Tìm Hiểu Và Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Trung học cơ sở - phổ thông
Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 54 trang )

MÔ ĐUN:TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤCMục tiêuA. Kiến thức - Xác định được tác động của môi trường giáo dục (MTGD) tới công tác giáo dục học sinh ở trường trung học. - Xác định được các yếu tố tạo nên MTGD ở trường trung học. - Đánh giá thực tiễn MTGD ở trường trung học hiện nay - Nêu được đặc trưng của MTGD thân thiện ở trường trung học hiện nay - Nêu được các biện pháp xây dựng MTGD thân thiện ở trường trung học hiện nay.B. Kỹ năng - Xác định được nội dung, phương pháp, kỹ thuật tìm hiểu về MTGD ở trường trung học - Xây dựng các tiêu chí đánh giá MTGD thân thiện ở trường trung học. - Xây dựng biện pháp tạo nên MTGD thân thiện ở trường trung học hiện nay.C. Thái độ - Ý thức được vai trò tìm hiểu và xây dựng MTGD thân thiện đối với công tác giáo dục học sinh ở trường trung học hiện nay. - Tích cực, sẵn sàng xây dựng kế hoạch và hành động xây dựng MTGD tại cơ sở góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục ở trường trung học hiện nay.Nội dung• Nội dung 1: Tìm hiểu về MTGD ở trường trung học hiện nay• Nội dung 2: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện ở trường trung học hiện nay• Nội dung 3 : Biện pháp xây dựng MTGD thân thiện ở trường trung học hiện nayNội dung 1: Tìm hiểu về MTGD ở trường trung học hiện nay Môi trường là gì? “Môi trường” có nguồn gốc của một từ Pháp cổ “Viron”có nghĩa là hình tròn, một không gian vòng tròn và tự quay xung quanh mình. Hay nói một cách chính xác: môi trường là toàn bộ các yếu tố và các điều kiện xung quanh ảnh hưởng đến con người. “Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân cũng như cả cộng đồng người và tác động qua lại với hoạt động sống của con người” [7] “Môi trường là hệ thống hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện TN, XH xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người.”Các yếu tố ảnh hưởng tới con ngườiCác yếu tố vật chất: điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động có ảnh hưởng tới hoạt động sống, học tập, làm việc của con người.Các yếu tố tinh thần: bầu không khí tâm lý, đạo đức, trí tuệ do các tình huống hoạt động; Các mối quan hệ xã hội tạo nênCác yếu tố bên ngoài: điều kiện, phương thức, phương tiện hoạt động, thái độ, hành vi giao tiếp ứng xử, ngôn ngữ… Các yếu tố bên trong: sức khoẻ, tâm lý, trí tuệ, các giá trị, vốn kinh nghiệm…) của các chủ thể Có các loại môi trường nào?- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các điệu kiện về không khí, nước, hệ sinh thái - Môi trường xã hội: Bao gồm các điều kiện do các quan hệ xã hội của con người tạo nên + Tính chất của MT: MT chính trị, KT,VHGD, KHCN… + Phạm vi của MT: MT lớn (thể chế chính trị, nền KT, VH…) và MT nhỏ (gđ, nt, bạn bè, cộng đồng) Môi trường giáo dục?- Môi trường giáo dục là tòan bộ điều kiện vật chất và tinh thần mà trong đó con người được giáo dục, được sống, lao động và học tập, được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của người học phù hợp với mục đích giáo dục đã quy định.- Môi trường giáo dục là tập hợp không gian với các hoạt động xã hội của cá nhân, các phương tiện và giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất. Môi trường giáo dục- Môi trường giáo dục: MTGD gia đình, MTGD nhà trường và MTGD xã hội - MTGD nhà trường (môi trường học tập, rèn luyện của HS) là MT sư phạm tác động trực tiếp tới quá trình hình thành phát triển nhân cách của người học nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đặt ra.Thầy cô quan niệm thế nào về MTGD?1. Điền vào chỗ trống để trở thành câu hoàn chỉnh:“Môi trường giáo dục là tòan bộ điều kiện mà trong đó con người được giáo dục, được sống, lao động và học tập, được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của người học phù hợp với mục đích giáo dục đã quy định.”2. MTGD bao gồm:a. MTGD gia đìnhb. MTGD nhà trườngc. MTGD xã hộid. Tất cả A,B,C Đáp án1. Điền vào chỗ trống để trỏ thành câu hoàn chỉnh “Môi trường giáo dục là tòan bộ điều kiện vật chất và tinh thần mà trong đó con người được giáo dục, được sống, lao động và học tập, được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của người học phù hợp với mục đích giáo dục đã quy định.”2. MTGD bao gồm:a. MTGD gia đìnhb. MTGD nhà trườngc. MTGD xã hộid. Tất cả A,B,CCác cách phân chia MTGD?- Môi trường bên ngoài (điều kiện, phương thức, phương tiện hoạt động, thái độ, hành vi giao tiếp ứng xử, ngôn ngữ… ) và môi trường bên trong (sức khoẻ, tâm lý, trí tuệ, các giá trị, vốn kinh nghiệm…) của các chủ thể giáo dục (GV, HS, CB nhà trường) - Môi trường vật chất (quan cảnh hệ thống trường lớp, phòng thí nghiệm, sân bãi, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục, dạy học ở nhà trường) và môi trường tinh thần (bầu không khí tâm lý, đạo đức, trí tuệ do các tình huống dạy học; Các mối quan hệ xã hội trong nhà trường tạo nên) - Môi trường dạy và môi trường học…- MT học tập- MT lớp họcMôi trường giáo dục nhà trường?- MTGD nhà trường là tập hợp những yếu tố về con người, cơ sở vật chất kĩ thuật và phương tiện, các yếu tố quản lí trong sự tương tác lẫn nhau một cách thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của hoạt động học tập, rèn luyện người học ở nhà trường.- Môi trường học tập là tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập đạt kết quả tốt. Môi trường học tập cần được tạo ra ở nhà trường, gia đình, cộng đồng và xã hội.- Môi trường lớp học: tập hợp những yếu tố không gian, nhân lực, vật lực và tài lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc học tập của người học đạt kết quả tốt trong lớp học.Các yếu tố cấu thành MTGD ở trường THPT + Các yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài nhà trường ảnh hưởng tới công tác giáo dục HS trong nhà trường. VD: Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục của địa phương, cộng đồng nơi trường đóng; Gia đình học sinh + Các yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong nhà trường tạo nên những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới công tác giáo dục HS ở nhà trường. VD: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giáo dục (GD), dạy học (DH) của nhà trường; Chương trình GD, DH; Các hình thức, phương pháp GD,DH, Các quy định, nội quy, kỷ luật của nhà trường; Đội ngũ Cán bộ, GV nhà trường, Học sinh; Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường; Mối quan hệ các chủ thể GD trong nhà trường. Các yếu tố cấu thành MTGD ở trường THPT- Các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp - Chương trình giáo dục, các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học - Hệ thống nội quy, quy định các hoạt động giáo dục của nhà trường - Giáo viên - Học sinh - Ban giám hiệu - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường - Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường - Mối quan hệ giữa các chủ thể giáo dục ở trường THPT - Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường - Vị trí địa lý, điều kiện chính trị , kinh tế, văn hóa- xã hội, giáo dục của địa phương nơi trường đóng - Đặc điểm gia đình học sinh Vai trò của MTGD đối với công tác giáo dục HS ở trường THPT hiện nay- Môi trường có vai trò thế nào đối với sự phát triển nhân cách?- GD có vai trò gì trong việc xây dựng môi trường giáo dục học sinh? Thầy cô hãy cho biết ý kiến của mình?Câu thành ngữ sau đúng hay sai? “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” A. Đúng B. Sai C. Đúng& saiGiải thích: Vì sao? A. Môi trường là điều kiện, phương tiện con người lĩnh hội các hoạt động sống do đó con người sống ở đâu thì chịu ảnh hưởng bởi môi trường ở đó. B. Con người là một chủ thể hoạt động, quyết định sự lựa chọn những tác động của môi trường. C. Mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ tương tác 2 chiềuĐáp ánCâu thành ngữ sau đúng hay sai? “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” A. Đúng B. Sai C. Đúng& saiGiải thích: Vì sao? A. Môi trường là điều kiện, phương tiện con người lĩnh hội các hoạt động sống do đó con người sống ở đâu thì chịu ảnh hưởng bởi môi trường ở đó. B. Con người là một chủ thể hoạt động, quyết định sự lựa chọn những tác động của môi trường. C. Mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ tương tác 2 chiềuMôi trường có vai trò thế nào đối với sự phát triển nhân cách?- Không có sự phát triển nhân cách ngoài MT (TN, XH)- MT là phương tiện, điều kiện để cá nhân hoạt động lĩnh hội các phương thức hoạt động sống, các giá trị vật chất và tinh thần trên cơ sở đó nhân cách được hình thành và phát triển. (Nhân cách là sự phản ánh rõ nét đặc điểm của lịch sử, ĐK sống sinh hoạt, nguồn gốc, địa vị XH của người đó). Khi ĐKXH biến đổi cơ bản thì bộ mặt cơ bản của con người cũng biến đổi theo. Bác Hồ nói: “Chế độ khác, con người cũng khác”Môi trường có vai trò thế nào đối với sự phát triển nhân cách?- Tuy nhiên, mức độ, tính chất ảnh hưởng của MT đến nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ cá nhân (tiếp thu, chấp nhận, phủ định), xu hướng, năng lực,tính tự giác, tích cực cải biến MT - C. Mác: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người nhưng trong chừng mực nào đó con người lại sáng tạo ra hoàn cảnh.” MTGD nhà trường ảnh hưởng tới GV, HS như thế nào?- MTGD nhà trường là nơi hoạt động sư phạm của GV, hoạt động học tập rèn luyện của HS diễn ra trong mối quan hệ tương tác và hợp tác nhằm thực hiện mục tiêu GD của nhà trường. Do đó các chủ thể GD (GV,HS) luôn chịu tác động của MTGD nhà trường mà do chính mình tạo ra đồng thời biến đổi nó theo hướng có lợi và rồi lại tự điều chỉnh để thích ứng với môi trường đó.- MTGD nhà trường là môi trường được tạo nên bởi các yếu tố vật chất và tinh thần, tự nhiên và xã hội, yếu tố tự phát và tự giác Tuy nhiên, đó là một môi trường tác động đến HS một cách có ý thức, có chọn lọc thông qua chương trình hoạt động GD nhà trường nhằm đạt mục tiêu GD đặt ra.MTGD nhà trường ảnh hưởng tới HS ?- MTGD là điều kiện, phương tiện HS chiếm lĩnh các giá trị vật chất, tinh thần, các phương thức hoạt động sống, học tập trên cơ sở đó phát triển nhân cách đáp ứng yêu cầu của XH thông qua chương trình, hoạt động GD, DH của nhà trường.- MTGD tác động toàn bộ nhân cách HS ( sức khỏe, nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi hoạt động): MTGD có thể đem lại cho HS sự tiến bộ về mặt học vấn, trí tuệ ; MTGD tác động tới cảm xúc tích cực (khát vọng, yêu thích, hứng thú học tập rèn luyện ) hay tiêu cực của HS; MTGD là nơi HS được trải nghiệm, khẳng định bản thân, rèn luyện hành vi, thói quen hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định.- MTGD là nơi HS thỏa mãn nhu cầu hoạt động và giao lưu trên cơ sở đó nhân cách được hình thành và phát triển.MTGD nhà trường ảnh hưởng tới GV?• - GV với vai trò là người định hướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, khuyến khích HS tham gia vào chương trình GD trên cơ sở đó phát triển nhân cách HS đáp ứng yêu cầu XH. Hay nói khác đi, GV với vai trò là người thiết kế, tổ chức hoạt động tạo nên môi trường học tập, rèn luyện HS trên cơ sở đó thực hiện các mục tiêu GD của nhà trường.• - MTGD nhà trường là nơi GV thể hiện năng lực nghề nghiệp, thể hiện bản thân, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong nhà trường để khẳng định mình.• - MTGD nhà trường là nơi GV thỏa mãn nhu cầu hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ XH trên cơ sở đó nhân cách phát triển.• - MTGD nhà trường tác động đến toàn bộ nhân cách GV (sức khỏe, nhận thức, xúc cảm, tình cảm, hành vi, thói quen )

Trích đoạn

  • Thuận tiện, an toàn, dễ chịu (Thân thiện), cảm giác khỏe

Tài liệu liên quan

  • Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục
    • 54
    • 9
    • 88
  • Module THCS 5: Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên  Trần Quốc Thành Module THCS 5: Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên Trần Quốc Thành
    • 37
    • 2
    • 0
  • Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục
    • 41
    • 1
    • 5
  • SKKN Một số biện pháp thực hiện hiệu quả chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 5  6 tuổi SKKN Một số biện pháp thực hiện hiệu quả chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 5 6 tuổi
    • 28
    • 381
    • 1
  • Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả
    • 20
    • 328
    • 0
  • Quá trình xây dựng và trưởng thành của cơ sở giáo mầm non, đặc biệt quan tâm đến xây dựng môi trường giáo dục sư phạm chăm sóc giáo dục trẻ Quá trình xây dựng và trưởng thành của cơ sở giáo mầm non, đặc biệt quan tâm đến xây dựng môi trường giáo dục sư phạm chăm sóc giáo dục trẻ
    • 11
    • 140
    • 0
  • MỘT số KINH NGHIỆM CHỈ đạo GIÁO VIÊN xây DỰNG môi TRƯỜNG GIÁO dục lấy TRẺ làm TRUNG tâm đạt HIỆU QUẢ tại TRƯỜNG mầm NON THẠCH BÌNH MỘT số KINH NGHIỆM CHỈ đạo GIÁO VIÊN xây DỰNG môi TRƯỜNG GIÁO dục lấy TRẺ làm TRUNG tâm đạt HIỆU QUẢ tại TRƯỜNG mầm NON THẠCH BÌNH
    • 23
    • 132
    • 0
  • Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả tại trường mầm non vĩnh hưng Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả tại trường mầm non vĩnh hưng
    • 1
    • 116
    • 0
  • Một số biện pháp chỉ đạo tiếp tục phát huy hiệu quả xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non trên địa bàn huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hóa Một số biện pháp chỉ đạo tiếp tục phát huy hiệu quả xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non trên địa bàn huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hóa
    • 1
    • 99
    • 0
  • Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non đạt hiệu quả cao Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non đạt hiệu quả cao
    • 22
    • 136
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.3 MB - 54 trang) - Tìm hiểu và xây dựng môi trường giáo dục Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiêu Chuẩn 3 Xây Dựng Môi Trường Giáo Dục