Sự Khác Biệt Giữa CRM Và Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng - Smartos

Tris Lee Tris Lee9 Th11 2021 5/5 - (6 bình chọn)
  • Sự khác biệt giữa phần mềm CRM và phần mềm quản lý bán hàng là gì? Phần mềm nào đáng đầu tư cho doanh nghiệp? Đây là những câu hỏi phổ biến mà các nhà quản lý thường gặp phải khi đưa ra quyết định sử dụng phần mềm để nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Trong cuộc cách mạng công nghệ như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng chuyển đổi số trong quy trình quản lý và điều hành doanh nghiệp. Đặc biệt, việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng và phần mềm CRM để hỗ trợ quá trình bán hàng và quản lý dữ liệu khách hàng nhưng nhiều công ty vẫn còn phân vân giữa hai phần mềm này. Trên thực tế, hai phần mềm này hoàn toàn khác nhau và việc công ty có lựa chọn được phần mềm phù hợp với nhu cầu công việc hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của bạn về phần mềm đó.

1. Nguồn gốc và mối quan hệ giữa CRM và quản lý bán hàng

Trước khi tìm hiểu về sự giống và khác giữa 2 phần mềm này, chúng ta cần phải hiểu rõ được khái niệm và nguồn gốc của chúng. Từ năm 2011 đến nay, các hoạt động bán hàng diễn ra với quy mô lớn hơn và có có sự phức tạp hơn trước, điều này giúp gia tăng việc mua bán hàng hóa, và mở các chuỗi cửa hàng… khiến cho việc quản lý thủ công trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn việc sử dụng các công cụ hỗ trợ để giải quyết những vấn đề này ví dụ như excel, access,…

Sau đó, bắt đầu từ những năm 2016 thì xu hướng bán hàng đa kênh (cửa hàng, website, Facebook,…) bắt đầu trở nên mạnh mẽ, thị trường cạnh tranh gay gắt buộc nhà quản lý phải ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để tăng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh trong thị trường doanh nghiệp. Phần mềm quản lý bán hàng chính thức ra đời như là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý cửa hàng, chuỗi cửa hàng trên các kênh bán hàng, quản lý kho, hàng hóa, khách hàng, nhân viên…Nhiều doanh nghiệp còn sử dụng các phiên bản phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại giúp cho người quản lý kiểm soát được tất cả báo cáo về hoạt động trong kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác ở mọi nơi và mọi lúc.

Phần mềm CRM, viết tắt của “Customer Relationship Management” tạm dịch là quản trị quan hệ khách hàng. Nhiều người nhầm lẫn rằng: CRM hay phần mềm quản lý bán hàng đều là một loại, nhưng thực chất đây là một công cụ được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng, gia tăng trải nghiệm và xây dựng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.

Về mặt lý thuyết, phần mềm quản lý khách hàng CRM bao gồm hầu hết các chức năng của phần mềm bán hàng, hay nói cách khác: phần mềm bán hàng được tích hợp trong CRM!

Tìm hiểu thêm: CÓ NÊN DÙNG PHẦN MỀM CRM MIỄN PHÍ KHÔNG?

Enouvo Space sử dụng phần mềm CRM trong quản trị không gian
Enouvo Space sử dụng phần mềm CRM trong quản trị không gian

2. Phân biệt những điểm khác nhau:

Nói về những điểm khác biệt, phần mềm CRM sở hữu rất nhiều tính năng của phần mềm bán hàng như quản lý quá trình bán hàng, doanh thu, thông tin khách hàng và giao dịch mua bán…nhưng đúng với tên gọi Quản lý Quan hệ Khách hàng, CRM hướng tới mặt khách hàng nhiều hơn trong khi phần mềm bán hàng hướng tới quản lý công việc bán hàng và hàng hóa nhiều hơn.

a. Về chức năng:

  • Phần mềm quản lý bán hàng có thể có thêm chức năng liên quan đến hậu cần và quản lý hàng hóa. Ví dụ: một công ty sở hữu một chuỗi cửa hàng, có nhiều kho cách xa nhau. Các chức năng như quản lý kho, quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn vị vận chuyển,… là những chức nănghỗ trợ rất quan trọng cho vấn đề bán hàng. Với việc sử dụng phần mềm bán hàng, mỗi nhân viên bán hàng có thể trả lời chính xác cho khách hàng là hàng còn hay không và mua tại chi nhánh nào thuận tiện hơn khi mua hàng, đặt hàng online. Người quản lý có thể xem báo cáo của cửa hàng hoặc đơn vị vận chuyển để biết đơn vị nào hoạt động tốt nhất trong tháng qua, thời gian quay vòng nhanh nhất và tỷ lệ trả hàng thấp nhất, từ đó đưa ra quyết định, sửa đổi hoặc bổ sung trong tương lai.
  • Phần mềm CRM có thể có các tính năng bổ sung để hỗ trợ tiếp thị. Ví dụ như tính năng tự động phản hồi khách hàng trên Zalo, SMS, Facebook messenger… từ đó có thể lấy được dữ liệu khách hàng đẻ phục vụ quảng cáo. CRM sẽ thu thập tập hợp các hành vi và thói quen, cũng như dữ liệu về hành vi mua hàng của khách, tỷ lệ mua hàng lặp lại và hỗ trợ sau bán hàng cho khách hàng. Những thông tin này sẽ giúp nhà quản lý xác định được khách hàng là khách hàng nào, tiềm năng và bản chất nhu cầu của họ, từ đó chủ động thực hiện các chương trình marketing nhắm đến đối tượng khách hàng đó.

b. Về mục đích cuối cùng:

Mục đích cuối cùng của phần mềm quản lý bán hàng là quản lý số liệu, các chi phí nhằm kiểm soát doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp/cửa hàng, kiểm soát trình trạng làm việc và doanh thu đem về của từng cá nhân kinh doanh.

Trong khi đó, mục tiêu của phần mềm quản lý khách hàng CRM là giúp các công ty có cái nhìn tổng quan đầy đủ về hành vi của khách hàng và giá trị của khách hàng thông qua các công cụ công nghệ và nguồn nhân lực, không chỉ cung cấp các chỉ số đo lường, thông tin lưu trữ về bán hàng, giúp tổ chức quản lý quan hệ khách hàng, một chiến lược kinh doanh mà công ty giảm chi phí mà còn tăng Lợi nhuận bằng cách củng cố sự hài lòng và niềm tin của khách hàng. Trên thực tế, đây là một phần của phần mềm giúp các công ty đến gần hơn với khách hàng của mình.

3. Vậy Phần mềm nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Phần mềm quản lý bán hàng hay phần mềm CRM đều là những cánh tay đắt lực chodoanh nghiệp nào. Tuy nhiên, để lựa chọn phần mềm nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn, cần cân nhắc dựa trên 2 yếu tố: mục đích sử dụng và ngân sách

Đối với doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng truyền thống hoặc những doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, bán ít kênh, ít nguồn hàng hoặc nguồn hàng quen… thì việc áp dụng các phần mềm quản lý bán hàng là sự lựa chọn tốt nhất. Nguyên nhân là do phần mềm này có thể cung cấp tất cả các chức năng hỗ trợ mà doanh nghiệp hiện cần có và các tính năng nâng cao như của phần mềm CRM là không cần thiết và họ có thể dùng các biện pháp thủ công để thực hiện việc phân tích hoặc các công cụ hỗ trợ như excel hoặc access để tránh việc các chức năng của phần mềm không được sử dụng một cách hiệu quả gây lãng phí. Nguyên nhân tiếp theo là về chi phí để ứng dụng phần mềm, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc đầu tư phần mềm quản lý bán hàng là hoàn toàn có thể vì chi phí đầu tư thấp và không đòi hỏi nhiều về nguồn lực. Ngoài ra hiện nay trên thị trường cũng có các phần mềm bán hàng miễn phí, phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính khiêm tốn.

Đối với phần mềm CRM, những doanh nghiệp có đủ điều kiện đều có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả bán hàng và quản lý khách hàng. Tuy nhiên, CRM sẽ phù hợp với những doanh nghiệp lớn hơn ví dụ như những doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh B2C, lượng khách hàng lớn, không gian cho thuê… Tại đây, nhu cầu về Marketing sẽ cao hơn để có thể thu hút được những khách hàng tiềm năng, tăng lượng khách hàng trung thành, tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ cách mạng công nghệ mới vì vậy nó sẽ cần các tính năng cao cấp hơn để đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp.

Một trong những doanh nghiệp cung cấp CRM quản lý không gian cho thuê đầu tiền tại Việt Nam – Smartos chính là sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp bạn khi vừa thỏa mãn mục tiêu chăm sóc khách hàng bán hàng nhưng với giá vô cùng ưu đãi. Với 15 ngày, các khách hàng của Smartos sẽ được dùng phần mềm CRM miễn phí với đầy đủ các tính năng của của bản Premium. Trong thời gian sử dụng bản trial, các khách hàng cũng sẽ được hỗ trợ tối đa khi có bất kì thắc mắc hay trục trặc kỹ thuật nào.

Smartos - Phần mềm CRM dành cho không gian làm việc chung
Smartos đang áp dụng chính sách 15 ngày dùng thử

Liên hệ Smartos tại đây để được sử dụng phần mềm CRM miễn phí ngay!

Nhận Tư Vấn Miễn Phí

Từ khóa » Công Cụ Quản Lý Crm