Sở Trường Là Gì? Mẹo Ghi điểm Khi Phỏng Vấn Về Sở Trường - MPHR

Đa phần những ứng viên chưa có kinh nghiệm thường không xác định được sở trường là gì và thường lúng túng khi nhận được câu hỏi này từ nhà tuyển dụng. Tuy đây chỉ là một câu hỏi đơn giản nhưng không phải  ứng viên nào cũng biết cách trả lời để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Khi nói về những sở trường cá nhân, ứng viên cần cho thấy được sự tự tin của bản thân trước nhà tuyển dụng.

Khi đặt câu hỏi sở trường là gì cho các ứng viên, nhà tuyển dụng không chỉ muốn lắng nghe câu trả lời mà còn xem đây là một trong những căn cứ để đánh giá những kĩ năng mềm khác. Nếu bạn là một ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn hoặc chưa biết cách trả lời về sở trường bản thân như thế nào để ghi điểm với nhà tuyển dụng thì bài viết này chính là một gợi ý mà bạn không thể bỏ qua.

Thư mục

  • 1 Sở trường là gì? Sở trường tiếng Anh là gì?
  • 2 Các loại sở trường bản thân mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm
  • 3 Cách xác định khả năng sở trường công tác là gì?
  • 4 Mẹo ghi điểm tuyệt đối khi được hỏi Sở trường là gì?
  • 5 Cách trình bày sở trường cá nhân trong CV xin việc
  • 6 Một số ví dụ về sở trường của bản thân thường gặp

Sở trường là gì? Sở trường tiếng Anh là gì?

Sở trường có tên gọi trong tiếng Anh là Strong Point hoặc Forte. Sở trường được dùng để nói về điểm mạnh, thế mạnh hoặc những yếu tố mang tính tích cực của cá nhân, bản thân mỗi người.

Sở trường là gì? Sở trường tiếng Anh là gì?

Bên cạnh kĩ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến sở trường của ứng viên

Sở trường sở thích cá nhân chính là điểm mạnh về một lĩnh vực nhất định. Lĩnh vực đó của họ có thể. Ở lĩnh vực đó, họ có sự thông thạo, am hiểu chi tiết nhất và dành thời gian cho nó. Lĩnh vực đó có thể là âm nhạc, hội họa, thể thao, nấu ăn…

Sở đoản là gì

Các loại sở trường bản thân mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm

Những sở trường thường gặp của mỗi nhân viên có thể ở các lĩnh vực khác nhau về đời sống, xã hội hay sở trường xuất phát từ sở thích cá nhân. Sau khi đã hiểu rõ khái niệm Sở trường là gì, ngay bây giờ hãy cùng MPHR tìm hiểu một số các sở trường cá nhân mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hiện nay nhé.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề chính là một trong những sở trường trong sơ yếu lý lịch đầu tiên mà nhà tuyển dụng tìm kiếm. Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề giúp cho ứng viên dễ dàng tiếp nhận công việc và giải quyết nó một cách tốt nhất. Những kỹ năng này đa phần không được đào tạo một cách bài bản mà đòi hỏi quá trình rèn luyện, quan sát. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp cho ứng viên xây dựng nền tảng cá nhân để đạt đến thành công một cách dễ dàng hơn.

Kỹ năng giao tiếp

Rèn luyện kĩ năng giao tiếp giúp cho ứng viên dễ dàng thu hút nhà tuyển dụng hơn. Dù là bất kể ngành nghề nào cũng cần đến kĩ năng giao tiếp. Mỗi chúng ta đều cần giao tiếp hằng ngày để thấu hiểu và chia sẻ với đồng nghiệp, khách hàng hay đối tác. Vì thế, việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp và tương tác qua lại giúp bạn tạo nên những cuộc trò chuyện thú vị, có ý nghĩa. Giao tiếp tốt chính là lợi thế tạo nên sự khác biệt đáng kể giữa bạn và những ứng viên khác.

Các loại sở trường bản thân mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm

Năng lực sở trường là gì? Kĩ năng giao tiếp là một trong những sở trường mà nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cần rèn luyện

Tinh thần đồng đội

Dù làm việc ở bất cứ tổ chức nào thì bạn cũng cần xây dựng tinh thần làm việc và gắn kết đồng đội. Bạn không chỉ cần có kĩ năng chuyên môn mà cần biết cách tận dụng sức mạnh của tập thể để cải thiện công việc và hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng cao nhất.

Kỹ năng kỹ thuật

Nhiều người thường bỏ qua sở trường về kỹ thuật của mình mà không biết rằng đây cũng là kĩ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Kỹ năng về kỹ thuật quyết định đến chất lượng và tiến độ thực hiện công việc. Kĩ năng chuyên môn giúp cho ứng viên giải quyết công việc hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn nhất – điều mà các nhà tuyển dụng kì vọng ở ứng viên của mình.

Sự linh hoạt

Sở trường và sở thích cá nhân được tích hợp một cách linh hoạt chính là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vốn dĩ mọi sự việc xung quanh đều luôn vận động không ngừng. Bởi thế, bạn cũng cần phải thích nghi với sự vận động đó. Ứng viên không chỉ cần thích nghi mà cần phải linh hoạt thay đổi để tạo ra sự linh hoạt trong môi trường làm việc của mình.

Luôn là chính mình

Không quá khó để nhà tuyển dụng nhìn ra được rằng bạn đang nói thật hay nói dối về sở trường của mình. Vì thế, luôn là chính mình trong buổi phỏng vấn, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự chân thật trong câu trả lời của bạn. Nhà tuyển dụng cũng muốn đưa về cho doanh nghiệp những ứng viên thành thật hơn là luôn nghĩ cách để lấp liếm trong công việc của mình.

Cách xác định khả năng sở trường công tác là gì?

Khi tìm hiểu về sở trường là gì, nhất định các bạn cần phải xác định được khả năng sở trường sở thích cá nhân của bản thân. Để xác định khả năng sở trường công tác của bản thân, bạn có thể dựa theo một số yếu tố sau:

Làm trắc nghiệm về tính cách

Một số bài trắc nghiệm tính cách được xây dựng giúp bạn tự đánh giá được năng lực, kĩ năng của bản thân. Bạn hãy thử thực hiện chúng để hiểu rõ về những kỹ năng mà mình đang có được cũng như thiên hướng nghề nghiệp mà các chuyên gia gợi ý cho bạn.

Cách xác định khả năng sở trường công tác là gì?

Có nhiều cách khác nhau để bạn xác định sở của bản thân

Tham khảo từ mọi người xung quanh

Đôi khi chính bản thân bạn chưa thể nhìn thấy hết được năng lực của mình mà chính những người xung quanh như: bạn bè, đồng nghiệp, người thân… Họ sẽ giúp bạn đánh giá và có những đóng góp để bạn tự hoàn thiện hơn nữa.

Cảm nhận từ chính bản thân

Hãy dành thời gian để tự khám phá nhìn nhận năng lực của bản thân mình để có những định hướng tương lai tốt nhất. Bạn cũng nên tận dụng sở trường của bản thân để phục vụ cho học tập, công tác một cách tốt nhất.

Tăng sự trải nghiệm nhiều hơn

Tận dụng cơ hội khác nhau trong cuộc sống để khám phá bản thân và phát huy sở trường của mình chính là điều mà bạn không nên bỏ qua. Vậy tìm hiểu sở trường cá nhân ở lĩnh vực nào giúp bạn phát triển tốt hơn?. Bạn cũng có thể tham gia các khóa học, tham gia cùng với các hội nhóm cùng sở thích sẽ giúp bạn có nhiều trải nghiệm tốt hơn.

Mẹo ghi điểm tuyệt đối khi được hỏi Sở trường là gì?

Phần lớn ứng viên trong các buổi phỏng vấn đều nhận được câu hỏi: “Sở trường là gì?”. Mặc dù đây là câu hỏi phổ biến nhưng không phải ứng viên nào cũng đưa ra được đáp án có thể ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Câu trả lời vừa cần đảm bảo trung thực vừa tạo được niềm tin với nhà tuyển dụng. 

Mẹo ghi điểm tuyệt đối khi được hỏi Sở trường là gì?

Trả lời về sở trường của bản thân cũng là cách để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí mà doanh nghiệp đang cần trong hoạt động Recruitment (tuyển dụng). Sở trường sở đoản của bạn từ thời điểm trước đó cần được chú ý trong hiện tại. Vì thế, hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đã sẵn sàng vận dụng sở trường của mình để nâng cao chất lượng công việc mà bạn sẽ tiếp nhận.

Một mẹo nhỏ giúp bạn ghi điểm khi trả lời câu hỏi này là không nên liệt kê quá nhiều sở trường mà thay vào đó hãy tập trung nói về những sở trường liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Cách trình bày sở trường cá nhân trong CV xin việc

Hãy trả lời trong CV của bạn câu hỏi sở trường là gì một cách tinh tế và thuyết phục nhất. Nên dùng từ ngữ đơn giản và chú ý trình bày CV thật nổi bật. Bạn có thể viết về những kỹ năng của mình như:

  • Kỹ năng chuyên môn: Bạn nên tìm hiểu kĩ bản mô tả công việc để từ đó trình bày CV của mình hướng về những kĩ năng chuyên môn mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
  • Kỹ năng mềm: Một vài kĩ năng bổ sung khác như teamwork, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp… chính là điểm mạnh giúp CV của bạn nổi bật giữa hàng trăm CV khác.
  • Một số sở trường bổ sung: Nhiều nhà tuyển dụng thường ưu tiên tìm kiếm ứng viên có một tài lẻ nổi bật nào đó phù hợp với doanh nghiệp của họ. Vì thế, hãy thật khéo léo khi đưa thông tin về những tài năng này vào CV của bạn.

Cách trình bày sở trường cá nhân trong CV xin việc

Hãy chú ý tìm hiểu và trình bày điểm mạnh của bản thân trong CV sao cho thật ấn tượng

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một vài kĩ năng khác như: đàm phán, lắng nghe,… và đặc biệt là những dẫn chứng về sản phẩm cụ thể để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ cá nhân của bạn.

Một số ví dụ về sở trường của bản thân thường gặp

Phần cuối cùng trong chủ đề về “Sở trường là gì“, chúng ta hãy cùng đưa ra một vài ví dụ về sở trường của bản thân thường thấy như: 

  • Tính hòa nhập: Hòa nhập vào môi trường mới, văn hóa mới, đồng nghiệp mới và thể hiện sự thân thiện thì mọi công việc hàng ngày của bạn cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Chăm chỉ: Nỗ lực không ngừng nghỉ để hoàn thành tốt mọi công việc, cho dù là việc nhỏ nhất chính là cách mà bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. 
  • Tinh thần tích cực trong mọi hoàn cảnh: Nguồn năng lượng tích cực mà bạn mang đến  trong công việc và cuộc sống của mình chính là điểm mạnh mà bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy. Biểu hiện cụ thể nhất của thái độ tích cực chính là luôn có niềm tin “thất bại là mẹ thành công”.
  • Cẩn trọng trong công việc: Khi thực hiện bất kể vấn đề gì bạn cũng nên cẩn trọng và có sự đo lường kĩ lưỡng. Sự cẩn trọng của bạn cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bàn giao bất kể công việc gì.
  • Tạo cảm xúc tốt: Sẽ thật tuyệt vời nếu trong phòng ban của bạn luôn được tái tạo năng lượng với những cảm xúc tích cực. Việc tạo ra cảm xúc tốt không chỉ giúp bản thân bạn có thêm niềm hứng thú với công việc mà còn giúp team gắn kết với nhau hơn.

Tinh thần trách nhiệm là gì

Trên đây là một vài ví dụ cụ thể để bạn đọc hiểu rõ hơn sở trường là gì. Có thể thấy, ứng viên cần xác định được sở trường của bản thân và trả lời với nhà tuyển dụng sao cho ấn tượng. Bài viết cũng gợi ý cho bạn một số cách để phát triển sở trường của bản thân, bổ sung cho kĩ năng nghề nghiệp.

Đặc biệt, bạn cần biết cách lựa chọn để trả lời về sở trường cũng như cách để trình bày về sở trường của bản thân trong bản CV sao cho ấn tượng nhất. Hãy lưu ý đến câu hỏi: Sở trường là gì?” từ phía nhà tuyển dụng.  Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây, quý độc giả có thể “bỏ túi” thêm những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho quá trình phỏng vấn và hoạt động nghề nghiệp của bản thân khi.

Từ khóa » Từ đồng Nghĩa Với Sở Trường Là Gì