Sử Dụng Tỏi đen đúng Cách để Không Phản Tác Dụng

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Cách sử dụng tỏi đen hiệu quả, đúng cách. Ai không nên dùng tỏi đen?
Cách sử dụng tỏi đen hiệu quả, đúng cách. Ai không nên dùng tỏi đen? Cập nhật: 01/09/2024 Lượt xem: 1401 Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ Trần Mạnh Đạt

Chuyên khoa: Dược

Dược sĩ Trần Mạnh Đạt, khoa Dược tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn hiện là dược sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Tỏi đen được biết đến như một “thần dược” tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách không những lãng phí lợi ích mà còn gây hại cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu cách ăn tỏi đen đúng cách, hiệu quả và những lưu ý cần biết khi dùng qua bài viết dưới đây nhé.

Tỏi đen là gì? Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen

Tỏi đen là kết quả của quá trình lên men tỏi trắng ở nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ trong thời gian từ 3 đến 4 tuần. Trong quá trình này, các axit amin và đường khử trải qua phản ứng Maillard mang lại cho tỏi màu sẫm, có vị ngọt, kết cấu dai, hương vị và mùi thơm đặc trưng, không hoặc ít có mùi hăng nên dễ ăn hơn tỏi tươi.

Đồng thời, tỏi đen còn tăng thêm giá trị dinh dưỡng, chứa một lượng chất chống oxy hóa cô đặc nhiều hơn. Hơn nữa, tỏi đen cũng có lượng calo, chất béo, chất xơ, natri và sắt cao hơn, ít carbohydrate và vitamin C so với tỏi tươi.[1]

1Tỏi đen có tác dụng gì?

Tỏi đen có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:[1]

  • Tăng cường miễn dịch, sức đề kháng: Tương tự như tỏi tươi thông thường đã được biết đến với khả năng ngăn ngừa nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Tỏi đen giúp làm gia tăng hoạt tính của các dược chất. Allicin là một loại axit amin trong tỏi đã lên men có khả năng tiêu diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn.
  • Cải thiện sức khỏe não bộ: Tỏi đen giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm viêm và hỗ trợ ngăn ngừa các tình trạng nhận thức như chứng mất trí, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
  • Cải thiện chỉ số mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch: Chiết xuất tỏi đen không chỉ có hiệu quả trong việc hạ thấp mức cholesterol và triglyceride mà còn có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu năm 2009 cũng nhận định rằng hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong tỏi đen hữu ích trong việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường như suy thận mạn, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,...[2]
  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Nhờ vào hợp chất S-allylcysteine trong tỏi được lên men có khả năng ức chế một số dòng tế bào ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng, trực tràng, ung thư vú,...[3][4]
  • Bảo vệ tế bào gan: Việc tiêu thụ tỏi đen đều đặn và đúng cách có thể giúp bảo vệ tế bào gan, đặc biệt hiệu quả đối với người bị xơ gan hay viêm gan. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của tỏi đen trong việc hỗ trợ phục hồi chức năng gan.
  • Giảm đau, viêm khớp: Không chỉ vậy, tỏi đen còn giúp giảm đau, tiêu viêm, đặc biệt là ở các khớp. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường chức năng của cơ bắp sau chấn thương, giúp cơ thể linh hoạt và khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Tỏi đen là gì? 12 tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe

Tỏi đen có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tỏi đen có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

2Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng tỏi đen

Tỏi đen là thành phần tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có thể mang đến một số tác dụng tiêu cực trong một số trường hợp.[5]

  • Phản ứng dị ứng: Một phụ nữ đã mắc bệnh viêm phổi do phản ứng dị ứng khởi phát muộn khi sử dụng tỏi đen.
  • Tính chất làm loãng máu: Sử dụng tỏi đen với số lượng lớn có thể gây ra tác dụng chống đông máu. Do đó có thể gây ra vấn đề cho một số người đã mắc vấn đề về đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu, chảy máu quá nhiều sau phẫu thuật,...
  • Tương tác với các loại thuốc khác: Tỏi đen có thể làm tăng hoặc tương tác với các loại thuốc khác như thuốc làm loãng máu, thuốc huyết áp và thuốc điều trị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
  • Tác dụng phụ khác: Ăn quá nhiều tỏi có thể gây hôi miệng, da có mùi và đau dạ dày.

Ăn quá nhiều tỏi có thể gây hôi miệng

Ăn quá nhiều tỏi có thể gây hôi miệng

3Hướng dẫn cách sử dụng tỏi đen đúng cách

Nên ăn tỏi đen vào lúc nào?

Để đạt được lợi ích tối đa, bạn có thể ăn 2 đến 3 tép tỏi đen vào buổi sáng. Tỏi đen có thể được thêm vào các loại súp, hầm như một gia vị để tăng mùi thơm và hương vị đặc trưng.[6]

Bạn nên ăn 2 đến 3 tép tỏi đen vào buổi sáng để mang lại lợi ích tối ưu

Bạn nên ăn 2 đến 3 tép tỏi đen vào buổi sáng để mang lại lợi ích tối ưu

Nên ăn bao nhiêu tỏi đen mỗi ngày?

Các bác sĩ khuyến cáo mọi người muốn sử dụng tỏi đen thường xuyên để chăm sóc sức khỏe chỉ nên dùng 1 - 3 củ tỏi đen cô đơn ( khoảng 3 - 5 gram) mỗi ngày. Không dùng nhiều hơn để tránh gặp phải các phản ứng ngược, tác dụng phụ không cần thiết.[6]

Mỗi người chỉ nên dùng 1 - 3 củ tỏi đen cô đơn (khoảng 3 - 5 gram) mỗi ngày

Mỗi người chỉ nên dùng 1 - 3 củ tỏi đen cô đơn (khoảng 3 - 5 gram) mỗi ngày

Tỏi đen dùng bao lâu thì ngừng?

Thông thường, cơ thể sau khi dùng tỏi đen trong vòng 1 tháng có thể nhận thấy được những thay đổi theo chiều hướng tích cực, đồng thời sức khoẻ cũng tiến triển tốt hơn.

Đối với một số trường hợp, thời gian sử dụng tỏi đen cũng có sự khác biệt [7]:

  • Lạc nội mạc tử cung: Bạn có thể sử dụng tỏi hằng ngày trong 3 tháng giúp cải thiện cơn đau.
  • Bệnh tiểu đường: Để tỏi phát huy tác dụng hỗ trợ điều trị, người bệnh nên kiên trì sử dụng tỏi trong ít nhất 3 tháng. Điều này giúp ổn định lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe lâu dài.
  • Nồng độ cholesterol cao hoặc tăng lipid máu: Uống tỏi hằng ngày trong ít nhất 8 tuần có thể làm giảm tổng lượng cholesterol và LDL.
  • Viêm nha chu: Uống chiết xuất tỏi 2 lần/ngày trong 18 tháng giúp cải thiện sức khỏe nướu ở những người bị viêm nha chu nhẹ hoặc trung bình.

Sử dụng tỏi đen trong vòng 1 tháng nhận thấy cơ thể có những thay đổi tích cực

Sử dụng tỏi đen trong vòng 1 tháng nhận thấy cơ thể có những thay đổi tích cực

Một số đối tượng không nên ăn tỏi đen

Mặc dù tỏi đen có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên việc sử dụng vẫn hạn chế đối với một số đối tượng như:[8]

  • Người dị ứng với tỏi: Tỏi là một chất gây dị ứng loại I với các triệu chứng trên đường tiêu hóa, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay, hen suyễn hoặc thậm chí là sốc phản vệ.
  • Người có vấn đề về đường tiêu hoá: Tiêu thụ tỏi có thể gây ra tình trạng ợ nóng ở những người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là khi bụng đói.
  • Người có dạ dày nhạy cảm: Tỏi chứa fructan - một loại axit có thể gây kích ứng và viêm niêm mạc thực quản nên không phù hợp với những người có dạ dày hoặc hệ tiêu hóa nhạy cảm.
  • Người đang dùng thuốc chống đông: Tiêu thụ tỏi là tính chất làm loãng máu nên những người đang dùng thuốc chống đông không nên sử dụng.[9]
  • Người có kế hoạch phẫu thuật: Tỏi có thể kéo dài thời gian chảy máu, thay đổi huyết áp cũng như làm giảm lượng đường trong máu. Do đó bạn nên ngừng ăn tỏi từ 7 đến 10 ngày trước bất kỳ cuộc phẫu thuật nào.[9]
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú: Ajoene trong tỏi có khả năng ức chế sự hình thành tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu trong khi sinh, đặc biệt là khi sinh mổ. Hơn nữa, tiêu thụ tỏi trong quá trình mang thai còn làm trầm trọng thêm nguy cơ ợ ​​nóng do sự kết hợp của thay đổi hormone và áp lực vật lý từ thai nhi.[10]

Người có vấn đề về đường tiêu hoá không nên tiêu thụ tỏi đen

Người có vấn đề về đường tiêu hoá không nên tiêu thụ tỏi đen

4Các bài thuốc với tỏi đen tốt cho sức khỏe

Sử dụng trực tiếp tỏi đen

Tỏi đen có vị ngọt và bùi, khá dễ ăn. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng trực tiếp tỏi đen nguyên chất từ 1 đến 3 củ mỗi ngày. Đồng thời, bạn cũng nên tránh dùng kèm với đường hay các loại gia vị khác để hạn chế những phản ứng ngoài ý muốn.[11]

Tỏi đen có vị ngọt và bùi, khá dễ ăn nên có thể sử dụng trực tiếp

Tỏi đen có vị ngọt và bùi, khá dễ ăn nên có thể sử dụng trực tiếp

Tỏi đen ngâm rượu

Tỏi đen có thể đem ngâm với rượu giúp bảo quản được lâu hơn. Đồng thời cách làm này còn giúp các hoạt chất trong tỏi có thể phát huy được tối đa hiệu quả.

Cách ngâm tỏi đen với rượu:[11]

  • Lột sạch vỏ 100g tỏi, cho vào 1 lọ thủy tinh sạch.
  • Đổ ngâm tỏi với 1 lít rượu nếp trắng trên 45 độ trong ít nhất 1 tuần.
  • Sau đó, sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 – 2 ly nhỏ (khoảng 50ml) rượu tỏi trong bữa ăn sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh tật.

Tỏi đen có thể đem ngâm với rượu giúp bảo quản được lâu hơn

Tỏi đen có thể đem ngâm với rượu giúp bảo quản được lâu hơn

Tỏi đen ngâm mật ong

Một cách sử dụng khác của tỏi đen là ngâm với mật ong. Việc ngâm chung với mật ong có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật hiệu quả hơn.

Cách ngâm tỏi đen với mật ong:[11]

  • Chuẩn bị tỏi đen đã được làm sạch vỏ, cho nguyên củ vào hũ thủy tinh khô và sạch.
  • Cho mật ong nguyên chất vào hũ thủy tinh với liều lượng cứ 10 củ tỏi cần dùng 100ml mật ong.
  • Đậy kín miệng hũ, để nơi thoáng mát.
  • Bạn có thể sử dụng sau khoảng 3 tuần ngâm, mỗi ngày ăn 1 – 2 củ tỏi kết hợp uống 1 thìa mật ong.

Một cách sử dụng khác của tỏi đen là ngâm với mật ong

Một cách sử dụng khác của tỏi đen là ngâm với mật ong

Xem thêm:

  • Ăn tỏi nhiều có sao không? 8 tác hại của tỏi bạn không nên xem thường
  • 17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về những hiệu quả mà tỏi đen mang lại cho sức khỏe cũng như cách sử dụng tốt nhất. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Are Black Garlic Benefits Even More than Raw Garlic?

    https://draxe.com/nutrition/black-garlic/

    Ngày tham khảo:

    06/09/2024

  2. Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitus

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2788179/

    Ngày tham khảo:

    06/09/2024

Xem thêm

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

https://giadinhmoi.vn/cach-su-dung-toi-den-hieu-qua-dung-cach-ai-khong-nen-dung-toi-den-d88200.html

Từ khoá: tỏi đen ăn lúc nào tốt nhất cách ăn tỏi đen đúng cách cách sử dụng tỏi đen cách ăn tỏi đen ăn tỏi đen đúng cách Banner đầu bài tin - Laroche-possay-T11Banner đầu bài tin - Springleaf T11Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • (29/11 - 01/12) Ngập deal khuyến mãi - Giờ vàng giá shock

    (29/11 - 01/12) Ngập deal khuyến mãi - Giờ vàng giá shock

    2 ngày trước
  • Natri benzoat là gì? Tác dụng, liều dùng và độc tính ra sao?

    Sử dụng thuốc an toàn

    Natri benzoat là gì? Tác dụng, liều dùng và độc tính ra sao?

    Dược sĩ Nguyễn Minh Quý

    3 ngày trước
  • Giới thiệu thuốc Glotadol Power giảm cơn đau nặng an toàn, hiệu quả

    Giới thiệu thuốc Glotadol Power giảm cơn đau nặng an toàn, hiệu quả

    4 ngày trước
  • (26/11 - 30/11) BLACK FRIDAY SĂN DEAL GIẢM SỐC ĐẾN 50%

    (26/11 - 30/11) BLACK FRIDAY SĂN DEAL GIẢM SỐC ĐẾN 50%

    5 ngày trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Tỏi đen