triển theo định hướng “thống nhất trong đa dạng”. Tuy nhiên việc ban hànhpháp luật trên cơ sở “đồng thuận” có một số điểm hạn chế, đó là quá trình thươnglượng để có sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên thường kéo dài rất lâu,thậm chí nhiều quyết định hoặc văn bản pháp luật không được thông qua khi tất cả cácquốc gia đồng ý nhưng chỉ một quốc gia không đồng ý, điều này có thể làm ảnh hưởngđến lợi ích của các quốc gia khác. Cơ chế ban hành pháp luật của Liên minh châu âu đãkhắc phục được hạn chế này. Việc ban hành pháp luật trên cơ sở nguyên tắc đa số phiếukép đã giúp cho các thỏa thuận, quyết định, hay văn bản pháp luật được thông quanhanh chóng.Ngoài ra, Cơ chế ban hành pháp luật cộng đồng ASEAN và Luật của Liên minhchâu âu còn có sự khác biệt ở cơ quan có thẩm quyền ban hành. Pháp luật cộng đồng9ASEAN không do một cơ quan cụ thể nào xây xựng, mà do tất cả các quốc gia thànhviên trực tiếp thảo luận và thông qua. Còn luật liên minh châu Âu được ban hành bởicác cơ quan có quyền lập pháp trong hệ thống thiết chế của EU. Ủy ban châu Âu là cơquan đề xuất các sáng kiến xây dựng pháp luật, trên cơ sở sáng kiến của Ủy ban châucủa các quốc gia thành viên, do đó khi xảy ra xung đột pháp luật, luật liên minh sẽ đượcưu tiên áp dụng (10).Ngoài ra, việc thực thi pháp luật thông qua các thiết chế pháp lý cũng có nhiềuđiểm khác nhau. Pháp luật cộng đồng ASEAN được thực hiện thông qua tất cả các thiếtchế, tuy nhiên vai trò của các thiết chế này trên thực tế không được thể hiện rõ. Còn đốivới Luật liên minh Châu Âu, vai trò thực thi pháp luật được quy định cụ thể, rõ ràng;các thiết chế của liên minh châu âu là cơ quan trực tiếp thực thi pháp luật.- Khác nhau trong cơ chế đảm bảo tuân thủ pháp luật:Tuân thủ pháp luật là việc các chủ thể của pháp luật thực hiện đúng theo các quyđịnh của pháp luật. Để đảm bảo các chủ thể thực hiện đúng các quy phạm pháp luật,pháp luật cộng đồng ASEAN và EU đều có cơ chế đảm bảo thực hiện, tuy nhiên cơ chếnày không giống nhau.Việc đảm bảo thực hiện pháp luật cộng đồng ASEAN được thể hiện thông quacác quy định của pháp luật quốc gia, các biện pháp chế tài cũng như hệ thống các cơquan cưỡng chế quốc gia; ngoài ra còn do các thiết chế chính trị của cộng đồngASEAN giám sát việc thực thi pháp luật. Tuy nhiên, cơ chế này không được quy địnhthống nhất trong một văn bản pháp luật của ASEAN mà được quy định ở hầu hết cácvăn bản pháp lý của ASEAN, từ Hiến chương ASEAN cho tới các văn bản hợp tácchuyên ngành. Mỗi văn bản pháp luật lại quy định các thủ tục giám sát khác nhau, tùythuộc vào từng lĩnh vực hợp tác cụ thể được quy định tại văn bản đó. Chính sự khôngtập trung và thống nhất này đã làm giảm hiệu quả giám sát thực thi pháp luật của Cộngđồng(11).Trong khi đó, chức năng giám sát thực thi pháp luật của Liên minh châu Âuđược giao cho Ủy ban châu Âu, với một thủ tục giám sát chặt chẽ và cụ thể. Ngoài ra,tòa án công lí liên minh châu âu còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cáctranh chấp cũng như đảm bảo thực hiện pháp luật. Do luật Liên minh châu Âu được ápdụng trực tiếp cho các quốc gia thành viên, nên cũng quy định trực tiếp các chế tàinhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật.IV. Đánh giá, nhận xét của nhóm:C. KẾT LUẬNQua việc so sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với Công pháp quốc tế và LuậtLiên minh châu âu đã giúp chung ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về các hệ thốngpháp luật này; đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu thêm về hai tổ chức quốc tế làASEAN và EU. Có thể thấy, giữa pháp luật cộng đồng ASEAN, công pháp quốc tế cónhiều điểm giống nhau, tuy có phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh hẹp hơn,những Pháp luật ASEAN chính là biểu hiện của công pháp quốc tế. Còn với Luật Liênminh châu âu, do có sự khác biệt giữa ASEAN và EU về nhiều điều kiện do đó phápluật của hai tổ chức này có rất nhiều điểm khác nhau.12CHÚ GIẢI:(1), (6), (11). Trường đại học Luật Hà Nội, khoa pháp luật Quốc tế - trung tâm luật châu Á –Thái Bình Dương, Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, Hà nội 2011(2). Trường đại học Luật Hà nội, giáo trình luật công pháp quốc tế, Nxb CAND, Hà nội2005.(3). “sources of EU law”. European Commission. Bản chính lưu trữ ngày 28 tháng 2năm 2008.(4),(9)(5)1415

Tải File Word Nhờ tải bản gốc Tài liệu, ebook tham khảo khác
  • hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quảng cáo so sánh trên cơ sở học hỏi pháp luật Liên minh Châu Âu
  • Chứng minh luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế
  • tóm tắt luận án tiến sĩ luật học bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nghiên cứu so sánh giữa pháp luật liên minh châu âu và việt nam
  • NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
  • Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
  • Tiểu luận bình luận cấu trúc nguồn của liên minh châu âu và chứng minh luật liên minh châu âu không phải là luật quốc gia cũng không phải là luật quốc tế
  • Đề cương môn học pháp luật Liên minh châu Âu
  • so sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với Công pháp quốc tế và Luật liện minh châu âu
  • so sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với Công pháp quốc tế và Luật liện minh châu âu
  • BTL pháp luật Liên minh châu Âu EU
  • Tiểu luận Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
  • Đề án Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ - Những rào cản thương mại khó tránh
  • Triển vọng, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ
  • Đề án Vai trò của doanh nghiệp, nhà nước, thương vụ ở nước ngoài trong việc thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
  • Tiểu luận Kế hoạch xuất khẩu 4000 tấn cà phê sang thị trường Mỹ
  • Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của chi nhánh công ty Thương Mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội - Tổng công ty Than Việt Nam
  • Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than tại Công ty Coalimex
  • Phát triển thị trường trong nước ở nước ta - Thực trạng và giải pháp
  • Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác giao dịch và hợp đồng xuất nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật - Bộ Thương mại ( Technoimport )
  • Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu với Lào
Hệ thống tự động tổng hợp link tải tài liệu, ebook miễn phí cho các bạn sinh viên tham khảo.

Học thêm

  • Nhờ tải tài liệu
  • Từ điển Nhật Việt online
  • Từ điển Hàn Việt online
  • Văn mẫu tuyển chọn
  • Tài liệu Cao học
  • Tài liệu tham khảo
  • Truyện Tiếng Anh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status

Top

Từ khóa » Cấu Trúc Nguồn Của Pháp Luật Cộng đồng Asean