Tại Sao Lại Gọi Là "thức ăn"? - PN-Hiệp
Có thể bạn quan tâm
Trang
- Trang chủ
- Trang Multiply
- Guest Book
- Photo
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016
Tại sao lại gọi là "thức ăn"?
Ảnh Internet. Sáng coi trên tivi tiểu phẩm hoạt họa hài thấy có nói vui về hai chữ "thức ăn". Nhân vật này hỏi nhân vật kia "tại sao gọi là thức ăn chứ không gọi là cái ăn?". Người được hỏi trả lời là "vì cái là giống cái, mà món ăn thì làm từ cái đực gì cũng xơi được tuốt". Còn ý kiến của người hỏi là "người ta phải thức mới ăn được chứ ngủ làm sao ăn?". Coi tiểu phẩm hài này mới sực nhớ và tự hỏi xem chữ "thức" trong "thức ăn" có nghĩa là gì? Hình như người miền Bắc gọi là "thức ăn, thức uống", còn người miền Nam gọi là "đồ ăn, đồ uống". Tôi nhớ hồi nhỏ ở Saigon khi có tiền tụi con nít thường rủ nhau đi "ăn đồ". Có lẽ miền Bắc kiêng chữ "đồ" khi gọi món ăn, bởi thấy ngày xưa vẫn gọi thày giáo dạy học là "thầy đồ", chẳng thấy kiêng cử gì? Thử lục trong Đại Nam Quấc âm tự vị của cụ Huình Tịnh Paulus Của xuất bản ở Saigon năm 1895 ra xem, thì thấy đúng là không thấy chữ "thức" trong giải thích món ăn (chỉ giải thích những nghĩa thông thường). Còn trong Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức ấn hành tại miền Bắc từ năm 1931, chữ "thức" ngoài những nghĩa ta thường thấy như trong "thức, ngủ", "cách thức, thể thức, tri thức"... thì "thức" được giải thích là "thứ, món" (thức ăn, thức mặc). Trong Tự điển truyện Kiều, cụ Đào Duy Anh giải thích chữ "thức" như sau: - Thức: Chỉ món hoa quả, món ăn. Thức hồng: cái hoa, chỉ sắc đẹp. Hoa hương càng tỏ thức hồng (câu 493). Thức thức: món này món khác. Thì trân thức thức sẵn bày (câu 377). Như vậy chữ "thức" có nghĩa là món ăn là tiếng Việt cổ, đã hiện diện trong truyện Kiều. Trong chữ Nôm, chữ "thức" có nghĩa là "món ăn" được viết như sau 式, mượn âm và chữ 式 trong chữ Hán (âm Hán-Việt đọc là "thức", đây là phép giả tá, mượn một chữ Hán, âm Hán-Việt đồng âm nhưng không đồng nghĩa để thành một chữ Nôm). Chữ "thức" 式 trong chữ Hán có nghĩa là "phép tắc, khuôn mẫu, nghi lễ, quy cách, phương pháp..." (những nghĩa ta thường gặp, và tất cả các nghĩa trong chữ Hán, không có nghĩa nào liên quan đến món ăn).Bài cùng chủ đề:
13 nhận xét :
- Vũ Nho Ninh Bình10:22:00 6 thg 7, 2016
Thật thú vị khi mấy nhân vật hài giải thích "Thức ăn" là có Thức ( không ngủ) thì mới ăn được!Càng thú hơn khi bác Hiệp tra cứu xem "THỨC" có nghĩa là gì. Thức ăn, thức uống; đồ ăn đồ uống; cái ăn cái uống ( cái ăn cái mặc); đồ ăn thức uống... Bác Hiệp đã đúng khi nói miền Bắc không kiêng chữ "đồ", chứng cớ trong "thầy đồ, ông đồ...". Nhưng đúng là miền Bắc dùng chữ "đồ" còn để chỉ cái khác : Miệng nhà quan có gang có thép/ Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm! Hoặc trong thơ Tú Xương : Cử Thăng, Huấn Mĩ, Tú Tây Hồ/ Ba bác chung nhau một cái đồ ( đề ảnh)... Miền Bắc vẫn gọi "đồ ăn" song song với thức ăn, món ăn, cái ăn... Thứ, món, thức dùng tương đương, nhưng vẫn có những sắc thái khác. Chả thế mà Thạch Lam khi viết về CỐM đã dùng "thức": Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh...Nếu thay "thức" bằng "món" hay từ nào khác, chắc sẽ giảm ý nghĩa trang trọng!
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown10:38:00 6 thg 7, 2016
Nghe, nói và dùng từ "thức ăn" hoài, nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới để ý xem chữ "thức" có ý nghĩa là gì? Cũng không ngờ đứng một mình chữ "thức" có ý nghĩa riêng là "món, món ăn" như giải thích của VN tự điển và Từ điển truyện Kiều. Như bác Vũ Nho đã trích dẫn, ngày trước Thạch Lam khi nói về cốm, nhà văn đã dùng chữ "thức quà", "thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh...". Nếu không hiểu rõ nghĩa của chữ "thức" này, có khi mình còn cho là nhà văn ngày xưa viết sai chữ.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown10:38:00 6 thg 7, 2016
- Unknown21:08:00 6 thg 7, 2016
Vậy thức trong từ trí thức có nghĩa là gì và nó có cùng nghĩa với thức trong từ tri thức không vậy bác ?
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown06:34:00 7 thg 7, 2016
Từ "thức" trong "trí thức" của chữ Hán lại khác, viết là 識 thay vì 式, có nghĩa là "sự hiểu biết", cùng nghĩa với "thức" trong "tri thức, kiến thức".
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown06:34:00 7 thg 7, 2016
- Unknown06:01:00 7 thg 7, 2016
Lại đươc đọc những bai viết bàn về chữ nghĩa rất thú vụ, bổ ích của bác Hiệp rồi!Ỏ xứ Nghệ thì vẫn nói « đồ ăn» bác à. - Đi mua đò ăn- Đồ ăn thức uống cần sạch sẽ.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknown06:02:00 7 thg 7, 2016
Lại đươc đọc những bai viết bàn về chữ nghĩa rất thú vụ, bổ ích của bác Hiệp rồi!Ỏ xứ Nghệ thì vẫn nói « đồ ăn» bác à. - Đi mua đò ăn- Đồ ăn thức uống cần sạch sẽ.
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown07:21:00 7 thg 7, 2016
Gọi là "đồ ăn", "thức ăn" chắc là tùy từng thói quen của vùng, miền.Lâu lâu cũng phải quay lại đề tài này :-)
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown07:21:00 7 thg 7, 2016
- Unknown09:46:00 7 thg 7, 2016
Hồi này con bận đi tỉnh, nay mới về thành. Đọc bài của bác dù chỉ là những vấn đề đơn giản, mắt thấy tai nghe hàng ngày, nhưng cũng biết thêm đựơc bao cái khác. ThẠt bổ ích. Cám ơn bác. Cuối tuần bác cháu lại "hẹn hò" làm ly cafe "chầu" đường bác chứ bác nhỉ. Chúc bác khoẻ.
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown09:56:00 7 thg 7, 2016
Đi tỉnh hoài không biết có kết được cô nào không?Nếu HT rảnh thì cuối tuần ghé chơi :-)
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknown12:19:00 7 thg 7, 2016
Dạ. Cuối tuần con ghé nhà bác. Tuần này con rảnh. :).
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown09:56:00 7 thg 7, 2016
- Unknown09:55:00 7 thg 7, 2016
Ngoài Bắc kiêng chữ "đồ" vì có câu: "Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm".Chưa kể "đồ" ngoài nghĩa là Thầy Đồ còn lại là nghĩa xấu, tội đồ, đồ chó, đồ khốn nạn...ví dụ thế ạ.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknown09:55:00 7 thg 7, 2016
Ngoài Bắc kiêng chữ "đồ" vì có câu: "Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm".Chưa kể "đồ" ngoài nghĩa là Thầy Đồ còn lại là nghĩa xấu, tội đồ, đồ chó, đồ khốn nạn...ví dụ thế ạ.
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown09:57:00 7 thg 7, 2016
Vậy là cũng có kiêng hả Toro, có lẽ tùy nơi chăng?
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown09:57:00 7 thg 7, 2016
Chủ đề
- Thủ công
- Tản mạn tôn giáo
- Du lịch
- Hoa trái
- Suy gẫm
- Tản mạn
Hàng xóm
- VŨ NHO NINH BÌNH THƯ PHÁP MỪNG XUÂN ẤT TỴ - Thư Pháp : MỪNG XUÂN ẤT TỴ [image: Inline image] Thư pháp của Đỗ...
- văn việt Mưa trên cánh bướm - *Lê Hồng Lâm* Tôi chọn *Mưa trên cánh bướm* của đạo diễn Dương Diệu Linh là phim “mở hàng” cho năm 2025 với suất chiếu sớm đúng ngày 1.1. Phim có cách ...
- Giao Blog Đặng Lê Quân (Teresa Teng) và Việt Nam - ghi chép cũ - Một trang trong cuộc đời của danh ca Đặng Lệ Quân, mà trước nay, còn ít người biết đến. Sưu tầm tư liệu và đưa lên dần dần. Tháng 1 năm 2025, *Giao Blo...
- VƯƠNG-TRÍ-NHÀN KỶ NIỆM DẦU TIẾNG Bút ký của Tô Hoài - Bút ký của Tô Hoài viết về một câu chuyện xảy ra từ 1942 ------------ Anh Thanh Tịnh có viết cho báo Du lịch chuyện khi còn trẻ anh làm nghề hướng dẫn kh...
- Minht 21/9/24. Những vần thờ.. ơ cóc. Cóc.. viết cho ngày 21/9. - Cóc… viết cho ngày 21/9. Ngày 21/9 năm nay vào ngày Thứ Bảy. Lão chủ tịt hay quên nhất là lúc này, đầu óc hay quên lắm, ngày 21/9 năm nay, chủ tịt chễm c...
- TỄU - BLOG Nguyễn Xuân Diện: NHƯ THANH NHẬT KÝ (TRỌN BỘ 7 KỲ) - Như Thanh nhật ký (2009) *Lâm Khang chủ nhân* Thưa chư vị, Hồi giữa năm 2008 Tây lịch, tôi và ông Thiền Phong, ông Chuyết Chuyết được cử đi Xứ Thanh ...
- TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN Các từ xà bông / xà phòng từ đâu mà ra? - Bản nháp (đã sửa chữa mười ba lần) tạm lưu ở đây. Xin các bạn đọc và góp ý giùm để sửa tiếp vài lần nữa. Cảm ơn rất nhiều.
- VanPham Thongdong KIM LĂNG THẬP NHỊ THOA PHÓ SÁCH - Hạ Kim Quế hành hạ Hương Lăng *“KIM LĂNG THẬP NHỊ THOA PHÓ SÁCH” GỒM NHỮNG AI?* Ở hồi thứ năm Hồng Lâu Mộng, Tào Công thông qua giấc mộng của Giả Bảo ...
- Bố susu NHỮNG LÝ DO NÊN MUA VÀ KHÔNG NÊN MUA MÁY CHẠY BỘ - Bình thường Minh tui vẫn chạy bộ vào buổi sáng ngoài bờ kè kênh Nhiêu Lộc gần nhà mình. Dạo gần đây, ở nhà có đứa cháu nó béo tốt lên từng ngày và mất dần ...
- Tuấn Công Thư Phòng “CÀN” TRONG “ĂN BẬY NÓI CÀN” NGHĨA LÀ GÌ? - Gánh nước thuê Ảnh: ST HOÀNG TUẤN CÔNG Độc giả Lê Thanh Hải hỏi: “*Tôi đọc cuốn “Thành ngữ bằng tranh” của Nhà xuất bản Kim Đồng th...
Lưu trữ Blog
Lưu trữ Blog tháng 3 ( 1 ) tháng 2 ( 1 ) tháng 1 ( 1 ) tháng 12 ( 3 ) tháng 10 ( 3 ) tháng 9 ( 2 ) tháng 8 ( 3 ) tháng 7 ( 1 ) tháng 5 ( 2 ) tháng 4 ( 2 ) tháng 3 ( 3 ) tháng 2 ( 1 ) tháng 1 ( 3 ) tháng 12 ( 3 ) tháng 11 ( 5 ) tháng 10 ( 4 ) tháng 9 ( 4 ) tháng 8 ( 5 ) tháng 7 ( 6 ) tháng 6 ( 11 ) tháng 5 ( 8 ) tháng 4 ( 9 ) tháng 3 ( 7 ) tháng 2 ( 8 ) tháng 1 ( 9 ) tháng 12 ( 13 ) tháng 11 ( 9 ) tháng 10 ( 13 ) tháng 9 ( 8 ) tháng 8 ( 18 ) tháng 7 ( 12 ) tháng 6 ( 9 ) tháng 5 ( 9 ) tháng 4 ( 5 ) tháng 3 ( 13 ) tháng 2 ( 18 ) tháng 1 ( 14 ) tháng 12 ( 14 ) tháng 11 ( 9 ) tháng 10 ( 7 ) tháng 9 ( 7 ) tháng 8 ( 10 ) tháng 7 ( 13 ) tháng 6 ( 12 ) tháng 5 ( 12 ) tháng 4 ( 12 ) tháng 3 ( 11 ) tháng 2 ( 13 ) tháng 1 ( 14 ) tháng 12 ( 11 ) tháng 11 ( 10 ) tháng 10 ( 12 ) tháng 9 ( 10 ) tháng 8 ( 13 ) tháng 7 ( 12 ) tháng 6 ( 12 ) tháng 5 ( 15 ) tháng 4 ( 17 ) tháng 3 ( 14 ) tháng 12 ( 1 ) tháng 11 ( 1 )Khách ghé thăm
Phạm Ngọc Hiệp
Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiXem nhiều
- Cồng và Chiêng có khác nhau không? Phụ nữ Mường đánh Chiêng. Ảnh Internet. Trong entry "Tiếng cồng chiêng" mới đây, ông bạn dungNobita (tôi hay gọi là cụ Nô)...
- Một số từ ngữ vay mượn từ tiếng Pháp trong tiếng Việt. Xe lô (xe trắc xông) xưa ở Saigon (xe màu đen phía bên tay phải xe xích lô). Ảnh Internet. Trong entry trước tôi có nói chuyện phiếm v...
- Bánh da lợn. Một ổ bánh da lợn cắt thành từng miếng nhỏ. Ảnh Internet. Để kết thúc loạt bài viết về mấy món bánh ăn chơi dân dã của hai miền Nam - ...
- Banh chành. Sáng nay gặp người quen hỏi: "Banh chành là gì?". Tôi hơi ngạc nhiên trước câu hỏi này, bởi cái từ "Banh chành" này lâu...
- Tên xưa của một số quốc gia. Ảnh Internet. Đọc bên nhà bác Hồng Ngọc thấy có nói về những cái tên cũ của một số nước mà bây giờ ít thấy ai nói hay viết, Chẳng hạn...
- Phương ngữ miền Bắc trong một vài bài thơ của Nguyễn Bính. Hái chè. Ảnh Internet. Ở bài trước thử bàn về chữ "giầu" và "trầu" là "trầu cau", trong câu thơ "Thô...
- Tiếng cồng chiêng. Ảnh 1: Cồng chiêng và rượu ghè là hai thứ không thể thiếu trong cuộc sống của người Thiểu số Tây nguyên. Ảnh Internet. Nhắc đến Tây n...
- "rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam"? Theo PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nh...
- Gấm vóc lụa là... Áo dài gấm (trong ảnh có ghi chú bên dưới "Gia đình một ông quan"). Ảnh Internet. Tết có dịp ngồi cà phê với mấy người bạ...
Nhận xét mới
Theo nhau
Từ khóa » Từ Hán Việt Có Nghĩa Là ăn Uống
-
Theo Ngữ Nghĩa Hán-Việt, “Ẩm”... - Nguyễn Phúc Travel Channel
-
Một Số Tiếng Hán Việt Liên Quan đến ăn Uống
-
Tra Từ: 食 - Từ điển Hán Nôm
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự THỰC 食 Trang 1-Từ Điển Anh Nhật ...
-
[PDF] ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ ĂN UỐNG TRONG TIẾNG HÁN VÀ ...
-
ẩm Thực Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ ĂN UỐNG TRONG ... - ResearchGate
-
Đặc điểm Trường Ngữ Nghĩa ẩm Thực (trên Tư Liệu Tiếng Hán ... - 123doc
-
Thức - Wiktionary Tiếng Việt
-
Ẩm Thực – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Của động Từ ăn Uống Trong Tiếng Hán Và Tiếng Việt
-
Từ 'ăn' Và Những Biến Thể đồng Nghĩa - Thể Thao & Văn Hóa
-
3000 Từ Hán Việt Cần Ghi Nhớ
-
Từ Điển - Từ ăn Uống Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm