Vấn đề Lý Luận Về Quản Lý Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại

Nghiên cứu trao đổi Vấn đề lý luận về quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại 27/04/2022 Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang Google Vấn đề lý luận về quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Nợ xấu là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng Thương mại, đặc biệt tại Việt Nam, tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại nguồn thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất cho Ngân hàng. Chính vì thế, để phát triển an toàn, hiệu quả hoạt động các Ngân hàng thương mại cần chú trọng: thứ nhất, là chất lượng cấp tín dụng, dịch vụ; thứ hai, là quản lý nợ xấu. Trong đó quản lý nợ xấu là vấn đề rất quan trọng, vì đây là nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời làm ngưng trệ lưu thông nguồn vốn trong nền kinh tế Việt Nam.Mục tiêu của quản lý nợ xấu tại mỗi ngân hàng và các thời điểm khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên theo cách chung nhất thì mục tiêu của quản lý nợ xấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào và đối với bất kỳ ngân hàng nào thì đó là việc phải xây dựng và thực thi một hệ thống quản lý, theo dõi, đánh giá phù hợp với tình hình hoạt động và định hướng của Ngân hàng. Nghiên cứu rõ danh mục nợ xấu và nguyên nhân nợ xấu sẽ giúp ngân hàng có những biện pháp, cách thức xử lý hiệu quả, đồng thời chính sách sàng lọc khách hàng phù hợp với từng thời kỳ sẽ hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro không thể thu hồi được của các khoản cho vay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn. Theo ngân hàng Trung ương liên minh Châu Âu, nợ xấu trong các ngân hàng thương mại (sau đây viết tắt là NHTM) bao gồm: Nợ không thể thu hồi được, gồm: Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ nợ; Những khoản nợ mà khách hàng chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. Nợ có thể thu nhưng không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng: Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc có tài sản thế chấp nhưng không đủ để trả nợ. Theo quan điểm của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Định nghĩa về nợ xấu đã được Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra như sau: “Một khoản vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày trở lên; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản)”. Với quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian trả hạn quá nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng ở đây có thể là toàn bộ số gốc và lãi hoặc một phần gốc và lãi. Tại Việt Nam: Hiện nay, khái niệm nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam và có một số sửa đổi trong Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc NHNN. Theo đó, nợ xấu được định nghĩa như sau: Nợ xấu là những khoản nợ từ nhóm 3, được quy định theo khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN, cụ thể: Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do KHCN không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng; Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng; Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng; Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận của Thanh tra. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này của Thông tư. Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Thông tư này. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ của KHCN là tổ chức tín dụng được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này; Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Thông tư này. Qua định nghĩa về nợ xấu trên ta có thể hiểu khái quát nợ xấu là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc, lãi đúng hạn theo cam kết và có khả năng dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. Vậy, bản chất của nợ xấu là gì? Nợ xấu nói chung được xem như một dấu hiệu của vấn đề rủi ro tiềm ẩn hoặc đã là rủi ro khi khách hàng bắt đầu sang nhóm 3. Tuy nhiên, khi nói đến một khoản nợ xấu thì cho biết rất ít vấn đề, để xác định trọng tâm vấn đề phải tìm hiểu được nguyên nhân của khoản nợ đó. Nếu khoản nợ xấu là một biểu hiện của việc khách hàng không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và có nguy cơ không cứu vãn được. Nếu khoản nợ chỉ hình thành do việc tiêu thụ hàng hóa hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn thời gian dự tính hoặc do việc chậm trễ không tính trước được trong việc chuyển từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ trên thị trường, hoặc có lý do khách quan nào đó nhưng vẫn xử lý được thì vấn đề chưa đến mức nghiêm trọng. Hoàn trả đầy đủ khoản nợ gốc và lãi cho ngân hàng đến thời điểm đáo hạn là hành động hoàn tất mối quan hệ tín dụng hoàn hảo giữa Ngân hàng và khách hàng. Như vậy, nợ xấu trong hoạt động tín dụng NHTM là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn. Tóm lại, có thể hiểu đơn giản hơn: bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, có thể là các doanh nghiệp hoặc cá nhân mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp, cá nhân đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,... Nhìn chung, một TCTD luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kỳ trước đó. 2. Phân loại nợ xấu của Ngân hàng Thương mại a) Phân loại nợ xấu theo thời gian nợ quá hạn và khả năng thu hồi nợ Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày; Khoản nợ quy định tại điểm theo quy định nợ nhóm 3 quá hạn từ 30 - 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được. Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Khoản nợ quy định tại điểm theo quy định nợ nhóm 3 quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản. b) Phân loại nợ theo nguyên tắc hạch toán kế toán  Nợ xấu được phân chia thành 2 loại: nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng: Nợ xấu nội bảng là những khoản nợ xấu vẫn đang được theo dõi trong nội bảng cân đối kế toán của TCTD. Nợ xấu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của ngân hàng do các TCTD phải trích lập DPRR đối với các khoản nợ này theo tỷ lệ do NHNN quy định từng thời kỳ, giai đoạn. Nợ xấu ngoại bảng là những khoản nợ xấu đã được sử dụng quỹ DPRR để xử lý được theo dõi ngoại bảng để tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hồi. Việc thu hồi được các khoản nợ này sẽ làm tăng lợi nhuận bất thường của các TCTD. 3. Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Thứ nhất, ngoài làm hao hụt một khoản vốn không nhỏ, nợ xấu còn làm tăng chi phí hoạt động của các ngân hàng, bao gồm làm tăng các chi phí dự phòng rủi ro, chi phí để thu hồi nợ xấu như: xiết nợ, thanh lý tài sản bảo đảm, khởi kiện, bán đấu giá tài sản,... Khi nợ xấu xảy ra, bản thân NHTM phải dành một nguồn lực không nhỏ để tiến hành các biện pháp để thu hồi được khoản nợ. Thay vì có thể dùng nguồn lực đó để mở rộng tín dụng cho thị trường, từ đó dẫn tới lợi nhuận ngân hàng giảm. Thứ hai, nợ xấu làm gián đoạn vòng quay vốn của các ngân hàng, những khoản nợ được cung ra thị trường, sau một thời gian sẽ được thu hồi để ngân hàng tiếp tục vòng quay vốn mới. Tuy nhiên, khi khoản nợ trở thành nợ xấu, ngân hàng sẽ không thể thu hồi được khoản nợ đúng hạn hay thậm chí là không thể thu hồi được nữa, dẫn đến gián đoạn vòng quay vốn của ngân hàng. Thứ ba, nợ xấu cao có thể đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng mất vốn, mất thanh khoản và mất lòng tin của người dân, của những khách hàng khác. Khi nợ xấu gia tăng đồng nghĩa với nguồn vốn đầu tư sẽ bị đóng băng, không có khả năng thu hồi. Nguồn vốn cho vay không có khả năng thu hồi được thì khả năng thanh toán chắc chắn sẽ giảm. Khủng hoảng trong thanh toán chính là nguyên nhân dễ dẫn đến sự phá sản của các Ngân hàng. Thứ tư, nợ xấu sẽ làm suy giảm năng lực tài chính của NHTM, vì thế ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực tài chính. Do tỷ lệ nợ xấu gia tăng, lợi nhuận của NHTM vì thế sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực tài chính và khả năng tồn tại lành mạnh của NHTM, đặc biệt đối với các NHTM nhỏ sẽ rất dễ bị phá sản. Ngân hàng không đạt được kế hoạch lợi nhuận với những khoản nợ khó đòi trong nhiều quí và chính NHTM cũng trở thành những con nợ với những khoản nợ khổng lồ và buộc phải đi đến kết cục bị phá sản hay bị thôn tính sáp nhập. Thứ năm, nợ xấu khiến uy tín của ngân hàng giảm sút. Khi nợ xấu phát sinh sẽ khiến uy tín của các NHTM giảm sút đối với khách hàng như việc chậm trễ trong thanh toán, khả năng thanh toán giảm sút,... đối với cổ đông như chậm trễ trong thanh toán cổ tức, cổ tức giảm do thu nhập giảm, hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng đi xuống... và đối với các đối tác khác như chậm trễ trong giải ngân các khoản cho vay hợp vốn, các khoản đầu tư, chứng khoán... Trong lĩnh vực ngân hàng, uy tín là vấn đề quan trọng quyết định đến sự sống còn, tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Chính vì vậy, nợ xấu đã ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thứ sáu, nợ xấu làm ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay. Nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn, không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ nợ gốc và lãi đã cho vay. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn đối với các khoản tiền gửi. Sự mất cân đối trên ảnh hưởng rất lớn tới tính thanh khoản của ngân hàng và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh cũng như lợi nhuận của Ngân hàng. Thứ bảy, nợ xấu tác động đến chủ thể trong nền kinh tế. Thông thường, các chủ thể trong nền kinh tế thường dễ dàng tiếp cận vốn của các NHTM, nhưng khi NHTM gặp nợ xấu nhiều thì các chủ thể trong nền kinh tế sẽ khó tiếp cận được nguồn vốn vay, do nợ xấu gia tăng gây nên chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao. Vì vậy, nhiều ngân hàng có nợ xấu cao khó có thể giảm lãi suất cho vay vì những món nợ cũ đã cho vay với lãi suất cao đồng thời nợ mới cũng lãi suất cao nên họ muốn giữ lại để bù trừ cho chi phí và thiệt hại phát sinh từ những món nợ xấu hiện đang nằm trong sổ sách. Thứ tám, tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế. NHTM là doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Do đó, nợ xấu của NHTM ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế là tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế. Qua đó, nợ xấu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển củ nền kinh tế. Khả năng khai thác, đáp ứng vốn và khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế sẽ bị hạn chế khi nợ xấu phát sinh. Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, sự tăng trưởng và phát triển nề kinh tế trong cùng thời kỳ đó do vốn bị tồn đọng, sản xuất kinh doanh trì trệ./. ThS. Mạnh Thị Thu Hiền - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Nợ xấu là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng Thương mại, đặc biệt tại Việt Nam, tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại nguồn thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất cho Ngân hàng. Chính vì thế, để phát triển an toàn, hiệu quả hoạt động các Ngân hàng thương mại cần chú trọng: thứ nhất, là chất lượng cấp tín dụng, dịch vụ; thứ hai, là quản lý nợ xấu. Trong đó quản lý nợ xấu là vấn đề rất quan trọng, vì đây là nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời làm ngưng trệ lưu thông nguồn vốn trong nền kinh tế Việt Nam.

Mục tiêu của quản lý nợ xấu tại mỗi ngân hàng và các thời điểm khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên theo cách chung nhất thì mục tiêu của quản lý nợ xấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào và đối với bất kỳ ngân hàng nào thì đó là việc phải xây dựng và thực thi một hệ thống quản lý, theo dõi, đánh giá phù hợp với tình hình hoạt động và định hướng của Ngân hàng. Nghiên cứu rõ danh mục nợ xấu và nguyên nhân nợ xấu sẽ giúp ngân hàng có những biện pháp, cách thức xử lý hiệu quả, đồng thời chính sách sàng lọc khách hàng phù hợp với từng thời kỳ sẽ hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro không thể thu hồi được của các khoản cho vay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn. Theo ngân hàng Trung ương liên minh Châu Âu, nợ xấu trong các ngân hàng thương mại (sau đây viết tắt là NHTM) bao gồm:

  • Nợ không thể thu hồi được, gồm:
Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ nợ; Những khoản nợ mà khách hàng chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
  • Nợ có thể thu nhưng không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng:
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc có tài sản thế chấp nhưng không đủ để trả nợ. Theo quan điểm của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Định nghĩa về nợ xấu đã được Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra như sau: “Một khoản vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày trở lên; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản)”. Với quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian trả hạn quá nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng ở đây có thể là toàn bộ số gốc và lãi hoặc một phần gốc và lãi. Tại Việt Nam: Hiện nay, khái niệm nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam và có một số sửa đổi trong Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc NHNN. Theo đó, nợ xấu được định nghĩa như sau: Nợ xấu là những khoản nợ từ nhóm 3, được quy định theo khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN, cụ thể:
  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do KHCN không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng; Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng; Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng; Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận của Thanh tra.
  • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này của Thông tư. Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Thông tư này.
  • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ của KHCN là tổ chức tín dụng được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này; Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Thông tư này. Qua định nghĩa về nợ xấu trên ta có thể hiểu khái quát nợ xấu là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc, lãi đúng hạn theo cam kết và có khả năng dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng.
  1. Vậy, bản chất của nợ xấu là gì?
Nợ xấu nói chung được xem như một dấu hiệu của vấn đề rủi ro tiềm ẩn hoặc đã là rủi ro khi khách hàng bắt đầu sang nhóm 3. Tuy nhiên, khi nói đến một khoản nợ xấu thì cho biết rất ít vấn đề, để xác định trọng tâm vấn đề phải tìm hiểu được nguyên nhân của khoản nợ đó. Nếu khoản nợ xấu là một biểu hiện của việc khách hàng không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và có nguy cơ không cứu vãn được. Nếu khoản nợ chỉ hình thành do việc tiêu thụ hàng hóa hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn thời gian dự tính hoặc do việc chậm trễ không tính trước được trong việc chuyển từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ trên thị trường, hoặc có lý do khách quan nào đó nhưng vẫn xử lý được thì vấn đề chưa đến mức nghiêm trọng. Hoàn trả đầy đủ khoản nợ gốc và lãi cho ngân hàng đến thời điểm đáo hạn là hành động hoàn tất mối quan hệ tín dụng hoàn hảo giữa Ngân hàng và khách hàng. Như vậy, nợ xấu trong hoạt động tín dụng NHTM là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn. Tóm lại, có thể hiểu đơn giản hơn: bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, có thể là các doanh nghiệp hoặc cá nhân mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp, cá nhân đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,... Nhìn chung, một TCTD luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kỳ trước đó. 2. Phân loại nợ xấu của Ngân hàng Thương mại a) Phân loại nợ xấu theo thời gian nợ quá hạn và khả năng thu hồi nợ
  • Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
  • Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày; Khoản nợ quy định tại điểm theo quy định nợ nhóm 3 quá hạn từ 30 - 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
  • Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Khoản nợ quy định tại điểm theo quy định nợ nhóm 3 quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
b) Phân loại nợ theo nguyên tắc hạch toán kế toán  Nợ xấu được phân chia thành 2 loại: nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng:
  • Nợ xấu nội bảng là những khoản nợ xấu vẫn đang được theo dõi trong nội bảng cân đối kế toán của TCTD. Nợ xấu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của ngân hàng do các TCTD phải trích lập DPRR đối với các khoản nợ này theo tỷ lệ do NHNN quy định từng thời kỳ, giai đoạn.
  • Nợ xấu ngoại bảng là những khoản nợ xấu đã được sử dụng quỹ DPRR để xử lý được theo dõi ngoại bảng để tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hồi. Việc thu hồi được các khoản nợ này sẽ làm tăng lợi nhuận bất thường của các TCTD.
3. Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Thứ nhất, ngoài làm hao hụt một khoản vốn không nhỏ, nợ xấu còn làm tăng chi phí hoạt động của các ngân hàng, bao gồm làm tăng các chi phí dự phòng rủi ro, chi phí để thu hồi nợ xấu như: xiết nợ, thanh lý tài sản bảo đảm, khởi kiện, bán đấu giá tài sản,... Khi nợ xấu xảy ra, bản thân NHTM phải dành một nguồn lực không nhỏ để tiến hành các biện pháp để thu hồi được khoản nợ. Thay vì có thể dùng nguồn lực đó để mở rộng tín dụng cho thị trường, từ đó dẫn tới lợi nhuận ngân hàng giảm. Thứ hai, nợ xấu làm gián đoạn vòng quay vốn của các ngân hàng, những khoản nợ được cung ra thị trường, sau một thời gian sẽ được thu hồi để ngân hàng tiếp tục vòng quay vốn mới. Tuy nhiên, khi khoản nợ trở thành nợ xấu, ngân hàng sẽ không thể thu hồi được khoản nợ đúng hạn hay thậm chí là không thể thu hồi được nữa, dẫn đến gián đoạn vòng quay vốn của ngân hàng. Thứ ba, nợ xấu cao có thể đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng mất vốn, mất thanh khoản và mất lòng tin của người dân, của những khách hàng khác. Khi nợ xấu gia tăng đồng nghĩa với nguồn vốn đầu tư sẽ bị đóng băng, không có khả năng thu hồi. Nguồn vốn cho vay không có khả năng thu hồi được thì khả năng thanh toán chắc chắn sẽ giảm. Khủng hoảng trong thanh toán chính là nguyên nhân dễ dẫn đến sự phá sản của các Ngân hàng. Thứ tư, nợ xấu sẽ làm suy giảm năng lực tài chính của NHTM, vì thế ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực tài chính. Do tỷ lệ nợ xấu gia tăng, lợi nhuận của NHTM vì thế sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực tài chính và khả năng tồn tại lành mạnh của NHTM, đặc biệt đối với các NHTM nhỏ sẽ rất dễ bị phá sản. Ngân hàng không đạt được kế hoạch lợi nhuận với những khoản nợ khó đòi trong nhiều quí và chính NHTM cũng trở thành những con nợ với những khoản nợ khổng lồ và buộc phải đi đến kết cục bị phá sản hay bị thôn tính sáp nhập. Thứ năm, nợ xấu khiến uy tín của ngân hàng giảm sút. Khi nợ xấu phát sinh sẽ khiến uy tín của các NHTM giảm sút đối với khách hàng như việc chậm trễ trong thanh toán, khả năng thanh toán giảm sút,... đối với cổ đông như chậm trễ trong thanh toán cổ tức, cổ tức giảm do thu nhập giảm, hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng đi xuống... và đối với các đối tác khác như chậm trễ trong giải ngân các khoản cho vay hợp vốn, các khoản đầu tư, chứng khoán... Trong lĩnh vực ngân hàng, uy tín là vấn đề quan trọng quyết định đến sự sống còn, tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Chính vì vậy, nợ xấu đã ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thứ sáu, nợ xấu làm ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay. Nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn, không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ nợ gốc và lãi đã cho vay. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn đối với các khoản tiền gửi. Sự mất cân đối trên ảnh hưởng rất lớn tới tính thanh khoản của ngân hàng và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh cũng như lợi nhuận của Ngân hàng. Thứ bảy, nợ xấu tác động đến chủ thể trong nền kinh tế. Thông thường, các chủ thể trong nền kinh tế thường dễ dàng tiếp cận vốn của các NHTM, nhưng khi NHTM gặp nợ xấu nhiều thì các chủ thể trong nền kinh tế sẽ khó tiếp cận được nguồn vốn vay, do nợ xấu gia tăng gây nên chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao. Vì vậy, nhiều ngân hàng có nợ xấu cao khó có thể giảm lãi suất cho vay vì những món nợ cũ đã cho vay với lãi suất cao đồng thời nợ mới cũng lãi suất cao nên họ muốn giữ lại để bù trừ cho chi phí và thiệt hại phát sinh từ những món nợ xấu hiện đang nằm trong sổ sách. Thứ tám, tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế. NHTM là doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Do đó, nợ xấu của NHTM ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế là tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế. Qua đó, nợ xấu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển củ nền kinh tế. Khả năng khai thác, đáp ứng vốn và khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế sẽ bị hạn chế khi nợ xấu phát sinh. Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, sự tăng trưởng và phát triển nề kinh tế trong cùng thời kỳ đó do vốn bị tồn đọng, sản xuất kinh doanh trì trệ./. ThS. Mạnh Thị Thu Hiền - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Tin tức liên quan

  • Đề nghị và chấp nhận đề nghị sửa đổi hợp đồng (21/12/2023 )
  • Giá trị pháp lý của giấy tờ được lập khi thực hiện hợp đồng (21/12/2023 )
  • Trường hợp thư từ do nhân viên gửi ràng buộc doanh nghiệp (21/12/2023 )
  • Trường hợp thư từ do nhân viên gửi không ràng buộc doanh nghiệp (21/12/2023 )
  • Bù trừ nghĩa vụ giữa các bên (21/12/2023 )
  • Thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin (21/12/2023 )
Xem thêm » Alternate Text

Thông báo

  • Giấy mời số 120/GM-BTP ngày 10/4/2024
  • Giấy mời số 188/Gm-BTP ngày 07/5/2024
Alternate Text

Liên kết website

Liên kết website Kênh Youtube của Chương trình 585 Đề nghị cung cấp khó khăn, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chuẩn bị cho Diễn đàn: "Kinh doanh và Pháp luật" năm 2022

Từ khóa » Sử Dụng Dự Phòng để Xử Lý Rủi Ro Tín Dụng