Sự Vật Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại Danh Từ Chỉ Sự Vật - Thợ Sửa Xe

Tiếng Việt chúng ta hết sức đa dạng và phong phú. Việc tìm hiểu về từ, loại từ là nền móng để học tiếng Việt nhanh, tốt, có hệ thống. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến một chủ đề ngữ pháp hết sức quen thuộc – Từ chỉ sự vật. Qua đó, giúp bạn hiểu rõ từ chỉ sự vật là gì, cách phân loại cụ thể ra sao.

Contents

  • 1 Tìm hiểu khái niệm từ chỉ sự vật là gì
    • 1.1 1.1. Giải thích khái niệm “Sự vật là gì”?
    • 1.2 1.2. Giải nghĩa “từ chỉ sự vật là gì”?
  • 2 Danh từ chỉ sự vật là gì?
    • 2.1 2.1. Danh từ chỉ sự vật – con người
    • 2.2 2.2. Danh từ chỉ sự vật – con vật
    • 2.3 2.3. Danh từ chỉ sự vật – đồ vật
    • 2.4 2.4. Danh từ chỉ sự vật – khái niệm
    • 2.5 2.5. Danh từ chỉ sự vật – hiện tượng
    • 2.6 2.6. Danh từ chỉ sự vật – đơn vị
  • 3 Tổng quát lại kiến thức về các từ chỉ sự vật

Tìm hiểu khái niệm từ chỉ sự vật là gì

Để có phương hướng tiếp cận đúng với nội dung này. Tước tiên, hãy cùng tìm hiểu các định nghĩa sự vật là gì, thế nào là từ chỉ sự vật?

1.1. Giải thích khái niệm “Sự vật là gì”?

Xét về từ loại, sự vật là danh từ dùng để chỉ con người, đồ vật, cây cối, khái niệm, hiện tượng,…

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa sự vật là gì?“Nó chỉ những cái tồn tại được nhờ nhận thức ranh giới rõ ràng, phân biệt được với những tồn tại khác”.

Hiểu đơn giản, sự vật là những thứ tồn tại hữu hình hay nhận biết được.

1.2. Giải nghĩa “từ chỉ sự vật là gì”?

Tương tự khái niệm trên, từ chỉ sự vật là những danh từ có khái niệm bao quát. Nó có thể phản ánh về người, vật, hiện tượng, đơn vị hoặc các khái niệm,… Qua đó, phản ánh được tính chất, hình ảnh hay mô phỏng rõ ràng về chủ thể. Thông quá các thực tế khách quan được thể hiện trong ngôn từ biểu đạt.

Ví dụ: Quyển vở – Đây là “từ chỉ sự vật” chỉ đồ dùng thiết yếu trong học tập, ghi chép.

Định nghĩa từ chỉ sự vật trong Tiếng Việt
Định nghĩa từ chỉ sự vật trong Tiếng Việt

Nếu một chủ thể được nhắc đến trong trạng thái tĩnh, đơn điệu thì nó sẽ kém hấp dẫn. Đó là lý do người ta dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau cho sự vật được nói đến. Cái mà sau này chúng ta được học, gọi là “biện pháp tu từ”.

Ví dụ: Ông mặt trời đỏ như lòng trứng gà.

– “Mặt trời” vốn là danh từ chỉ sự vật, nói về thực thể phát sáng, tròn, lớn trên không gian.

– Dùng với từ “ông” là biện pháp tu từ nhân hóa. Để tạo cảm giác gần gũi, thân thiết với con người, làm nó có “linh hồn” như con người.

– So sánh “như lòng đỏ trứng gà” để nhấn mạnh màu sắc của chủ thể được nói đến. Tô đậm vẻ đẹp rực rỡ của “mặt trời” khi chiếu sáng.

Danh từ chỉ sự vật là gì?

Nhìn chung, danh từ chỉ sự vật hết sức phong phú trong Tiếng Việt. Cách biểu đạt chúng lại càng làm vốn từ trở nên phong phú và nhiều màu sắc hơn.

Vì thế, bên cạnh việc nắm được định nghĩa từ chỉ sự vật. Ta không nên bỏ qua việc nghiên cứu cách phân loại cụ thể về nó.

2.1. Danh từ chỉ sự vật – con người

Danh từ chỉ người là một bộ phận của danh từ chỉ sự vật. Nó thường là các từ chỉ tên riêng, chức vụ, nghề nghiệp,… của người / nhóm người nào đó.

2.2. Danh từ chỉ sự vật – con vật

Danh từ chỉ con vật là những từ dùng để nhắc về muông thú, sinh vật tồn tại trong tự nhiên. Chẳng hạn như con trâu, con bò, con voi,…

Tìm hiểu về phân loại “danh từ chỉ sự vật”
Tìm hiểu về phân loại “danh từ chỉ sự vật”

Tất nhiên, có những danh từ chỉ con vật hư cấu, không có thật. Tuy nhiên, chúng được con người, lịch sử ghi nhận tồn tại, hoặc niềm tin về sự tồn tại. Mà khi nhắc đến, ta có thể tự hình dung về chúng.

Chẳng hạn như con khủng long (đã tuyệt chủng), con rồng, con phượng trong tín ngưỡng phương Đông,…

2.3. Danh từ chỉ sự vật – đồ vật

Danh từ chỉ đồ vật gợi nhắc về những loại đồ vật, dụng cụ trong đời sống con người. Ví dụ như quần áo, tủ bàn, xe cộ,…

2.4. Danh từ chỉ sự vật – khái niệm

Danh từ chỉ khái niệm chỉ những sự vật mà ta không cảm nhận được qua giác quan. Đây là loại danh từ không nói đến những thứ mang tính vật chất. Mà liên quan đến tinh thần, tư duy, là các khái niệm trừu tượng như: Tư tưởng, đạo đức, thái độ, thói quen, sở thích,…

Những khái niệm này dù không thể nhìn, cầm nắm,… Nhưng nó tồn tại trong nhận thức, tiềm thức con người mà không cần “vật chất hóa”.

2.5. Danh từ chỉ sự vật – hiện tượng

Danh từ chỉ hiện tượng là những từ chỉ sự vật gắn liền với không gian, thời gian cụ thể. Chúng có thể cảm nhận được bằng các giác quan con người, bao gồm:

  • Hiện tượng tự nhiên: Mưa, gió, sấm, chớp,…
  • Hiện tượng xã hội: Chiến tranh, hòa bình, đói nghèo, áp bức….
Những từ chỉ sự vật trong Tiếng Việt hết sức đa dạng, phong phú
Những từ chỉ sự vật trong Tiếng Việt hết sức đa dạng, phong phú

2.6. Danh từ chỉ sự vật – đơn vị

Hiểu một cách khái quát hơn, danh từ chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị của sự vật. Cụ thể, nó còn được chia thành các loại cụ thể dưới đây:

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Nó chỉ rõ chủ thể thuộc loại sự vật nào, hay còn được gọi là danh từ chỉ loại. Chẳng hạn như: con, chiếc, cục, mẩu, miếng, cái, đống, tờ, quyển, hòn, sợi,…

Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Chuyên được dùng để tính đếm, đo đếm sự vật, hiện tượng được nhắc đến. Ví dụ như: tấn, tạ, yến, gang, thước, sải,…

Danh từ chỉ đơn vị ước lượng: Dùng để nhắc đến các sự vật tồn tại theo nhóm, tổ hợp. Chẳng hạn: cặp, đôi, tụi, đàn, dãy, bó, những, nhóm,…

Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Năm, tháng, ngày, giờ, mùa, vụ, thế kỷ,…

Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: thôn, xóm, xã, phường, tổ, đội, ban, ngành,…

Tổng quát lại kiến thức về các từ chỉ sự vật

Tổng quát lại kiến thức liên quan đến từ chỉ sự vật
Tổng quát lại kiến thức liên quan đến từ chỉ sự vật

– Khái niệm từ chỉ sự vật là gì: “danh từ dùng để chỉ con người, đồ vật, cây cối, khái niệm, hiện tượng,…”

– Các dạng danh từ chỉ sự vật được chia làm những loại phổ biến như:

  • Từ chỉ người: bộ đội, giáo viên, người già, trẻ nhỏ,…
  • Đồ vật: ô tô, xe máy, bàn ghế, nhà cửa,…
  • Con vật: con trâu, con heo, con gà,…
  • Cây cối: cây dừa, cây mít, cây ổi,…
  • Hiện tượng tự nhiên: mưa gió, sấm chớp, bão tố…
  • Hiện tượng xã hội: chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo,…
  • Khái niệm: tác phẩm, tiểu thuyết, văn chương,…
  • Số lượng: Đôi, cặp, gang, thước, mét,…
  • Thời gian: Năm, tháng, thế kỷ, mùa, vụ,…

Trên đây là nội dung bài viết: Sự vật là gì? Khái niệm, phân loại danh từ chỉ sự vật. Chắc chắn đây sẽ là kiến thức quan trọng không thể bỏ qua trong chương trình học Tiếng Việt. Nắm rõ được khái niệm, phân loại, cách dùng từ chỉ sự vật sẽ giúp ta không còn lầm lẫn trong các bài tập cơ bản và nâng cao!

Nguồn: https://thosuaxe.info/

Xem thêm:

  • Những câu nói hay về cuộc sống sâu sắc, đáng suy ngẫm
  • Drama nghĩa là gì? Các cách hiểu Drama thông dụng hiện nay
  • Gấu đi như thế nào? Những điều bí ẩn về loài gấu
  • FWB là gì? Đặc điểm của mối quan hệ FWB
  • RIP là gì? Làm thế nào để không bị RIP nick Facebook

Từ khóa » Bụi Rậm Có Phải Từ Chỉ Sự Vật Không