Tỏi đen Có Tác Dụng Gì? - 13 Công Dụng Không Phải Ai Cũng Biết

Tỏi đen được biết đến là một vị thuốc quý, một loại “thực phẩm vàng” cho sức khỏe. Đó cũng chính là lý do khiến không ít người tìm mua hoặc tự làm tại nhà loại tỏi này. Vậy tỏi đen có tác dụng gì, cách sử dụng và lưu ý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

4.9/5 - (72 bình chọn)
  1. 1. Tỏi đen là gì?
  2. 2. Tác dụng của tỏi đen
    1. 2.1. Chữa gout bằng tỏi đen
    2. 2.2. Chống oxy hóa
    3. 2.3. Kiểm soát lượng đường trong máu
    4. 2.4. Tỏi đen bảo vệ tim mạch
    5. 2.5. Cải thiện chức năng gan
    6. 2.6. Bảo vệ sức khỏe não bộ
    7. 2.7. Tỏi đen làm giảm viêm khớp, đau cơ
    8. 2.8. Tốt cho da
    9. 2.9. Điều trị các vấn đề về hô hấp
    10. 2.10. Chống ung thư
    11. 2.11. Giảm căng thẳng
    12. 2.12. Tăng khả năng miễn dịch
    13. 2.13. Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể
  3. 3. Ai không nên dùng tỏi đen
  4. 4. Cách làm tỏi đen tại nhà
  5. 5. Cách dùng tỏi đen
    1. 5.1. Ăn trực tiếp
    2. 5.2. Uống nước ép tỏi đen
    3. 5.3. Tỏi đen ngâm mật ong
    4. 5.4. Tỏi đen ngâm rượu
    5. 5.5. Sử dụng như một loại gia vị
  6. 6. Lưu ý khi sử dụng 

1. Tỏi đen là gì?

Tỏi đen là tỏi tươi được lên men sau một khoảng thời gian trong điều kiện nhiệt độ từ 60 – 90 độ C và độ ẩm từ 80 – 90%. Lúc này tỏi sẽ chuyển thành màu đen.

Không có mùi vị khó chịu như tỏi trắng, tỏi đen có mùi thơm, vị ngọt thanh, mềm dẻo. Đặc biệt, tỏi đen có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với tỏi trắng.

  • Axit amin dễ hấp thụ cao gấp 311%
  • Hàm lượng Carbohydrate tăng từ 28,7% lên 47,9%
  • Polyphenol tăng từ 0,08 – 0,1% lên 0,5 – 2%
  • Hàm lượng canxi, sắt, magie, kẽm, selen, vitamin B1, B6 tăng
  • Xuất hiện các hợp chất S-Allyl-S-Cysteine, Alliin, Isoalliin, Methionin, Cycloalliin, các dẫn chất của Cysteine, dẫn chất Tetrahydro-Β-Carboline
tỏi đen

Tỏi đen có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với tỏi trắng

2. Tác dụng của tỏi đen

Tỏi đen mang tới nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe. Sau đây là 13 tác dụng không ngờ.

2.1. Chữa gout bằng tỏi đen

Trong tỏi đen chứa nhiều chất kháng viêm như lycosides, alkaloids, flavone ức chế quá trình hình thành axit uric trong máu, giảm khả năng tích tụ tinh thể urat tại khớp. Lượng kali trong loại tỏi này có tác dụng lợi tiểu. Nhờ đó sẽ tăng đào thải axit uric qua đường nước tiểu. Nếu dùng tỏi đen chữa gout thì sau 2 tuần sử dụng bạn hãy kiểm tra nồng độ axit uric máu.

"Chữa

>>Xem thêm: Bệnh gout – Nắm rõ thông tin để không bỏ lỡ “thời gian vàng” trong điều trị

2.2. Chống oxy hóa

Các hợp chất chống oxy hóa alkaloid và flavonoid được tạo ra trong quá trình lên men tỏi trắng. Hàm lượng các chất này đạt cao nhất ở ngày lên men thứ 21. Chúng có tác dụng chống lại tổn thương tế bào trong quá trình lão hóa của cơ thể.

2.3. Kiểm soát lượng đường trong máu

Tỏi đen chứa nhiều hoạt chất giúp kiểm soát đường huyết. Trong đó, S-methyl cysteine sulfoxide, S-allyl cysteine sulfoxide  và allyl disulfide ngăn chặn phá hủy insulin. Các alkaloid làm giảm lượng đường trong máu. Isoleucine cung cấp năng lượng cho tế bào góp phần giữ lượng đường ở mức ổn định. Theo Pubmed, loại tỏi này thậm chí có thể ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ tiến triển.

2.4. Tỏi đen bảo vệ tim mạch

Nó có thể làm giảm mức cholesterol toàn phần, cholesterol xấu đồng thời tăng cholesterol tốt.

Lysine trong tỏi giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Trong tỏi cũng chứa Arginie. Khi đi vào cơ thể acid amin này sẽ chuyển hóa thành nitrric oxide – chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện lưu lượng máu, phòng chống bệnh động mạch vành, tắc động mạch.

2.5. Cải thiện chức năng gan

Nếu cần thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ trong gan thì tỏi đen chính là một lựa chọn. Vì nó chứa methionine và threonine giúp hòa tan phospho lipid. Khả năng chống oxy hóa của nó cũng giúp cải thiện chức năng gan trong trường hợp gan bị tổn thương do rượu.

2.6. Bảo vệ sức khỏe não bộ

Theo nhiều nghiên cứu, loại tỏi này giúp giảm chứng viêm não do beta amyloid – một trong những nguyên nhân gây bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó là khả năng ngăn chặn quá trình gây suy giảm trí nhớ, cải thiện trí nhớ ngắn hạn.

2.7. Tỏi đen làm giảm viêm khớp, đau cơ

Những người bị viêm khớp, đau cơ cũng được khuyên dùng loại tỏi này. Do đặc tính tiêu viêm của nó. Hơn nữa nó cũng tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai cho cơ bắp.

2.8. Tốt cho da

Dùng tỏi đen cũng là một cách để chữa trị các vấn đề về da như viêm da, mụn nhọt, vẩy nến, rosacea. Hợp chất lưu huỳnh trong loại tỏi này cũng kích thích sản sinh collagen làm đẹp da.

Tỏi đen tốt cho da

Loại tỏi này được sử dụng để chữa mụn nhọt

2.9. Điều trị các vấn đề về hô hấp

Tỏi đen được coi là một vị thuốc chữa bệnh hô hấp. Nó giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen, cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản.

2.10. Chống ung thư

Một số nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng ứng dụng tỏi đen trong điều trị ung thư. Dung dịch chiết xuất từ loại tỏi này tiêu diệt và làm giảm sự phát triển, lây lan của tế bào ung thư. Nó được xem là có hiệu quả đối với ung thư phổi, dạ dày, gan, ung thư vú và bệnh bạch cầu.

2.11. Giảm căng thẳng

Sử dụng tỏi đen giúp tạo cảm giác thư giãn, giảm lo âu. Nó cũng giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Từ đó, giúp giảm stress.

2.12. Tăng khả năng miễn dịch

Các chất chống oxy hóa trong loại tỏi này chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào. Nhờ đó, hệ thống miễn dịch có thêm một “trợ thủ” giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

2.13. Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể

Tuy nhỏ bé nhưng loại tỏi này vẫn chứa hàm lượng không nhỏ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo webmd.com, trong 15g tỏi đen đã bóc vỏ chứa: 40 calo, 2g đạm, 8g Carbohydrate, 3g chất xơ, 4g đường cùng vitamin C, B, folate, canxi, magie, kẽm, phốt pho.

Lợi ích của tỏi đen

3. Ai không nên dùng tỏi đen

Tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng loại tỏi này không phù hợp với một số đối tượng:

  • Theo healthline.com, người đang sử dụng thuốc điều trị rối loạn đông máu không nên dùng tỏi đen
  • Người bị dị ứng với tỏi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người bị sốt, tạng nhiệt
  • Người bị tiêu chảy
  • Huyết áp thấp
  • Người đau dạ dày
Đối tượng không nên dùng tỏi đen

Phụ nữ có thai không nên dùng loại tỏi này

4. Cách làm tỏi đen tại nhà

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tỏi đen với hãng sản xuất và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự làm tỏi đen tại nhà. Việc thực hiện sẽ đơn giản hơn nếu bạn có máy. Nhưng bạn cũng có thể dùng ngay chiếc nồi cơm điện thông dụng của gia đình.

  • Chuẩn bị 1 – 2kg tỏi tươi, bóc bỏ 1 lớp vỏ mỏng ngoài cùng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Ngâm tỏi trong bia khoảng 30 phút với tỷ lệ 1kg tỏi : 1 lon bia.
  • Vớt tỏi ra và xếp đều lên giấy bạc rồi gói kín giấy bạc lại.
  • Cho gói giấy bạc vào nồi cơm điện ở chế độ giữ ấm. Để như vậy trong vòng 2 tuần. Có thể kiểm tra tỏi mỗi ngày nhưng không mở vung quá 5 phút.
  • Sau 2 tuần tỏi chuyển sang màu đen, có vị ngọt là đạt yêu cầu.
  • Bảo quản tỏi trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

5. Cách dùng tỏi đen

Có nhiều cách sử dụng loại tỏi này để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh. Phần lớn các cách này đều đơn giản, dễ thực hiện.

5.1. Ăn trực tiếp

Nếu bạn thắc mắc tỏi đen ăn như thế nào thì ăn trực tiếp chính là câu trả lời đơn giản nhất. Bạn chỉ cần bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài lấy phần tép tỏi để ăn sống. Mỗi ngày 2 – 4 củ. Đây cũng là cách phổ biến để chữa gout bằng tỏi đen.

5.2. Uống nước ép tỏi đen

Bạn cũng có thể lấy 3 – 5g tỏi đã bóc vỏ cho vào máy xay cùng với 100ml nước. Sau đó đổ ra cốc và thưởng thức.

5.3. Tỏi đen ngâm mật ong

Lấy từ 125 – 150g tỏi đã bóc vỏ ngâm cùng mật ong trong lọ thủy tinh. Sau  3 tuần bạn đã có thể sử dụng hỗn hợp này. Bài thuốc này chữa cảm lạnh, viêm họng hiệu quả.

"<yoastmark

5.4. Tỏi đen ngâm rượu

Nếu có thể uống rượu thì đây là một gợi ý cho bạn. Lấy 200g tỏi bóc vỏ ngâm cùng 1 lít rượu nếp không cồn. Sau 1 tuần là có thể dùng được. Mỗi ngày dùng 50ml. Lưu ý là không nên uống nhiều vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

5.5. Sử dụng như một loại gia vị

Bạn có thể sử dụng nó như một loại gia vị nêm nếm vào món ăn thay cho tỏi thường. Bạn cũng có thể thêm nó vào các loại nước chấm như nước mắm, sốt mayonnaise hoặc nước trộn nộm, salad.

6. Lưu ý khi sử dụng 

  • Không dùng tỏi đã hết hạn sử dụng, tỏi có dấu hiệu mốc, hư hỏng.
  • Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 3 – 5g, không nên lạm dụng. Tác hại của tỏi đen khi sử dụng với số lượng lớn là làm tăng nguy cơ chảy máu, gây táo bón, nóng trong.
  • Khi ăn nên nhai kỹ.
  • Vậy tỏi đen ăn lúc nào tốt nhất? Thời điểm lý tưởng  là ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn. Vì dịch vị sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ tỏi và tránh ảnh hưởng xấu tới dạ dày.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tỏi đen và những công dụng của nó đối với sức khỏe. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin gì hãy chat với chuyên gia của chúng tôi.

Chat với bác sĩ ngay

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM:

  • Lá vối chữa được bệnh gì? – Bất ngờ với loại lá dễ kiếm trong vườn
  • Lá ổi có tác dụng gì? – 12 công dụng có thể bạn chưa biết
  • 7+ cách chữa bệnh gout (gút) tại nhà – Hiệu quả theo lời chuyên gia

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Tỏi đen