Tác động Của Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng đến Hoạt động Của Các Tổ ...

01:28 (GMT+7) Thứ Tư, ngày 27/11/2024 Tìm kiếm ISSN 2815 - 6056 Logo Tạp chí Ngân hàng Logo Tạp chí Ngân hàng Menu Tìm kiếm Trang chủ Hoạt động ngân hàng Tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. 22/11/2021 10:15 20.960 lượt xem Cỡ chữ Dự phòng rủi ro tín dụng là các ước tính về phương diện kế toán cho những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD)... Tóm tắt: Dự phòng rủi ro tín dụng là các ước tính về phương diện kế toán cho những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD), từ đó giúp các TCTD đánh giá chính xác hơn về chất lượng danh mục tín dụng cũng như tình hình tài sản có của họ. Tuy nhiên, do dự phòng rủi ro tín dụng được tính vào chi phí hoạt động và là các khoản chi phí không bằng tiền nên nó có ảnh hưởng đến chi phí hoạt động, lợi nhuận, dòng tiền từ hoạt động, khả năng trích lập quỹ, khả năng chi trả cổ tức, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn cũng như thị giá cổ phần của các TCTD. Nói cách khác, dự phòng rủi ro tín dụng không phải là “công cụ” giúp các TCTD có được “nguồn dự phòng rủi ro tín dụng” hay trích lập được “Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng”. Vì thế, rất cần có những quy định kèm theo để các ước tính kế toán này phát huy tác dụng như kỳ vọng của các nhà quản lý. Trên cơ sở đó, bài viết cho thấy: (1) Bản chất của dự phòng rủi ro tín dụng; (2) Tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến hoạt động của các TCTD; (3) Để dự phòng rủi ro tín dụng phát huy tác dụng như kỳ vọng, nhóm tác giả đề xuất các biện pháp nhằm giúp các TCTD có được lượng “tiền tươi - thóc thật” dự phòng cho các tổn thất trong hoạt động tín dụng của mình. Từ khóa: Chi phí không bằng tiền, tiết kiệm thuế, dự phòng rủi ro, phân loại nợ. 1. Bản chất của dự phòng rủi ro tín dụng Tín dụng là tài sản sinh lời chủ yếu của các TCTD, tuy nhiên, tín dụng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các TCTD do khả năng khách hàng không trả được nợ khi đến hạn. Sự kiện này được gọi là rủi ro tín dụng. Do đó, để ổn định thu nhập và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các TCTD cần ước tính được những tổn thất của hoạt động tín dụng, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và tìm cách duy trì được lượng tiền tương ứng để bù đắp được những tổn thất trong hoạt động tín dụng của mình. Tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 3 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì dự phòng rủi ro tín dụng được giải thích là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của TCTD. Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Để làm cơ sở cho việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, Thông tư số 11/2021/TT-NHNN yêu cầu các TCTD ít nhất mỗi tháng 1 lần phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Nợ của các TCTD được phân thành 5 nhóm nợ theo phương pháp định tính hoặc định lượng, bao gồm: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn); nhóm 2 (nợ cần chú ý); nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn); nhóm 4 (nợ nghi ngờ); nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Trong đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận với TCTD. Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Cũng theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN thì các TCTD phải trích dự phòng chung bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 (có loại trừ các khoản tiền gửi tại TCTD, khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, khoản mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do TCTD phát hành trong nước, khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ). Dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể được tính bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể nhân với dư nợ tín dụng của từng khoản cấp tín dụng sau khi đã khấu trừ giá trị tài sản bảo đảm. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Các TCTD được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích, các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5. Các TCTD sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, sử dụng dự phòng chung hoặc sử dụng dự phòng cụ thể, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, sử dụng dự phòng chung. Các TCTD phải hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro. Các TCTD không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Để hạch toán và theo dõi dự phòng rủi ro tín dụng, các TCTD phải mở tài khoản dự phòng rủi ro tín dụng chung và dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể cho từng loại hình cấp tín dụng (cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, trả thay các cam kết ngoại bảng,…). Bên Có của các tài khoản dự phòng rủi ro tín dụng ghi nhận các khoản trích lập hay trích lập bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng tính vào chi phí hoạt động. Bên Nợ của các tài khoản dự phòng rủi ro tín dụng ghi nhận các khoản sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp tổn thất (nợ có khả năng mất vốn) và hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định. Số dư Có của tài khoản dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh số dự phòng rủi ro tín dụng hiện có cuối kỳ của TCTD. Để đánh giá chất lượng danh mục tín dụng, các TCTD có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng được tính bằng cách chia dự phòng rủi ro tín dụng cho tổng dư nợ tín dụng của các TCTD. Để phản ánh khả năng bù đắp nợ xấu bằng dự phòng rủi ro tín dụng, các TCTD sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ nợ xấu được tính bằng cách chia dự phòng rủi ro tín dụng cho số dư nợ xấu bao gồm nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Thông thường, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thấp hơn 100% nhưng tỷ lệ bao phủ nợ xấu có thể lớn hơn 100% do tỷ lệ nợ xấu khá thấp (có khi chưa đến 1% tổng dư nợ tín dụng) trong khi dự phòng rủi ro tín dụng tích lũy lớn hơn tổng nợ xấu của TCTD rất nhiều. 2. Tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến hoạt động của các TCTD Từ các quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy, bản chất của dự phòng rủi ro tín dụng là các ước tính về phương diện kế toán cho những tổn thất tiềm năng trong hoạt động tín dụng của các TCTD. Nhờ các ước tính này mà chất lượng danh mục tín dụng của các TCTD được phản ánh chính xác hơn, từ đó, giúp các TCTD đánh giá được chính xác hơn tài sản Có của TCTD. Mặt khác, do dự phòng rủi ro tín dụng được tính vào chi phí hoạt động và là một khoản chi phí không bằng tiền nên nó có tác động đến chi phí hoạt động, lợi nhuận, dòng tiền từ hoạt động, khả năng trích lập quỹ, khả năng chi trả cổ tức, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn, cũng như giá cổ phần của các TCTD trên thị trường. Tác động đến danh mục tín dụng và tài sản Có của các TCTD Do dự phòng rủi ro tín dụng là các ước tính kế toán cho những tổn thất tiềm năng trong hoạt động tín dụng của các TCTD nên các khoản dự phòng rủi ro tín dụng này sẽ được điều chỉnh giảm với dư nợ các khoản cấp tín dụng Bên tài sản Có của Bảng cân đối kế toán của các TCTD, các khoản mục dự phòng rủi ro tín dụng điều chỉnh giảm này sẽ giúp các TCTD xác định được dư nợ tín dụng thuần, một chỉ tiêu phản ánh chính xác chất lượng danh mục tín dụng hơn so với chỉ tiêu dư nợ tín dụng của các TCTD cũng như tài sản Có hiện tại của các TCTD. Tác động đến chi phí hoạt động và lợi nhuận trước thuế Do khoản dự phòng rủi ro tín dụng này được hạch toán vào chi phí hoạt động nên nó có tác động làm tăng chi phí hoạt động của các TCTD, dẫn đến làm giảm tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên được đo lường bằng tỷ lệ giữa hiệu số thu nhập hoạt động và chi phí hoạt động với tổng tài sản bình quân của TCTD, khiến cho các TCTD không muốn giảm thêm lãi suất cho vay hoặc thậm chí có xu hướng muốn gia tăng lãi suất cho vay để bù đắp cho sụt giảm trong tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên của các TCTD. Chi phí hoạt động tăng cũng làm giảm lợi nhuận trước thuế của các TCTD. Tác động đến chi phí thuế thu nhập và lợi nhuận sau thuế Do dự phòng rủi ro tín dụng được hạch toán vào chi phí hoạt động nên nó có tác động làm giảm chi phí thuế thu nhập hiện hành của các TCTD. Tác động đến dòng tiền từ hoạt động Mặc dù dự phòng rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận sau thuế của các TCTD nhưng do nó là chi phí không bằng tiền nên có tác dụng giúp các TCTD tiết kiệm được chi phí thuế thu nhập hiện hành, từ đó có tác dụng làm tăng dòng tiền từ hoạt động cho các TCTD. Tác động đến khả năng trích lập các quỹ, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn và thị giá cổ phần Do dự phòng rủi ro tín dụng tác động làm giảm lợi nhuận sau thuế nên nó cũng tác động làm giảm khả năng trích lập quỹ của các TCTD (Quỹ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính và các quỹ khác). Mặt khác, lợi nhuận sau thuế giảm làm giảm lợi nhuận chưa phân phối, vì vậy, nó tác động trực tiếp làm giảm vốn chủ sở hữu của các TCTD. Vốn chủ sở hữu giảm cũng có tác động làm giảm tỷ lệ an toàn vốn của các TCTD. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế giảm do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng tác động làm giảm khả năng chi trả cổ tức cho các cổ đông. Thông tin này cùng với thông tin về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận sau thuế của các TCTD, cuối cùng có tác động đến giá cổ phần của các TCTD trên thị trường. 3. Để dự phòng rủi ro tín dụng phát huy tác dụng như kỳ vọng Nhận biết được bản chất của dự phòng rủi ro tín dụng và các tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến hoạt động của các TCTD về phương diện chi phí và lợi nhuận, tài sản, vốn và quỹ, tỷ lệ an toàn vốn và thị giá cổ phần cho thấy rằng, dự phòng rủi ro tín dụng không phải là “công cụ” giúp cho các TCTD có được “nguồn dự phòng rủi ro tín dụng” hay “Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng” như kỳ vọng của các nhà quản lý. Do đó, cần có những quy định kèm theo để dự phòng rủi ro tín dụng giúp cho các TCTD tạo ra được lượng “tiền tươi - thóc thật” để xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo được năng lực tài chính và khả năng chi trả cho các TCTD. Do vậy, nhóm tác giả có một số đề xuất bổ sung các quy định kèm theo bao gồm: Một là, loại trừ dự phòng rủi ro tín dụng trong tài sản có tính thanh khoản cao khi tính tỷ lệ khả năng chi trả của các TCTD để đảm bảo các TCTD có được lượng “tiền tươi - thóc thật” để xử lý rủi ro tín dụng. Điều này sẽ giúp cho việc xử lý rủi ro tín dụng không ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các TCTD. Hai là, khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt đến 100% thì các TCTD có thể dừng trích lập dự phòng chung, đặc biệt là dự phòng chung cho nợ nhóm 1 vì thực tế cho thấy, tỷ lệ nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của các TCTD, nên việc trích lập dự phòng chung cho nợ nhóm 1 trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng cao và chất lượng tăng trưởng tín dụng được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nhanh dự phòng rủi ro tín dụng của các TCTD một cách không cần thiết. Ba là, khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu lớn hơn 100% đến một tỷ lệ nào đó (chẳng hạn 200% hay 300%) thì các TCTD phải hoàn nhập dự phòng phần vượt quá tỷ lệ tối đa được phép. Quy định này sẽ giúp các TCTD giải phóng được lượng tài sản có thanh khoản cao cho các mục đích sinh lời khác như cấp tín dụng hoặc đầu tư. Mặt khác, quy định này cũng nhằm giúp cho các TCTD hạn chế được những tác động tiêu cực do bị giảm lợi nhuận sau thuế, khả năng trích lập quỹ và tỷ lệ an toàn vốn, khả năng chi trả cổ tức. Bên cạnh đó, quy định này cũng giúp cho ngân sách Nhà nước không bị giảm thu từ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của các TCTD. Thử hình dung rằng, một TCTD có tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên đến 100% hay thậm chí cao hơn nữa giúp cho các TCTD tiết kiệm được thuế thu nhập đáng kể như thế nào. Mặt khác, một khi vốn khả dụng và các khoản đầu tư (tín phiếu, chứng khoán và giấy tờ có giá) hiện có của TCTD thấp hơn dự phòng rủi ro tín dụng thì điều này có nghĩa là TCTD không còn đảm bảo được tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu theo quy định, thậm chí một lượng tiền thay vì để dự phòng rủi ro tín dụng đã bị các TCTD sử dụng vào mục đích cấp tín dụng và/hoặc các mục đích sinh lời khác. Khi đó, dự phòng rủi ro tín dụng không còn tác dụng gì nữa. Bốn là, ban hành thông tư hướng dẫn thẩm định giá tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu các TCTD phải ban hành các quy định nội bộ về thẩm định giá tài sản bảo đảm phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. Quy định này sẽ hạn chế việc các TCTD thẩm định giá hoặc tái thẩm định giá tài sản bảo đảm một cách có chủ ý để cố tình tăng hoặc giảm trích dự phòng rủi ro tín dụng không phù hợp với giá trị thị trường của tài sản bảo đảm được khấu trừ. Tài liệu tham khảo: 1. Phạm Xuân Quỳnh, Trần Đức Tuấn (2019), Nghiên cứu dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài chính online 23/4/2019. 2. Nguyễn Văn Thuận, Dương Hồng Ngọc (2015), Phân tích các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh - số 10 (3) 2015. 3. Hà Phương (2021), Soi mức trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng, https://sohuutritue.net.vn/soi-muc-trich-lap-chi-phi-du-phong-rui-ro-tin-dung-tai-ngan-hang-d24961.html 4. Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 5. Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN ban hành Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD. 6. Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. TS. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, TS. Phan Ngọc Minh (Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM) ThS. Đinh Văn Hoàn (Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tân Bình) Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại ok Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo Tín dụng chính sách “tô thắm” những hy vọng thoát nghèo 26/11/2024 10:30 122 lượt xem Cuộc sống của nhiều người dân tại các miền quê trên cả nước đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác ngày càng ấm no, hạnh phúc. Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới 26/11/2024 08:58 108 lượt xem Ngày 30/10/2024, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ Agribank đồng hành cùng người dân sau bão lũ 25/11/2024 14:30 99 lượt xem Thời gian qua, nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi (cơn bão số 3) và hoàn lưu sau bão. Mặc dù các hộ dân bị mất trắng toàn bộ vốn liếng, tài sản nhưng gần như đa số đều chung ý chí quyết tâm vực dậy sau bão lũ. Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức Ngân hàng Phát triển Việt Nam nâng cao chất lượng công tác cho vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức 22/11/2024 08:05 235 lượt xem Trong những năm qua, dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã thể hiện rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tín dụng chính sách nâng cao cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù Tín dụng chính sách nâng cao cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù 14/11/2024 08:54 549 lượt xem Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) đã thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng trong việc phát triển “Tam nông” - Thực trạng và giải pháp Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng trong việc phát triển “Tam nông” - Thực trạng và giải pháp 14/11/2024 08:12 548 lượt xem “Tam nông” là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và coi trọng từ xưa tới nay. Trong thời gian qua, rất nhiều nghị quyết, quyết định đã được Đảng và Nhà nước ban hành để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 12/11/2024 14:17 582 lượt xem Bắc Ninh là tỉnh luôn tích cực đi đầu trong việc quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40). Nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng Nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng 12/11/2024 08:15 215 lượt xem Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) có vai trò quan trọng, đã và đang tham gia tích cực vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Tín dụng chính sách: “Bậc thang” để người dân tộc thiểu số thoát nghèo Tín dụng chính sách: “Bậc thang” để người dân tộc thiểu số thoát nghèo 28/10/2024 08:00 801 lượt xem Trong những năm gần đây, đường lên các bản làng xa xôi đã bớt khó khăn, người dân đi lại thuận tiện hơn khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nuôi dưỡng khát khao làm giàu trên quê hương của các đối tượng chính sách Nuôi dưỡng khát khao làm giàu trên quê hương của các đối tượng chính sách 24/10/2024 10:33 964 lượt xem Không cam chịu cảnh "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" với thu nhập bấp bênh, nhiều người dân đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), biến những ước mơ làm giàu trên quê hương thành hiện thực. Agribank đồng hành cùng Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2024 Agribank đồng hành cùng Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2024 18/10/2024 08:29 798 lượt xem Với tỉ trọng cho vay “Tam nông” trong những năm qua luôn ở mức 65 - 70% tổng dư nợ, chiếm thị phần lớn nhất tín dụng nông nghiệp tại Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) xác định nông nghiệp, nông thôn là thị trường trọng tâm, nông dân là người bạn đồng hành trên chặng đường phát triển. Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -  hiện đại hóa Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa 04/10/2024 07:55 2.211 lượt xem Trong hơn 18 năm qua, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; trong đó, phần lớn là trái phiếu do VDB phát hành được Chính phủ bảo lãnh đã trở thành công cụ nợ quan trọng trên thị trường vốn, góp phần đa dạng hóa các loại công cụ nợ và tăng lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán, gia tăng quá trình tích lũy tài chính, thúc đẩy phát triển thị trường vốn, đặc biệt là vốn dài hạn. Tín dụng học sinh, sinh viên: Tiếp sức xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao quốc gia Tín dụng học sinh, sinh viên: Tiếp sức xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao quốc gia 27/09/2024 08:50 1.966 lượt xem Qua 17 năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV, đã có trên 3,9 triệu lượt HSSV được vay hơn 80 nghìn tỉ đồng để trang trải chi phí học tập. Nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ tạo chỗ dựa, niềm tin cho HSSV nghèo mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia. Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế 27/09/2024 08:46 1.333 lượt xem Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”... Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao 26/09/2024 08:56 1.467 lượt xem Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lĩnh vực được ưu tiên, với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững. Ngành Ngân hàng với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam' 26/11/2024 09:53 Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82,800

85,300

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82,800

85,300

Vàng SJC 5c

82,800

85,320

Vàng nhẫn 9999

82,700

84,700

Vàng nữ trang 9999

82,600

84,300

Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngày
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,170 25,509 25,878 27,297 31,003 32,320 159.37 168.63
BIDV 25,200 25,509 26,138 27,281 31,430 32,304 161.48 168.93
VietinBank 25,200 25,509 26,111 27,311 31,431 32,441 161.29 169.04
Agribank 25,210 25,509 25,996 27,198 31,179 32,263 161.04 168.71
Eximbank 25,200 25,509 26,171 27,014 31,376 32,344 162.47 167.72
ACB 25,200 25,509 26,188 27,087 31,467 32,417 161.66 168.05
Sacombank 25,200 25,509 26,147 27,125 31,362 32,519 162.18 169.23
Techcombank 25,221 25,509 26,006 27,353 31,098 32,424 158.15 170.64
LPBank 25,215 25,509 26,361 27,261 31,670 32,185 162.87 169.95
DongA Bank 25,270 25,509 26,190 26,960 31,380 32,320 160.20 167.50
(Cập nhật trong ngày) Lãi SuấtXem chi tiết (Cập nhật trong ngày) Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 0,10 0,20 0,20 - 1,60 1,60 1,90 2,90 2,90 4,60 4,70 BIDV 0,10 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,70 VietinBank 0,10 0,20 0,20 0,20 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 ACB 0,01 0,50 0,50 0,50 2,30 2,50 2,70 3,50 3,70 4,40 4,50 Sacombank - 0,50 0,50 0,50 2,80 2,90 3,20 4,20 4,30 4,90 5,00 Techcombank 0,05 - - - 3,10 3,10 3,30 4,40 4,40 4,80 4,80 LPBank 0.20 0,20 0,20 0,20 3,00 3,00 3,20 4,20 4,20 5,30 5,60 DongA Bank 0,50 0,50 0,50 0,50 3,90 3,90 4,10 5,55 5,70 5,80 6,10 Agribank 0,20 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 Eximbank 0,10 0,50 0,50 0,50 3,10 3,30 3,40 4,70 4,30 5,00 5,80 Liên kết website -- Chọn liên kết -- Ngân hàng Nhà nước Việt NamGiáo dục Tài chínhThời báo Ngân hàngChính phủThị trường tài chính tiền tệ Bình chọn trực tuyến Nội dung website có hữu ích với bạn không? Rất hay và hữu ích Khá hữu ích Bình thường Bình chọn Xem kết quả Kết quả Nội dung website có hữu ích với bạn không? Tổng cộng: phiếu Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024.38354807 - 024.39392184 - 024.39392187 Email: tapchidientu_tcnh@sbv.gov.vn Website: www.tapchinganhang.gov.vn - www.tapchinganhang.com.vn Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Ngân hàng TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021 Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Nghị Liên hệ Phát hành - Quảng cáo Copyright © 2022 Tapchinganhang.gov.vn. Bảo lưu mọi quyền Giới thiệu tòa soạn Tổng truy cập: 35.159.188 Mạng xã hội Facebook Youtube

Từ khóa » Sử Dụng Dự Phòng để Xử Lý Rủi Ro Tín Dụng