[ Tài Liệu - Bài Viết Tham Khảo ] - VẤN ĐỀ “KHÁCH QUAN” VÀ “CHỦ ...
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đến nội dung chính
[Văn hóa truyền thống ] - 47 cách nói I Love You ở Nhật Bản
[ Tài liệu - Bài viết tham khảo ] - VẤN ĐỀ “KHÁCH QUAN” VÀ “CHỦ QUAN” trong cách diễn đạt thông qua một số từ loại, mẫu câu tiếng Nhật
VẤN ĐỀ “KHÁCH QUAN” VÀ “CHỦ QUAN” trong cách diễn đạt thông qua một số từ loại, mẫu câu tiếng Nhật TS. Trần Sơn Trong tiếng Nhật có một số từ động từ, tính từ và một vài mẫu câu có cách dùng khác nhau về mặt cấu trúc ngữ pháp nhưng ý nghĩa không khác nhau mấy. Để phân biệt cách dùng khác nhau về mặt cấu trúc ngữ pháp của các loại từ ấy, chúng ta có thể quy vào hai trường hợp sau đây: Một là hiện tượng, sự cảm nhận, phán đoán khách quan (KQ) của con người. Hai là ý định, sự cảm nhận, sự nhận xét, sự phán đoán hay dự đoán chủ quan của bản thân người đó thông qua cách sử dụng của các dạng biến đổi từ loại (động từ chuyển thành danh từ, tính từ chuyển thành trạng từ) hoặc cách sử dụng các loại tính từ, động từ có ý nghĩa tương đương, các dạng mẫu câu … 1. Về động từ 1.1- Cách dùng động từ “yasumu” và danh từ “yasumi” Phân biệt cách dùng động từ “yasumu” (nghỉ) và danh từ “yasumi” (việc nghỉ ngơi, ngày nghỉ). Do quan hệ ngữ nghĩa và cách dùng từ “nghỉ” trong tiếng Việt không có cách thể hiện hiện tượng khách quan và ý định chủ quan của con người như trong tiếng Nhật, nên người học không biết phân biệt cách dùng động từ bởi vì trong tiếng Việt từ “nghỉ” phần lớn được dùng làm động từ, như “Hôm nay tôi nghỉ học” (1), “Công ty hôm nay nghỉ” (2), “Ngày mai chủ nhật nghỉ (a), cậu có nghỉ (b) không? (3). Trong các câu trên, nếu chuyển sang tiếng Nhật thì từ “nghỉ” không thể dùng động từ “yasumu” ở tất cả các câu như trên theo kiểu tiếng Việt được, mà phải phân biệt câu nào thể hiện hiện tượng khách quan, câu nào thể hiện ý định chủ quan của con người để biết cách dùng. Nếu dùng động từ “yasumu” là thể hiện ý định chủ quan, còn nếu dung danh từ “yasumi” thể hiện hiện tượng khách quan. Vậy ta hãy xem câu (1) “Hôm nay tôi nghỉ học” thể hiện rõ ý định chủ quan, nên phải dung động từ “gakkoo wo yasumimasu” (tôi nghỉ học). Câu (2) “Công ty hôm nay nghỉ” thể hiện hiện tượng khách quan, nên phải dùng danh từ “Kaishawa yasumi desu” (Công ty nghỉ). Câu (3) phần câu (a) “Ngày mai chủ nhật nghỉ” thể hiện hiện tượng khách quan nên phải dùng danh từ “Nichiyoobiwa yasumi desu”, phần câu (b) “Cậu có nghỉ không?” thể hiện ý định chủ quan “cậu có nghỉ không?” nên phải dùng động từ “yasumimasu ka? Sau đây là một vài ví dụ : a) 日曜日は学校は休みです。 (KQ) Nhà trường nghỉ ngày chủ nhật b) 一週間に2日休みがあります。 (KQ) Một tuần nghỉ 2 ngày. c) 風邪を引いて、学校を休みました (CQ) Tôi bị cảm phải nghỉ học. d) A先生は夏は10日間ぐらいお休みになるそうです。(CQ) Thày A thường nghỉ hè khoảng 10 ngày. * Câu (a) và (b) chỉ hiện tượng khách quan, dùng danh từ "yasumi" * Câu (b) và (d) chỉ ý định chủ quan, dùng động từ "yasumimashita" và động từ dạng kính ngữ "Oyasumininaru". …………….. 1.2- Cách dùng động từ "tanoshimu" và danh từ "tanoshimi" Thông thường phân biệt hai từ này về từ loại thì rất dễ (đuôi "mu" là động từ, đuôi "mi" là dạng danh từ của động từ) nhưng phân biệt về cách dùng thì rất khó. Vì vậy, chúng tôi quy thành sự cảm nhận khách quan và sự cảm nhận chủ quan để phân biệt cách dùng hai từ này như sau : - Chỉ sự cảm nhận khách quan dùng danh từ TANOSHIMI Ví dụ : a) 夏休みにいろいろな所へ行きたいと思っています。夏休みが楽しみです。 Tôi rất muốn đi nhiều nơi vào mùa hè. Kỳ nghỉ hè sẽ rất vui. b) 私は ハノイで会えるのを楽しみにしています。 Tôi rất vui chờ ngày gặp anh ở Hà Nội. Trong hai câu trên thì câu (a) rõ ràng là sự cảm nhận khách quan : Kỳ nghỉ hè sẽ rất vui. Còn câu (b) có vẻ như sự cảm nhận chủ quan, nhưng thực ra không phải. Câu tiếng Nhật nguyên nghĩa là "Tôi lấy việc sẽ gặp được anh ở Hà Nội làm niềm vui" vì TANOSHIMI là danh từ. Mà niềm vui ấy là niềm vui chung của hai người. Câu tiếng Việt "Tôi rất vui chờ ngày gặp anh ở Hà Nội" là dịch theo ý. - Chỉ sự cảm nhận chủ quan dùng động từ TANOSHIMU Ví dụ : a) わたしは 日本での留学生活を楽しんでいます。 Tôi rất vui được sống và học tập ở Nhật bản. b) 友達から借りた日本の歌のテープを毎晩楽しんでいます。 Tối nào tôi cũng thích nghe băng bài hát Nhật bản mượn của bạn tôi. Hai câu trên hoàn toàn do tự mình cảm thấy vui, phấn khởi với cuộc sống du học tại Nhật Bản. Riêng câu (b) tiếng Việt là "thích nghe băng", nhưng thực ra câu tiếng Nhật là "Tối nào tôi cũng vui với băng bài hát Nhật Bản". …………….. 1.3- Cách dùng động từ "sumu", động từ "owaru" và "oeru" Hai động từ "sumu" và "owaru" là hai nội động từ, còn "oeru" là ngoại động từ. Ba động từ này đều có nghĩa là xong, hết, kết thúc. Nhưng để phân biệt cách dùng ba động từ kể trên thì hầu như người học chỉ biết dùng động từ "owaru" mà thôi. Sau đây chúng tôi xin quy vào hiện tượng khách quan, sự nhận định chủ quan hoặc ý định chủ quan để phân biệt cách dùng ba động từ kể trên như sau : + Chỉ hiện tượng khách quan dùng động từ SUMU - Dùng mẫu câu ……..ga sumu (việc gì xong) Ví dụ : a) 3時に授業が済むから、ちょっとお待ちください。 Vì tôi lên lớp đến 3 giờ là xong, vậy xin chờ cho một lát nhé ! b) 明日試験が済んだら、あそびに行こう。 Ngày mai thi xong ta đi chơi nhé ! - Dùng mẫu câu Vnakute + sumu hoặc Vzuni + sumu (không….cũng ổn, hoặc không……thế là xong) Ví dụ : a) 奨学金がもらえるようになったので、アルバイトをしなくて済む。 Vì sắp được nhận học bổng nên không đi làm thêm cũng ổn. b) 風邪を引いたが軽いので、病院に行かずに済みました。 Bị cảm nhưng nhẹ thôi, nên tôi không phải đi bệnh viện (thế là xong). Hiện tượng khách quan thể hiện qua bốn ví dụ trên có nghĩa là "công việc ấy xong là tất nhiên hoặc không làm như thế là xong, là ổn rồi". + Chỉ sự nhận định chủ quan dùng động từ OWARU - Dùng mẫu câu ……ga owaru hoặc ……wo owaru Ví dụ : a) 夏が終わる。 Mùa hè đã hết. b) あと一週間で、前期の授業が終わります。 Còn một tuần nữa là kết thúc lên lớp học kỳ I. c) これで今日の会を終わります。 Đến đây là kết thúc buổi họp hôm nay. d) 私は10分で自分の発表を終わりました。 Tôi đã phát biểu xong trong 10 phút. Bốn ví dụ trên đều nói lên sự nhận định chủ quan về một hiện tượng khách quan. Hai câu sau là (c) và (d) dùng mẫu câu "…..wo owaru" (nội động từ dùng wo) vẫn thể hiện sự nhận định chủ quan, không có ý chủ động của người nói. + Chỉ ý định chủ quan dùng động từ OERU Động từ "oeru" là ngoại động từ nên lúc nào cũng dùng trợ từ "wo" với ý nghĩa chủ động (ý định chủ quan) của người nói. Ví dụ : a) 2泊3日の日程を終えて、長崎に戻りました。 Kết thúc lịch trình hai ngày ba đêm, tôi đã trở về Nagasaki. b) 宿題を終えてから、友達のアパートへ遊びに行きました。 Làm xong bài tập, tôi đã đến chơi chỗ bạn tôi. c) 食事を終えてから、散歩に出かけます。 Ăn cơm xong, tôi sẽ đi dạo. Ba ví dụ trên thể hiện tính chủ động trong ý định chủ quan của người nói : Chủ động hoàn thành công việc trước rồi làm tiếp công việc sau. …………… 2. Về tính từ 2.1- Cách dùng tính từ “osoi” (chậm, muộn) và “osoku”) (tính từ osoi đổi đuôi i thành ku làm trạng từ đi trước động từ). Dùng tính từ để thể hiện sự cảm nhận khác quan và dùng tính từ làm trạng từ để chỉ ý định chủ quan Ví dụ : a) 田中さんは夜寝るのがいつも遅いです. (KQ) Anh Tanaka tối nào cũng đi ngủ muộn. (Việc đi ngủ của anh Tanaka luôn muộn) b) 日曜日は遅く起きます。(CQ) Ngày chủ nhật tôi ngủ dậy muộn. c) 夕べ遅くまで食堂でパーテイーをやっていました. (CQ) Tối qua liên hoan ở nhà ăn mãi đến khuya. Câu (a) chỉ sự cảm nhận khách quan,dùng tính từ “osoi”. Câu (b) và (c) chỉ ý định chủ quan, dùng tính từ làm trạng từ “osoku” ………….. 2.2- Cách dùng tính từ “hayai” (nhanh, sớm) và “hayaku” (tính từ hayai đổi đuôi i thành ku làm trạng từ) cũng được dùng để thể hiện sự cảm nhận khách quan và ý định chủ quan như trường hợp tính từ “osoi” kể trên. Ví dụ : a) クラス長は学校に来るのがいつも早いです。(KQ) Lớp trưởng bao giờ cũng đến lớp sớm (Việc đến Trường của lớp trưởng bao giờ cũng sớm) b) 私は今朝早く起きました。(CQ) Sáng nay tôi đã dạy sớm. c) 月日がたつのは本当に速いものです。(KQ) Ngày tháng trôi đi thật là nhanh. d) 最近前より速く作文が書けるようになりました. (CQ) Gần đây tôi làm bài tập làm văn nhanh hơn trước. - Câu (a) và (c) chỉ sự cảm nhận khách quan, dùng tính từ“hayai” - Câu (b) d() chỉ ý định chủ quan, dùng tính từ làm trạng từ “hayaku” …………………. 2.3- Cách dùng tính từ "tanoshii "(vui vẻ) và tính từ "ureshii "(cảm thấy vui). Thông thường phân biệt cách dùng hai tính từ này ở chỗ "niềm vui công khai, mọi người cùng vui" thì dùng tính từ "tanoshii", còn "niềm vui ẩn ở trong lòng, không nói ra người khác không biết" thì dùng tính từ "ureshii". Phân biệt về nghĩa giữa hai tính từ trên là như vậy, nhưng thực tế người học thường rất lúng túng khi sử dụng. Vì vậy chúng tôi xin quy vào hai trường hợp : sự cảm nhận khách quan và sự cảm nhận chủ quan để phân biệt cách dùng hai tính từ như sau: - Chỉ sự cảm nhận khách quan, dùng tính từ TANOSHII Ví dụ : a) 日本での留学生活は とても楽しいです。 (KQ) Cuộc sống du học tại Nhật Bản rất vui. b) みんなでバレボールをして、とても楽しかった。 (KQ) Tất cả mọi người chơi bóng chuyền rất vui. c) 毎晩6時ごろ、友達と一緒に楽しく晩御飯を食べます。(KQ) Khoảng 6 giờ tối hàng ngày, tôi cùng ăn cơm vui vẻ với các bạn. Ba câu trên đều thể hiện sự cảm nhận niềm vui chung, niềm vui của mọi người, do đó đều dùng tính từ TANOSHII. Câu (c) tính từ "tanoshii" được dùng làm trạng từ "tanoshiku" cho động từ "tabemasu"(ăn), ngữ nghĩa không có gì thay đổi. - Chỉ sự cảm nhận chủ quan về niềm vui trong lòng không bộc lộ ra bên ngoài, nếu không nói ra thì người khác thường là không thấy. Có thể nói đấy là niềm vui thầm kín, của riêng từng người. Vậy khi nói ra là sự cảm nhận chủ quan của mình, trường hợp này dùng tính từ URESHII. Ví dụ : a) きのうとてもうれしいことがありました。 (CQ) Hôm qua tôi có chuyện rất vui. b) 大学入学試験に合格できて、とてもうれしいです。 (CQ) Tôi rất vui vì đã trúng tuyển vào đại học. c) 恋人から手紙をもらって、とてもうれしかったです。(CQ) Tôi rất vui vì nhận được thư của người yêu. d) 家族から手紙をもらって、タンさんはとてもうれしそうです。(CQ) Nhận được thư của gia đình nên anh Tân có vẻ rất vui. e) この大学に入学できたことをうれしく思っています。 (CQ) Tôi rất phấn khởi vì đã thi được vào Trường này. Năm câu trên thì 4 câu (a, b, c, e) chủ ngữ đều là tôi , lẽ dĩ nhiên niềm vui ấy đều do tự người đó nói ra. Còn câu (d) tuy không phải anh Tân nói ra nhưng người khác nhận xét cái suy nghĩ chủ quan của anh Tân có một phần nào đó đã được bộc lộ ra ngoài mà người khác thấy được. …………………………….. 3. Về tính từ và động từ Cách dùng tính từ "ooi " (nhiều, có nhiều) và động từ tồn tại "aru" đi với trạng từ "takusan" (takusan aru = có nhiều). Khi dùng tính từ "ooi" thường chỉ sự cảm nhận khách quan của con người khi thấy hiện tượng khách quan ấy. Ví dụ : a) 日本に来ている中国留学生はとても多いです。 (KQ) Rất nhiều sinh viên Trung quốc đến Nhật Bản. b) 宿題が多くて、遊ぶ時間はほとんどありません。(KQ) Nhiều bài tập quá, hầu như tôi không còn thời gian đi chơi. c) 用例の多い辞書がほしいです。 Tôi cần cuốn từ điển có nhiều ví dụ. (KQ) Còn cách dùng động từ tồn tại "aru" đi với trạng từ "takusan" thường chỉ sự nhận xét chủ quan của con người về sự tồn tại khách quan ấy. Ví dụ : a) 先生の本棚には辞書がたくさんあります。 (CQ) Trên giá sách của thầy giáo có nhiều từ điển. b) この問題については、たくさん研究論文がある. (CQ) Có nhiều luận văn nghiên cứu về vấn đề này. c) 花の種類はたくさんあるので、おぼえられないのです.(CQ) Vì có nhiều loại hoa nên tôi không thể nhớ được. Trong tiếng Việt chỉ có một cách dùng "có nhiều" hoặc "nhiều", nên khi sử dụng tính từ "ooi" và động từ đi với trạng từ "takusan aru" cứ tưởng như nhau, nhưng thực tế có sự phân biệt về sự cảm nhận khách quan (dùng tính từ "ooi") và sự nhận xét chủ quan về sự tồn tại khách quan ấy (dùng động từ "aru" đi với trạng từ "takusan"). 4. Về mẫu câu 4.1- Cách dung mẫu câu “…soda”. Động từ và tính từ 1 nguyên dạng (Vru, Ai), tính từ 2 và danh từ (Na và N) cộng thêm “da” đi với “sooda” để chỉ sự phán đoán khách quan. Còn động từ chia đoạn I (V(i), tính từ 1 và 2 đều cắt đuôi (cđ) đi với soda để thể hiện sự phán đoán chủ quan. Có thể tóm gọn theo công thức sau: Vru , A i、 Na vµ N + da + sooda (KQ) V(i), A và Na (cđ) + sooda (CQ ) Ví dụ : a) 新聞によると、今年は交通事故の死者が激増しているそうだ。(KQ) Theo báo chí thì năm nay số người chết vì tai nạn giao thông tăng nhiều. b) 今年の冬は暖かいそうだ。(KQ) Nghe nói mùa đông năm nay không lạnh. c) 昔はこのあたりは海だったそうだ。 (KQ) Nghe nói ngày xưa vùng này là biển d) その料理はおいしそうだ。 (CQ) Món ấy trông có vẻ ngon. e) 今日は傘を持って行った方がよさそうだ.(CQ) Hôm nay có lẽ nên mang ô đi. * Câu (a)(b)(c) đều phán đoán theo khách quan (theo báo chí, nghe nói...) * Câu (d) và (e) là sự phán đoán chủ quan (trông có vẻ ngon, có lẽ nên mang...) * Câu (e) tính từ 1 “yoi” (tốt) là trường hợp phán đoán chủ quan, do an hệ cấu trúc ngữ pháp, tính từ đuôi i không cắt đuôi i mà đổi i thành đuôi sa → yosasooda …………. 4.2-Cách dung mẫu câu “ことになる…(kotoni naru)”(1) và “ことにする(…kotoni suru)”(2). Mẫu câu (1) kotoni naru do khách quan quyết định, còn mẫu câu (2) kotoni suru là do chủ quan quyết định. Khách quan quyết định ở đây có nghĩa là do cơ quan, đoàn thể, một tâp thể quyết định hoặc hai người đã có ước hẹn trước kể cả những thông lệ, tập quán đã có sẵn từ trước. Còn chủ quan quyết định là nói cá nhân hoặc một tập thể chủ động quyết định không lệ thuộc vào người khác hoặc cơ quan, tổ chức nào đó. Ví dụ: a) 今度 日本へ行くことになりました。 (KQ) Dịp tới tôi định đi Nhật. b) よく話し合った結果、やはり離婚ということになりました。(KQ) Sau khi trao đổi kỹ, cuối cùng đi đến ly hôn. c) これからあまりあまい物は食べないことにしよう. (CQ) Từ giờ tôi quyết định ko ăn đồ ngọt nữa . d) きょうはどこへも行かないで勉強することにしたよ。 (CQ) Tôi quyết định hôm nay học bài không đi đâu cả. * Câu (a) và (b) do khách quan quyết định (tôi được cơ quan, gia đình cho đi, vấn đề ly hôn do hai bên bàn bạc, kết quả đi đến ly hôn, không phải do một phía nào chủ động quyết định, được coi là do khách quan quyết định). * Câu (c) và (d) hoàn toàn do chủ quan quyết định. ………………….. 4.3-Dùng mẫu câu " tabun........daroo(deshoo)たぶん….だろう" để thể hiện sự dự đoán chủ quan. Thường dùng trong văn viết không phân biệt người sử dụng là nam giới hay nữ giới. Nhưng trong văn nói thì chỉ nam giới sử dụng và cách nói lịch sự thì dùng : "tabun......deshoo たぶん ….でしょう". Mẫu câu này cũng có thể lược bỏ trạng từ "tabun" mà chỉ dùng "daroo" hoặc "deshoo" thôi. Ví dụ : a) たぶん田中さんも来るでしょう。 Có lẽ anh Tanaka cũng đến. b) この辺は木も多いし、たぶん昼間も静かだろう。 Vùng này có nhiều cây cối, có lẽ buổi trưa yên tĩnh. c) この程度の作文なら、誰にでも書けるだろう。 Với mức độ bài văn như thế này có lẽ ai cũng viết được. d) これだけ長い手紙を書けば、たぶんご両親も満足するでしょう。 Nếu viết được bức thư dài ngần ấy chắc là hai cụ cũng hài lòng. ………………. 5.Dùng trợ động từ rashii (らしい) ở cuối câu để thể hiện sự cảm nhận khách quan. Tiếng Việt có thể dùng từ có nghĩa tương đương là "hình như" hoặc "có lẽ ". Ví dụ : a) あの人は、どうも部屋にいないらしいです。電気が消えています。 Hình như anh ta không ở trong phòng. Điện tắt mà. b) ラジオで聞きましたが、明日は天気が悪いらしいです。 Tôi đã nghe đài, hình như ngày mai thời tiết xấu. c) あの料理は、どうもおいしくないらしいです。たくさん残っています。 Hình như món ăn ấy không ngon, còn thừa nhiều. d) あの仕事は、どうも大変らしいです。みんなやりたがりません。 Công việc ấy có lẽ vất vả, chẳng ai muốn làm. e) 本で読みましたが、この新しい薬は安全ではないらしいです。 Tôi đã đọc ở sách rồi, loại tân dược này có lẽ không an toàn. …………………. 6. Dùng mẫu câu ……ga Vte+kita (がVてきた) để thể hiện sự cảm nhận chủ quan từ thực tế khách quan đem lại. Ví dụ : a) 雨が降ってきました。 Trời mưa rồi. b) いいにおいがしてきました。 Tôi thấy có mùi thơm. c) 寒気がしてきました。 Tôi thấy người ớn lạnh. Nhưng trong trường hợp không phải mẫu câu….ga Vtekita(がVてきた) mà là mẫu câu …wa Vtekita (はVてきた) thì không thể hiện sự cảm nhận chủ quan mà là thể hiện quá trình phát triển liên tục. Ví dụ : a) 近年ベトナムの経済は発展してきた。 Kinh tế Việt Nam những năm gần đây phát triển liên tục. b) 人々は昔から自然と戦ってきた。 Con người từ xưa đã đấu tranh liên tục với thiên nhiên. c) わたしたちの生活はだんだん向上してきた。 Cuộc sống của chúng ta ngày càng được nâng cao. ……….. 7. Dùng mẫu câu .....yoo desu (ようです/ようだ) để chỉ sự cảm nhận chủ quan. Ví dụ : a) 熱があるようですね。顔が赤いですよ。 Có lẽ bạn bị sốt. Mặt đỏ lắm đấy. b) ええ。少し寒気がします。どうも風邪を引いてしまったようです。 Vâng, tôi thấy người hơi ren rét. Có lẽ là tôi đã bị cảm. c) マナさんはどうも勉強が嫌いなようです。いつも外で遊んでいます。 Hình như Mana ko thích việc học, lúc nào cũng thấy đi chơi. d) この機械はどうも古いようです。あまり動きません。 Chiếc máy này có lẽ cũ quá rồi. Nó chạy ọc ạch lắm. e) この問題は簡単ではないようです。誰も答えられません。 Hình như đề này không dễ. Chẳng có ai trả lời được. Tài liệu tham khảo 1- Từ điển mẫu câu tiếng Nhật. Nhà xuất bản Giáo Dục 1999. 2- 教師と学習者のための日本語文型辞典 くろしお出版 1998. 3- 外国人のための日本語 例文・問題 シリーズ 1 副詞( Adverbs ) 荒竹 出版 1987. 4- Giáo trình Tiếng Nhật dùng cho người Việt Nam Wakar Nihongo. Tập I , II , III. 5- 初級日本語 - 新装版 東京外国語大学 留学生日本語教育センターNhận xét
Đăng nhận xét
Bài đăng phổ biến
[Khám phá Nhật Bản ] - Đơn vị hành chính của Nhật
Ở Việt Nam dùng các đơn vị hành chính: Tỉnh ( 省 ), Huyện ( 県 ), Xã ( 社 ), Thôn / Làng ( 村 ) Thành phố ( 城舗 ), Quận ( 郡 ), Phường ( 坊 ), Tổ dân phố ( 組民舗 ) Nhật Bản sử dụng 都道府県 To-dou-fu-ken (kanji: Đô - Đạo - Phủ - Huyện) trong đó: Có một To 都 là 東京都 Toukyou-to Có hai Fu 府 là 京都府 Kyouto-fu và 大阪府 Oosaka-fu Có một Dou 道 là 北海道 Hokkaidou (Bắc Hải Đạo) Có 43 Ken 県 ví dụ Saitama-ken, Chiba-ken, v.v... => Tương ứng với tỉnh Việt Nam Tổng cộng: Nhật Bản có 47 To-Dou-Fu-Ken 1. 市町村 Shi-Chou-Son (Thị - Đinh - Thôn) Đơn vị hành chỉnh nhỏ hơn "Ken": 市 Shi = Huyện 町 Chou = Khu phố 村 Son = Thôn Ở Tokyo thì là 区市町村 Ku-Shi-Chou-Son, trong đó Ku 区 là "quận". Chữ 市 Shi cũng dùng chỉ thành phố, ví dụ さいたま市 Saitama-shi là thành phố Saitama (nằm trong Saitama-ken = Tỉnh Saitama). 北京市 Pekin-shi là thành phố Bắc Kinh. 2. Địa chỉ tại Nhật Bản 2.1. Địa chỉ tại Tokyo Sẽ viết như sau: Tokyo-To, -ku, , X-Y-Z Trong...[Văn hóa truyền thống ] - 47 cách nói I Love You ở Nhật Bản
Những đặc trưng văn hoá ở các vùng miền Nhật Bản luôn đa dạng và khác biệt một cách đáng ngạc nhiên. Và phụ nữ ở 47 tỉnh thành khác nhau của xứ sở này cũng có cách thổ lộ tình yêu rất khác nhau. Toyama: Suki ya cha Yamagata: Honten daisuki da kan na Fukushima: Suki da Aomori: Tangen da ba daisuki da yo Fukui: Daisuki ya zo Hokkaido: Namara suki dassho Iwate: Zutto daisugi da sukai Akita: Suttage suki da Ishikawa: Suki yay o Miyagi: Suki desu Tokyo: Daisuki Nagano: Daisuki da yo Niigata: Daisuki da kan na Saitama: Eree suki nan yo Gunma: Nakkara daisuki nan sa nen Ibaraki: Daisuki de shaanme Yamanashi: Daisukkitsukon Tochigi: Honto daisuki da yo Chiba: Daisuki Kanagawa: Daisuki Aichi: Dera suki ya ni Shizuoka: Bakka suki da Hyogo: Meccha suki ya de Osaka: Meccha daisuki ya de Nara: Honma suki ya de Shiga: Daisuki ya de Gifu: Meccha suki ya yo Kyoto: Honma ni suki ya de Mie: Meccha suki ya de Wakayama: Meccha suki ya de Hiroshima: Bari daisuki jake To...[ Tài liệu - Bài viết tham khảo ] - Mối liên hệ giữa tính từ & động từ
Mối liên hệ giữa tính từ & động từ Có nhiều tính từ & động từ có ý nghĩa và hình thức giống nhau trong tiếng nhật, mọi người cùng tham khảo xem . 1/ Tính từ đuôi い có dạng kết thúc là [- i] và động từ dạng kết thúc [-ru] Vd: ねむい( Nemu i ) …… ねむる( Nemu ru ) けむい( Kemu i ) …… けむる( Kemu ru ) ほそい( Hoso i ) ........ ほそる( Hoso ru ) くさい (Kusa i )……… くさる( Kusa ru ) 2/ Tính từ đuôi い có dạng kết thúc là [-a i] và động từ dạng kết thúc [-e.ru](tha động từ) , [-as.u](tự động từ) Vd Tính từ tha động từ tự động từ ...Từ khóa » Chủ Quan Trong Tiếng Nhật Là Gì
-
Chủ Quan Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Số
-
Chủ Quan/ Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Số
-
Mẫn Cảm, Chủ Quan, đến Lúc Này ( Chỉ Sự Việc đã Muộn) Tiếng Nhật Là ...
-
Quạt Tròn, Quạt Giấy, Có Tính Chủ Quan, Quan điểm Nói Trước Công ...
-
Chủ Quan Trong Tiếng Nhật, Dịch, Tiếng Việt - Glosbe
-
ý Kiến Chủ Quan Trong Tiếng Nhật Nghĩa Là Gì? - Mazii
-
Nói Câu Này Trong Tiếng Nhật Như Thế Nào? "Đừng Chủ Quan Nhé"
-
Tính Khách Quan Tiếng Nhật Là Gì?
-
Chủ Quan Tiếng Trung Là Gì
-
"Cùng Nhau Học Tiếng Nhật" Là Gì? - NHK
-
Cùng Nhau Học Tiếng Nhật – Bài 1 | NHK WORLD RADIO JAPAN
-
Xưng Hô Trong Tiếng Nhật Như Thế Nào Mới CHUẨN?
-
Tiếng Nhật Làm Thêm Trong Nhà Hàng, Quán ăn Tại Nhật
-
'chủ Quan' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt