Tăng Huyết Áp: Nguyên Nhân, Sinh Bệnh Học, Biến Chứng

PHẦN 3: BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP

Contents

  • PHẦN 1: SINH BỆNH HỌC THA
  • PHẦN 2: NGUYÊN NHÂN THA
  • PHẦN 3: BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP

5. BIẾN CHỨNG CỦA THA

THA có thể gây tử vong, hay để lại những di chứng nặng nề do ảnh hưởng lên các cơ quan.

5.1. Tại tim

– Phì đại thất trái: chẩn đoán phì đại thất trái có thể dựa trên những xét nghiệm đơn giản như điện tâm đồ, siêu âm tim. 85% phì đại thất trái đồng tâm, 15% là không đồng tâm. Đây là tổn thương hay gặp nhất trong THA. Sự hiện diện của phì đại thất trái làm tăng tần suất nhồi máu cơ tim gấp 3 lần, suy tim gấp 4 lần và đột quỵ gấp 6 làn so với THA chưa có phì đại thất trái.

– Suy tim: THA là nguyên nhân thứ hai gây suy tim sau bệnh mạch vành. Lúc đầu là suy tim tâm trương, sau đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tâm thu.

– Bệnh mạch vành: bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ tim.

5.2. Thần kinh

THA là yếu tố nguy cơ chính trong đột quỵ: 85% là nhồi máu não, 10% là xuất huyết não. Có thể gặp cơn thoáng thiếu máu não hoặc bệnh não do THA.

5.3. Thận

Sau đái tháo đường, THA là nguyên nhân hay gặp ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Các biến chứng của THA lên thận có thể gặp như đạm niệu, tiểu máu vi thể do tổn thương cầu thận hay tổn thương mạch máu thận.

5.4. Mắt

Ngày nay vẫn sử dụng phân loại Keith- Wagener-Barker về biến đổi ở võng mạc khi soi đáy mắt. Đây là vị trí duy nhất người ta có thể quan sát được sự biến đổi của động mạch và tiểu động mạch.

Phân độ được chia như sau:

– Độ 1: lòng động mạch co nhỏ, ngoằn ngoèo (bình thường đường kính bằng 2/3 đường kính tĩnh mạch).

– Độ 2: (dấu S. Gunn) bắt chéo động mạch – tĩnh mạch.

– Độ 3: Độ 2 + tình trạng phù nề, xuất tiết, xuất huyết võng mạc.

– Độ 4: Độ 3 + phù gai thị.

Những tổn thương do THA có thể xảy ra cấp và việc điều trị hạ áp tốt giúp phục hồi tổn thương.

5.5. Mạch máu

– Xơ vữa động mạch (30% bệnh nhân THA có biến chứng xơ vữa động mạch).

– Bệnh động mạch chi dưới.

– Phình bóc tách động mạch chủ ngực.

6. KẾT LUẬN

– Bệnh tương đối phổ biến, ảnh hưởng lên sức khỏe cộng đồng.

– Việc tầm soát và phát hiện từ giai đoạn sớm sẽ giúp điều trị có hiệu quả và tránh được các biến chứng lên cơ quan đích.

7. PHÒNG BỆNH

– Giải thích về trị số HA, biết được trị số HA.

– Điều chỉnh lối sống: chế độ làm việc, nghỉ ngơi, không hút thuốc lá từ nhỏ, uống rượu mức trung bình, không quá cân, giảm ăn mặn, giảm mỡ bão hòa và cholesterol.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đặng Văn Chung,1987: Bệnh THA
  2. Khuyến cáo của hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam 2009. Phụ trang đặc biệt của thời sự Tim Mạch Học tháng 1/2009, 43-59.
  3. American Heart Association Hypertension Primer 4ed, 2008.
  4. Kaplan NM: Systemic Hypertension Mechanism and Diagnosis, in heart disease, p: 972-992.
  5. Primary Hypertension: Pathogenesis. Kaplan Clinical Hypertension 8th Edition, p: 122-152.
Back to: PHẦN 1: SINH BỆNH HỌC THA

Từ khóa » Slide Tăng Huyết áp