Tako Hay Con Diều Truyền Thống Nhật Bản [たこ – 凧]

Diều được sáng tạo ra cách đây khoảng 2.000 năm ở Trung Quốc. Diều lần đầu tiên được du nhập vào Nhật Bản vào thời Heian (năm 794 – 1185), khi chúng được biết đến như “paper hawks” (những con diều hâu giấy) giống như ở Trung Quốc. Bởi vậy, người ta tin rằng diều được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc.

Trong tiếng Nhật, con diều được gọi là tako たこ – 凧 hoặc là  カイト (kite) theo tiếng Anh.

A_sketch_of_the_Mitsui_shop_in_Suruga_street_in_Edo

Vào thời Heian, diều chủ yếu được dùng để trao đổi những lời nhắn gửi. Người ta vẫn cho rằng diều được sử dụng để trao đổi tin tức băng qua các hào luỹ và vào trong các thành trì. Trong 1.000 năm lịch sử ở Nhật Bản, diều đã trải qua những bước phát triển tuyệt vời, chủ yếu là vì Nhật Bản có những vật liệu chất lượng cao như giấy, tre và dây để thả diều. Việc làm diều trở nên phổ biến, trên khắp nước Nhật người dân đã sáng tạo ra nhiều kiểu diều khác nhau. Song thời hoàng kim thực sự của diều là triều đại Edo (1603 – 1868). Vào thời đó, giá của giấy đã rất cao đến nỗi chỉ có tầng lớp quý tộc mới có thể chơi diều, song dần dần chúng được mở rộng ra cả trong giới thường dân. Với sự phát triển của nghệ thuật in bằng bản khắc và sử dụng nhiều màu trong nghệ thuật in ukiyo-e, những kỹ thuật này đã bắt đầu được áp dụng cho diều, mà thành quả là tạo ra vô số cánh diều với những bức tranh rực rỡ màu sắc. Diều được ưa thích đến nỗi người dân thường thả chúng trên vùng đất của samurai, vì họ có thể tưởng tượng họ là người kiểm soát những ông chủ của họ. Thực tế là, thú tiêu khiển này được ưa chuộng đến nỗi các quan chức thời Mạc phủ đã từng ngăn cấm thả diều. Có lẽ ngày nay ở Nhật Bản có nhiều loại diều hơn bất kì nước nào khác trên thế giới.

DSC_0402

f0084796_029371

d804602a16d5d96fd02f5ec73b505536

Hiện nay diều được thả chủ yếu vào các dịp lễ hội bởi vì người ta nói rằng nếu diều của ai bay cao thì đó sẽ là một điềm tốt lành. Một ví dụ cho phong tục này là tổ chức ngày lễ mùng 5 tháng 5 hàng năm (được sử dụng để kỉ niệm như Lễ hội bé trai). Khi một bé trai mới sinh ra đã được tổ chức kỉ niệm Lễ hội bé trai lần đầu tiên trong đời, các ông bố bà mẹ đã viết tên con trai của họ lên một cánh diều được trang trí bức tranh của một chiến binh trong truyền thuyết hay một vị anh hùng từ một chuyện kể của con trẻ, với hy vọng rằng đứa trẻ sẽ lớn lên khoẻ mạnh và tài giỏi. Ngoài ra, trong lễ hội bé trai, cánh diều cá chép koinobori cũng được tung bay. Hình ảnh koinobori treo đứng trên sào ở trước nhà những người dân tượng trưng cho hình ảnh “cá vượt vũ môn”, bơi ngược dòng thác, được cho là loài cá xuất thế, làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời. Việc treo cờ mang ý nghĩa như một nghi thức chúc phúc những bé trai và gửi gắm hy vọng rằng chúng sẽ trưởng thành khoẻ mạnh. Các gia đình Nhật Bản ở đô thị không có sân vườn treo cờ lớn có thể treo trên ban công hoặc cửa sổ.

150425_Koinobori_Chizu_Tottori_pref_Japan01bs
Koinobori có thể có kích thước ngắn từ một tấc đến vài mét. Năm 1988, chiếc koinobori dài 100m nặng 350kg được làm ra tại Kazo, Saitama.

Hình ảnh con rùa và con sếu cũng được yêu thích bởi đó là biểu tượng cho cuộc sống dài lâu. Diều cũng được thả để tránh tai ương. Chúng thường được trang trí bộ mặt của ma quỷ để cầu mong sự an lành cho cả gia đình, đảm bảo tránh khỏi bệnh tật và điều bất hạnh. Một số diều có khuôn mặt với cái lưỡi dài nhô ra, kể từ đó điệu bộ này được hiểu là xua đuổi linh hồn ma quỷ. Một nét đặc trưng khác, thả diều cũng là một trò chơi mà cắt đứt dây của một con diều khác là một thắng lợi.

Hiroshige_II_Enshū_Akiha
Diều là một trò chơi của những trò chơi.

Ngày nay, do đô thị hoá nên số lượng địa điểm có thể thả diều ngày càng ít đi. Một vài địa điểm cho phép thả diều, như ở các công viên lớn hay dọc theo bờ của những con sông lớn. Vì trẻ em ngày nay rất say sưa trong việc xây dựng những mô hình bằng chất dẻo hay chơi trò chơi vi tính, nên chúng không có thời gian dành cho việc làm diều hay thả diều, và chúng dường như đã quên trò chơi truyền thống này. Song gần đây, một vài lớp ở trường học đã bắt đầu dạy học sinh về các nghề thủ công trong những tiết học dữ trữ của các hoạt động ngoại khoá, một trong những nghệ thuật họ đã dạy là cách làm diều. Hơn nữa, những người chơi diều trên khắp đất nước ngày càng quan tâm đến việc làm và thả diều truyền thống tại các địa phương. Hàng năm rất nhiều kiểu dáng diều mới và độc đáo dựa trên các loại diều xưa được sáng tạo ra. Do đó, nghệ thuật làm diều không hề bị mai một, mà thực tế đã có một sự phục hồi nho nhỏ.

Nguồn: Tư liệu của Đại sứ quán Nhật Bản

Nguồn tin: Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

– Chu Tử Đằng (Sinh viên khoa Đông phương học, ĐH KHXH&NV)

Chia sẻ bài viết với mọi người

  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Diều Trong Tiếng Nhật