Xử Lý Rủi Ro Trong Hoạt động Của Tổ Chức Tín Dụng, Chi Nhánh Ngân ...

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Đăng nhập
  • English
Bộ tư pháp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sơ đồ cổng
  • Thư điện tử
  • Thông tin điều hành
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Số liệu thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
  • Chuyên Mục
    • Chỉ đạo điều hành
    • Văn bản chính sách mới
    • Hoạt động của lãnh đạo bộ
    • Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
    • Hoạt động của tư pháp địa phương
    • Hoạt động của đảng - đoàn thể
    • Nghiên cứu trao đổi
    • Thông tin khác
  • Chỉ đạo điều hành
  • Văn bản chính sách mới
  • Hoạt động của lãnh đạo Bộ
  • Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
  • Hoạt động của tư pháp địa phương
  • Hoạt động của Đảng - đoàn thể
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Thông tin khác
  • Hình ảnh
  • Video
Tốc độ tối đa của các loại xe từ năm 2025 Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung mới về xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Tăng cường kiểm tra, giám sát các địa phương có nhiều án hành chính tồn đọng Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) Tăng cường trao đổi với Liên bang Nga về chính sách pháp luật hình sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi Đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2020 đến nay Năm 2024, thi hành gần 622 ngàn việc, thu trên 117 nghìn tỷ đồng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo địa bàn tại tỉnh Phú Thọ prev2 next2 Xem tất cả
  • Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
  • Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
  • Nỗ lực rút ngắn thời gian soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn luật
  • Quy định của Bộ luật Hình sự về vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng
  • Hòa giải viên giỏi
  • Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
  • 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
  • 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
  • Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
  • Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
  • Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Văn bản chính sách mới Xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiMới đây, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Phạm vi điều chỉnh của Thông tư, như sau: Thứ nhất, Thông tư này quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có phát sinh từ các hoạt động sau: Cho vay; Cho thuê tài chính; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bao thanh toán; Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; Trả thay theo cam kết ngoại bảng; Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi tắt là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro; Ủy thác cấp tín dụng; Gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và gửi tiền tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài; Mua, bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ; Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; Mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành. Thứ hai, các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay không hủy ngang và các cam kết khác phát sinh rủi ro tín dụng (sau đây gọi chung là cam kết ngoại bảng) phải được phân loại theo quy định tại Thông tư này để quản lý, giám sát chất lượng hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thứ ba, việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp. Thứ tư, việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thứ năm, các khoản nợ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quy định cụ thể về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro khác với quy định tại Thông tư này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định đó của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thông tư này áp dụng đối với: Tổ chức tín dụng, bao gồm: ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận với điều kiện chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài tiên tiến và ưu việt hơn so với quy định tại Điều 10 Thông tư này. Hồ sơ, trình tự, thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư này. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng nước ngoài. Trong quá trình thanh tra, giám sát, nếu Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài không phản ánh được đầy đủ mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thực tế tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư này. Thông tư nêu rõ quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro, bao gồm: 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro. 2. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau: Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Được sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống, làm cơ sở để thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ đối với khách hàng cụ thể; Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ; Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm; Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng; Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm; Có quy định về định giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc, định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Thông tư này; Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ. 3. Chính sách dự phòng rủi ro tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau: Phù hợp với các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, tài chính và báo cáo, thống kê; Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý số dư cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định; Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất; Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động; Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung quy định từ điểm a đến điểm d Khoản này. Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng; trích lập dự phòng; sử dụng dự phòng rủi ro; quản lý nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; hạch toán và báo cáo. Về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước được quy định, cụ thể: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm: Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, thanh tra; Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro; Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Xử lý vi phạm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 24 Thông tư này theo thẩm quyền; Xử lý hồ sơ chấp thuận đề nghị của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài và đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính. Vụ Dự báo, thống kê đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về chế độ báo cáo thống kê việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro và xử lý tổn thất trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vụ Tài chính - Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán có liên quan theo quy định của pháp luật. CIC có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, thanh tra. Kiểm tra, thanh tra việc chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro; Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô; Xử lý vi phạm của chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô theo quy định tại Điều 24 Thông tư này theo thẩm quyền. Trong xử lý vi phạm: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này, ngoài việc phải thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro đối với nợ theo đúng quy định tại Thông tư này, theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.   Xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 30/07/2021 Mới đây, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư, như sau: Thứ nhất, Thông tư này quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có phát sinh từ các hoạt động sau: Cho vay; Cho thuê tài chính; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bao thanh toán; Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; Trả thay theo cam kết ngoại bảng; Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi tắt là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro; Ủy thác cấp tín dụng; Gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và gửi tiền tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài; Mua, bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ; Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; Mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành. Thứ hai, các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay không hủy ngang và các cam kết khác phát sinh rủi ro tín dụng (sau đây gọi chung là cam kết ngoại bảng) phải được phân loại theo quy định tại Thông tư này để quản lý, giám sát chất lượng hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thứ ba, việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp. Thứ tư, việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thứ năm, các khoản nợ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quy định cụ thể về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro khác với quy định tại Thông tư này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định đó của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thông tư này áp dụng đối với: Tổ chức tín dụng, bao gồm: ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận với điều kiện chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài tiên tiến và ưu việt hơn so với quy định tại Điều 10 Thông tư này. Hồ sơ, trình tự, thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư này. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng nước ngoài. Trong quá trình thanh tra, giám sát, nếu Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài không phản ánh được đầy đủ mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thực tế tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư này. Thông tư nêu rõ quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro, bao gồm: 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro. 2. Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau: Được xây dựng trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng đã thu thập được, kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Được sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống, làm cơ sở để thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ đối với khách hàng cụ thể; Có quy định chính sách tín dụng đối với khách hàng, trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý nợ; Có quy định về quản lý nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, quản lý tài sản bảo đảm; Có quy định về quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng; Có quy định về biện pháp bảo đảm, thẩm định và quản lý tài sản bảo đảm; Có quy định về định giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc, định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Thông tư này; Có quy định về các biện pháp thu hồi nợ. 3. Chính sách dự phòng rủi ro tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau: Phù hợp với các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, tài chính và báo cáo, thống kê; Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý số dư cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định; Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất; Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động; Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung quy định từ điểm a đến điểm d Khoản này. Ngoài ra, Thông tư còn quy định cụ thể về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng; trích lập dự phòng; sử dụng dự phòng rủi ro; quản lý nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; hạch toán và báo cáo. Về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước được quy định, cụ thể: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm: Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, thanh tra; Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro; Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Xử lý vi phạm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 24 Thông tư này theo thẩm quyền; Xử lý hồ sơ chấp thuận đề nghị của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài và đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính. Vụ Dự báo, thống kê đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về chế độ báo cáo thống kê việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro và xử lý tổn thất trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vụ Tài chính - Kế toán căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ hạch toán có liên quan theo quy định của pháp luật. CIC có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: Tiếp nhận quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để phục vụ cho công tác giám sát an toàn vi mô, thanh tra. Kiểm tra, thanh tra việc chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro; Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô; Xử lý vi phạm của chi nhánh của tổ chức tín dụng trên địa bàn, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc đối tượng giám sát an toàn vi mô theo quy định tại Điều 24 Thông tư này theo thẩm quyền. Trong xử lý vi phạm: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này, ngoài việc phải thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro đối với nợ theo đúng quy định tại Thông tư này, theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.   In bài viết Gửi phản hồi Gửi Email Các tin khác
  • Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản nợ của DATC (30/07/2021)
  • Quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí chi thường xuyên phải phù hợp với các quy định của Luật Cạnh tranh (30/07/2021)
  • Đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, trong phạm vi dự toán nguồn kinh phí được cấp có thẩm quyền giao (30/07/2021)
  • Chính sách có hiệu lực vào tháng 8/2021 (30/07/2021)
  • Lập dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định của pháp luật về NSNN (30/07/2021)
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (30/07/2021)
  • Chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết (27/07/2021)
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản pháp luật chuyên ngành
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Thông tin thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.

Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.

Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.

Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Sử Dụng Dự Phòng để Xử Lý Rủi Ro Tín Dụng