Tầm Quan Trọng Của Việc Xây Dựng Môi Trường Học Tập đối Với Các ...
Có thể bạn quan tâm
Theo những nguyên tắc học tập ở người lớn, rõ ràng cần phải xây dựng một môi trường học tập đặc biệt để người lớn học tập hiệu quả.
Môi trường học tập không tự có sẵn mà giáo viên cần phải tạo lập, phát triển, duy trì và nuôi dưỡng nó. Đối với người học và quy trình học, việc xây dựng và duy trì một môi trường hỗ trợ cho việc học tập của cả cá nhân và tập thể, tạo điều kiện cho quá trình chất vấn, phê bình và phản ánh, là rất quan trọng. Là giáo viên, chúng ta phải tạo điều kiện cho những nguyên tắc trong học tập người lớn được áp dụng. Một số đặc trưng chính mà môi trường học tập phải có gồm:
Xem trọng người học và kinh nghiệm của họ
Một khía cạnh cơ bản của môi trường trường học tập là xem trọng người học, xem trọng sự độc đáo, các kinh nghiệm, sự đóng góp, kiến thức và khả năng học hỏi, phát triển và thay đổi của họ. Hiểu được giá trị và tôn trọng người học là dấu hiệu của việc tạo lập một môi trường học tập hiệu quả và phải được thể hiện qua hành động của chính giáo viên, qua các điều kiện tạo ra trong quá trình tập huấn, chứ không chỉ thuần túy là lời nói suông.
Cụ thể hơn, các giáo viên trong cả những buổi tập huấn theo chương trình và kế hoạchvà các buổi thảo luận ngoài giờ học) đều phải chú ý quan tâm đến người học, cố gắng hiểu những điều họ muốn chia sẻ và xem xét làm sao để hỗ trợ họ một cách tốt nhất.
Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân
Người lớn học từ kinh nghiệm của bản thân mình, do đó phải tạo điều kiện để họ được học trong một môi trường thân thiện, cởi mở, có thể chia sẻ một cách có hệ thống và hiệu quả những kinh nghiệm trong quá khứ. Tuy nhiên, chia sẻ kinh nghiệm không đồng nghĩa với các buổi kể chuyện không có kết thúc, không có kết luận. Việc chia sẻ phải tập trung liên quan đến những mục tiêu học tập cụ thể do đó cần phải được cấu trúc sao cho người học có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm của họ liên quan đến những mục tiêu học tập với giáo viên và những người học khác. Đây là lý do tại sao việc tạo điều kiện cho các nhóm nhỏ chia sẻ, bày tỏ, cởi mở, kết nối, lắng nghe và quan tâm đến những người khác là vô cùng quan trọng.
Mục đích của việc chia sẻ là để thúc đẩy khả năng tư duy phân tích và để thách thức nhau thử nghiệm các ý tưởng, cảm giác, hành vi và hành động mới. Quá trình chia sẻ không chỉ đơn thuần giữa người học với nhau, mà giáo viên cũng cần tham gia chia sẻ thông tin về bản thân và các kinh nghiệm của mình.
Sự cởi mở
Một nguyên tắc của môi trường học tập là phải tạo được sự cởi mở. Cởi mở với chính bản thân mình, cởi mở với người khác, cởi mở để học, cởi mở đặt ra các câu hỏi, cởi mở để xem xét, cởi mở để quan sát. Cần phải tạo điều kiện để người học và giáo viên cởi mở trong suy nghĩ, cảm xúc cũng như trong hành động – cởi mở với chính mình trong không gian riêng tư, cởi mở với chính mình khi có sự hiện diện của người khác và cởi mở với người khác trước mặt họ. Điều này rất quan trọng, bởi vì việc học diễn ra trong một quá trình suy ngẫm về bản thân, về những người xung quanh, và về tình huống thực tại. Ví dụ như trong một buổi tập huấn về việc giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ có sự tham gia của những người từng trải, nhất thiết phải có một môi trường cởi mở và an toàn để họ có thể thoải mái chia sẻ những trải nghiệm khó nói nhất và tin tưởng việc chia sẻ này có thể thay đổi cuộc sống của họ.
Tính thách thức
Một đặc trưng nữa của môi trường học tập là phải tạo được tính thách thức đối với học viên. Người học phải được gợi mở, gây hứng thú, khen ngợi và thách thức. Đây không phải là một môi trường bị động; không phải là nơi làm việc riêng; mà đây là môi trường để đặt câu hỏi, phê bình, yêu cầu và khơi gợi sự hứng thú. Cần phải tạo điều kiện kích thích người học tìm tòi, giúp họ vượt qua giới hạn của khả năng hiện tại, sử dụng tiềm năng một cách sáng tạo, tận dụng khả năng của mình, giải phóng bản thân và nhận ra được khả năng suy nghĩ độc lập của mình.
Sự an toàn
Đặc trưng tiếp theo phải kể đến là sự an toàn và thoải mái về tâm lý. Người học cần được thách thức suy nghĩ chứ không phải bị áp đặt kiến thức. Người học cần được kích thích phát triển chứ không bị làm thui chột ý chí. Giáo viên cần đưa ra các câu hỏi giúp người học tìm tòi kiến thức mới chứ không nên khiến người học cảm thấy không có tiếng nói.
Một cảm giác an toàn về tâm lý là một khía cạnh thiết yếu của môi trường học tập: tôi có thể là chính mình, tôi có thể thành thật với chính mình, tôi có thể nhìn chính mình, tôi có thể thử thách bản thân, tôi có thể phạm sai lầm nhưng tôi vẫn được những người xung quanh chấp nhận,. Bên cạnh đó, sự an toàn còn thể hiện ở việc bảo vệ lẫn nhau trong một tập thể. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người học cởi mở, chấp nhận rủi ro và chia sẻ về chính mình.
Hỗ trợ
Một khía cạnh liên quan là sự hỗ trợ - hỗ trợ về tinh thần, hỗ trợ về trí tuệ, hỗ trợ về hành động – khả năng có được sự hỗ trợ - hỗ trợ cá nhân, một nhóm nhỏ, tạo điều kiện để người học có thể hỗ trợ lẫn nhau cũng như giảng viên và người hướng dẫn có thể hỗ trợ người học và bản thân họ - hỗ trợ bằng hành động không phải bằng lời nói. Sự hỗ trợ này cần được duy trì cả trong và ngoài giờ học. Người hướng dẫn cần kêu gọi người học hỗ trợ lẫn nhau.
Ý kiến phản hồi
Và cuối cùng, môi trường học phải tạo điều kiện cho các ý kiến phản hồi – truyền tải thông tin cho mỗi cá nhân và cả nhóm. Cơ chế phản hồi phải dễ dàng, thoải mái, không gây khó khăn hay hạn chế; thông tin phản hồi từ từng người từ bản thân một cách khiêm tốn, phản hồi liên tục về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mỗi người; phản hồi về những gì mỗi người đã học và đã cố gắng.
Tóm lại, đó là một số đặc điểm chính của một môi trường học tập hiệu quả. Để xây dựng và duy trì môi trường như vậy, người hướng dẫn phải thực hiện một số điều sau:
- Khóa tập huấn phải được thiết kế sao cho người học luôn tham gia một cách hứng thú. Điều này có nghĩa là chủ đề và phương pháp học tập phải gắn liền với người học.
- Giáo viên cần chia sẻ trách nhiệm học tập với người học, làm cho người học cùng tham gia, kêu gọi sự hỗ trợ, cam kết, trách nhiệm, ý kiến phản hồi từ người học về việc xây dựng và duy trì môi trường học tập hiệu quả; khuyến khích họ thực hiện vai trò vừa là bạn bè, vừa là người cố vấn, người cho lời khuyên đối với các bạn cùng học.
- Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập huấn, phải đảm bảo rằng các yếu tố vật chất và hành chính (như thực phẩm, đi lại…) của khóa tập huấn phải được điều phối và quản lý tốt, không gây ra bất cứ căng thẳng hay lo lắng nào cho người học. Thậm chí những việc nhỏ như sự sạch sẽ, ngăn nắp của phòng học, sự chuẩn bị hay lắp đặt trước các hỗ trợ kỹ thuật, sự chuẩn bị các phòng nhỏ cho bài tập nhóm, hạn chế tiếng ồn và sự di chuyển trong phòng (người đến, người đi…) đều là các yếu tố quan trọng giáo viên phải bao quát để đảm bảo rằng người học không bị xáo trộn hoặc phải lo lắng những vấn đề này trong quá trình học.
- Quan trọng nhất, hành vi của giáo viên sẽ đóng góp đáng kể cho môi trường học hiệu quả. Giáo viên chỉ nắm vững kiến thức của khóa tập huấn thôi chưa đủ, điều quan trọng là họ phải hiểu chính bản thân – hiểu rõ các quan điểm, các giá trị, hành vi, hành động của mình, luôn quan tâm đến người học, ứng xử khéo léo, đầu tư công sức cho nội dung học, tìm cách nâng cao lòng tự trọng của người học… Tất cả điều này giúp thiết lập một cấu trúc chuẩn cho quá trình tập huấn. Giáo viên chuẩn bị gì cho công tác tập huấn? Họ cần làm gì để thiết lập môi trường học tập hiệu quả? Tất cả các yếu tố này đều sẽ có ảnh hưởng đến người học sau khi khóa học kết thúc.
Những điều kiện cho một quá trình học tập hiệu quả
Một môi trường của những người chủ động – Mọi người học khi họ cảm thấy cá nhân mình đang tham gia vào một quá trình học cùng với những người khác.
Một bầu không khí tôn trọng –Mỗi cá nhân đều được đánh giá cao và sự quan tâm được chú trọng.
Một môi trường chấp nhận – Chấp nhận một ai đó nghĩa là anh/cô ấy có thể là chính mình và tự do bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ hãi.
Một môi trường tin tưởng – là nơi mọi người tin tưởng vào chính mình và những người khác.
Một môi trường tự khám phá – là nơi người học được giúp đỡ để tìm hiểu về bản thân mình và đáp ứng nhu cầu của mình chứ không phải để những nhu cầu điều khiển lại mình.
Một bầu không khí không có sự đe dọa – để mọi người có thể đối mặt với nhau và với các ý tưởng mà không sợ hãi.
Một bầu không khí cởi mở – Là khi những mối quan tâm, cảm xúc, ý tưởng và niềm tin cá nhân có thể được bày tỏ và xem xét một cách cởi mở.
Nhấn mạnh vào tính độc đáo cá nhân trong học tập – là khi mỗi người hiểu rõ rằng quan điểm, niềm tin, cảm xúc, và giá trị của cô/anh ấy là quan trọng và có ý nghĩa.
Một môi trường tôn trọng và khuyến khích sự khác biệt – là nơi sự khác biệt về con người cũng được chấp nhận như sự khác biệt về ý tưởng.
Một môi trường cho phép các cá nhân được mắc sai lầm – Việc học sẽ thuận lợi nếu các sai sót được chấp nhận như là một phần tự nhiên của quá trình học.
Một môi trường chấp nhận các quan điểm khác nhau – Khi các giải pháp thay thế có thể được chấp nhận mà không chịu áp lực của việc phải tìm ra một câu trả lời duy nhất ngay lập tức.
Nhấn mạnh vào việc hợp tác đánh giá và tự đánh giá – Khi mọi người có thể tự nhìn nhận chính mình một cách đúng đắn với sự hỗ trợ của những người cùng học.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn 3 Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục
-
Tiêu Chuẩn Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Lành Mạnh Cần đáp ứng ...
-
Minh Chứng Tiêu Chuẩn 3 Năng Lực Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục
-
Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục Theo Chuẩn | .vn
-
Minh Chứng đánh Giá Chuẩn Giáo Viên 2022
-
TIÊU CHÍ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM ...
-
Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục An Toàn, Lành Mạnh Và Thân Thiện Cho ...
-
Giáo Viên Sẽ được đánh Giá Theo 5 Tiêu Chuẩn, 15 Tiêu Chí
-
Thông Tư 26/2018/TT-BGDĐT Quy định Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo ...
-
Tiêu Chuẩn 3: Cơ Sở Vật Chất Và Thiết Bị Dạy Học | THCS Tân Thông Hội
-
3 Nhóm Tiêu Chí Xây Dựng Môi Trường Học Tập Hạnh Phúc
-
5 Tiêu Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Phổ Thông
-
Tiêu Chuẩn Nghề Nghiệp Của Giáo Viên Mầm Non Hiện Nay Như Thế ...
-
Quận 3: Nỗ Lực Xây Dựng Mới Trường, Lớp đáp ứng Nhu Cầu đổi Mới ...
-
Tìm Hiểu Và Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục - Tài Liệu Text - 123doc