Tập Trung Triển Khai Quy Hoạch Hệ Thống Cơ Sở Giết Mổ Và Chế Biến ...
Có thể bạn quan tâm
Trên địa bàn TP hiện đang có nhiều loại hình giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó giết mổ công nghiệp hiện có 5 cơ sở (4 cơ sở giết mổ lợn và 1 cơ sở giết mổ gia cầm). Giết mổ bán công nghiệp có 9 cơ sở (2 cơ sở giết mổ lợn và 7 cơ sở giết mổ gia cầm). Giết mổ thủ công tập trung hiện có 3 cơ sở (2 cơ sở giết mổ lợn và 1 cơ sở giết mổ gia cầm). Các loại hình giết mổ công nghiệp và bán công nghiệp trên theo thiết kế có năng lực giết mổ, cung ứng khoảng 291 tấn thịt lợn và 179,6 tấn thịt gia cầm hàng ngày (chiếm lần lượt 59 % và 106,5% nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, thịt gia cầm của toàn Thành phố). Song các cơ sở giết mổ mới chỉ cung ứng hàng ngày được khoảng 138 tấn thịt lợn, 57,3 tấn thịt gia cầm (đáp ứng khoảng 28 % nhu cầu thịt lợn và 34 % nhu cầu thịt gia cầm). Điểm giết mổ nhỏ, hộ gia đình có khoảng 2.500 điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ cung cấp lượng thịt lớn cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.
Công tác tham mưu, chỉ đạo, thời gian qua ngành Nông nghiệp làm tốt công tác tham mưu để TP ban hành các chính sách cụ thệ về hỗ trợ hoạt động giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn TP. Nổi bật là Quyết định số 6655/QĐ-UBND (ngày 04/11/2013) về việc phê duyệt danh sách các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được hưởng chính sách khuyến khích hỗ trợ giết mổ; Quyết định số 7446/QĐ-UBND (ngày 9/12/2013) về việc phê duyệt định mức chi phí giết mổ gia súc, gia cầm theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp trên địa bàn TP; Quyết định số 2193/QĐ-UBND (ngày 23/4/2014) về việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố đến năm 2020.
Đến nay, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã tham mưu xây dựng xong Đề án Quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 – 2020 để UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu thẩm định. Kiểm tra, phân loại và đề xuất cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được hưởng chính sách khuyến khích của TP, trong đó đã tiến hành kiểm tra, đánh giá 20 cơ sở, trình UBND Thành phố phê duyệt 05 cơ sở giết mổ bán công nghiệp đảm bảo theo các tiêu chí được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND Thành phố. Tiến hành kiểm tra, rà soát, để nghị UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch giết mổ tại Công ty CP – Việt Nam (Quyết định số 5146/QĐ-UBND ngày 26/8/2013) tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh và xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 23/4/2014).
Tình hình triển khai Kế hoạch tại một số huyện, thị xã bước đầu đã có nhiều chuyển biến. Tại huyện Đan Phượng đến nay đã thông qua phương án quản lý giết mổ trên địa bàn huyện, UBND huyện Đan phượng có chủ trương hỗ trợ 100% đơn giá giết mổ cho hộ vào giết mổ tập trung để khuyến khích hộ tham gia (Thành phố hỗ trợ 50, 40, 30%, huyện Đan Phương hỗ trợ phần còn lại 50, 60, 70%) và hỗ trợ vận chuyển gia súc đến cơ sở giết mổ của công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm Foodex. Huyện Chương Mỹ tại xã Hữu Văn đã tập trung triển khai tại cơ sở giết mổ lợn của ông Nguyễn Văn Hải (dự kiến quy mô 900- 1.000 con/ngày). Tại xã Hoàng Văn Thụ và xã Hồng Phòng Dự án Lifsap đã hỗ trợ cơ sở giết mổ gia cầm (ông Hoàng Văn Phái) với công suất thiết kế: 1.500 con/ ngày, hiện tại giết mổ 300 – 500 con/ngày.Tại xã Hồng Phong, dự án Lifsap đang làm thủ tục hỗ trợ cơ sở giết mổ lợn của ông Vũ Văn Khương giết mổ lợn với công suất 80 – 100 con/ ngày. Huyện Ứng Hòa tập trung giao cho Doanh nghiệp tư nhân (ông Nguyễn Hữu Tùy) làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm tại cánh đồng Chôn Nổ của HTXNN thôn Động Phí, Phương Tú, Ứng Hòa với quy mô 3.089 m2, công suất 1.500 - 2.000 con/ngày. Huyện Gia Lâm đến nay UBND huyện Gia Lâm đã cho phép xây dựng và đi vào hoạt động 4/6 cơ sở giết mổ tập trung bán công nghiệp và công nghiệp là cơ sở Thành Lợi, Lan Vinh, Luyện Hà (Đỗ Xã, Yên Thường), Kim Lan (Thống Nhất, Kim Lan). Sở Nông nghiệp & PTNT đã kiểm tra dự án đầu tư cơ sở giết mổ của xí nghiệp chế biến thực phẩm thuộc Hapro (Lệ Chi – Gia Lâm) công suất thiết kế 400 con/ngày. Huyện Đông Anh, tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung tại xã Hải Bối, có kế hoạch nâng cấp cơ sở giết mổ gia cầm tại chợ đầu mối Bắc Thăng Long đảm bảo các điều kiện về VSTY, ATTP. Bên cạnh đó triển khai cơ sở chế biến, giết mổ thuộc Công ty TNHH Thành Đồng trên khu đất bãi sông, diện tích trên 2 ha, quy mô giết mổ 200 - 300 lợn, 10.000 gia cầm và 30-50 trâu bò/ngày và sơ chế trứng gia cầm 30- 50.000 quả/ngày, hiện tại cơ sở đang đi vào hoàn thiện công trình.
Huyện Sóc Sơn, ngành Nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với UBND huyện tập trung triển khai các hoạt động tại cơ sở giết mổ bán công nghiệp gia cầm của ông Nguyễn Văn Sợi (Bắc Phú – Sóc Sơn): hoạt động với công suất 200 con/ngày. Dự án giết mổ gia súc gia cầm công nghiệp tập trung, chế biến thực phẩm (xã Minh Phú) do Công ty Cổ phần Công nghệ thực phẩm Đức làm chủ đầu tư, đã được UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch của TP đến năm 2020 (Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 23/4/2014). Huyện Thanh Oai tập trung triển khai dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội, trong đó, tổng mức đầu tư được duyệt: 111.872.000.000 đ do UBND huyện Thanh Oai làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện 2013-2015 (theo Quyết định số 4972/QĐ-UBND của Thành phố); Tại huyện Thường Tín, trên địa bàn huyện đã hình thành mới và đi vào hoạt động 02 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung bán công nghiệp đó là Dự án Lifsap đã hỗ trợ cơ sở giết mổ gia cầm tại xã Lê Lợi với công suất 500 con/ngày(hộ ông Nguyễn Văn Thông), công suất 500 con/ngày (hộ ông Nguyễn Văn Kỳ).Huyện Thanh Trì đến nay trên địa bàn huyện không còn các điểm giết mổ nhỏ lẻ, chỉ có 01 cơ sở giết mổ lợn tập trung (Công ty cổ phần Thịnh An- xã Vạn Phúc) gồm 27 hộ thuê địa điểm với công suất thực tế: 1.600 - 1.700 con/ngày. Cơ sở này đang hoàn thiện hồ sơ để được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí giết mổ của TP. Huyện Phú Xuyên Sở Nông nghiệp và PTNT tập trung phối hợp với UBND huyện triển khai Quyết định số 4355/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cơ sở giết mổ và chế biến gia súc tập trung tại xã Quang Lãng, Tri Thủy trong đó giao Công ty TNHH MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội làm chủ đâu tư.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được trong quá trỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn TP cũng gặp không ít khó khăn vướng mắc. Cụ thể về quỹ đất dành cho Quy hoạch giết mổ khó khăn về thủ tục và GPMB vì liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Một số huyện tiếp tục có đề xuất điều chỉnh diện tích xây dựng cơ sở giết tập trung do chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu giết mổ của địa phương. Về nguồn vốn các cơ sở giết mổ tập trung đã được phê duyệt còn thiếu kinh phí cho GPMB, doanh nghiệp thực hiện nguồn vốn có hạn chế. Về chỉ đạo của cấp chính quyền, nột số huyện chưa quan tâm đúng mức tới việc triển khai quy hoạch giết mổ của UBND Thành phố, chưa xây dựng Kế hoạch thực hiện hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và việc triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch trên địa bàn quản lý còn chậm tiến độ. Việc xử lý vi phạm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm của các cấp, các ngành chức năng chưa triệt để, chưa nghiêm. Việc tổ chức chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ còn hạn chế. Công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế, chưa đưa lên phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP và vệ sinh môi trường.
Về chính sách hỗ trợ TP đã ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nhưng vì đây là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro, đầu tư cao, nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra còn khó khăn nên các doanh nghiệp không mặn mà việc đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ. Một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp, bán công nghiệp còn khó áp dụng và triển khai như chính sách về đất đai, vốn; Bên cạnh đó về ý thức người dân tham gia giết mổ gia súc gia cầm do nhu cầu cuộc sống nên ý thức của một bộ phận người dân tham gia giết mổ gia súc, gia cầm còn chưa cao, chưa quan tâm thực hiện các quy định về quản lý giết mổ của Thành phố nên còn tồn tại rất nhiều điểm giết mổ nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú ý và gây ô nhiễm môi trường.
Để việc Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn TP đi vào thực tiễn có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm; Nghiên cứu và tham mưu để UBND Thành phố ban hành cơ chế, chính sách bổ sung nhằm hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giết mổtrên địa bàn. Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn quản lý, cụ thể hóa Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đôn đốc các huyện, thị xã tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý; Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành và các huyện, thị xã rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch giết mổ trên địa bàn TP và đề xuất UBND Thành phố bố trí kinh phí cho các dự án đang thực hiện; Đông thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thẩm định đánh giá, phân loại các cơ sở giết mổ theo tiêu chí được quy định trình UBND Thành phố ban hành danh mục cơ sở giết mổ đủ điều kiện vệ sinh thú y, môi trường và an toàn thực phẩm được hưởng hỗ trợ theoquy định hiện hành; Chỉ đạo Chi cục Thú y, Trung tâm Phát triển chăn nuôi tiếp tục hoàn thiện Quy chế phối hợp quản lý công tác vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn TP.
Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý về giết mổ và các cơ sở tham gia giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện, thị xã; Giao Chi cục Thú y tiếp tục hướng dẫn, thẩm định thiết kế cơ sở giết mổ đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường theo quy định. Trung tâm Phát triển chăn nuôi hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp kinh phí hỗ trợ và chi trả các cơ sở giết mổ đảm bảo điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ của Thành phố theo quy định.
Với các giải pháp triển khai đồng bộ cùng sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND Thành phố và chính quyền các cấp, sự đồng thuận của người dân, người tiêu dùng, người tham gia hoạt động giết mổ, chắc chắn công tác Quy hoạch giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn TP tiếp tục có bước khởi sắc trong thời gian tới.
Nguyễn Ngọc Sơn-PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội
Từ khóa » Sơ đồ Quy Trình Chung Sơ Chế Gia Súc
-
Sơ Chế Nguyên Liệu Giết Mổ Gia Súc - Tài Liệu Text - 123doc
-
QUY TRÌNH GIẾT Mổ GIA Súc GIA Cầm - Tài Liệu Text - 123doc
-
Quy Trình Giết Mổ Gia Súc đạt Hiệu Quả Và Năng Suất Cao Nhất
-
Kỹ Thuật Sơ Chế Nguyên Liệu đúng Cách - Giáo Dục Nghề
-
Sơ Chế Nguyên Liệu Sao Cho đúng Cách | Món Ngon Mỗi Ngày
-
Quy Trình, Thủ Tục Môi Trường, Thông Tin Xây Dựng Cơ Sở Giết Mổ Gia ...
-
Quy định Về Quản Lý Hoạt động Giết Mổ, Chế Biến, Bảo Quản, Vận ...
-
Xin Giấy Phép Sơ Chế Thịt Gia Súc, Gia Cầm, Thủy Hải Sản Trọn Gói
-
Quy Chế Phối Hợp Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Giết Mổ, Vận ...
-
Phát Triển Hệ Thống Sản Xuất - Vissan
-
Giáo án Nghề 11 - Hồ Thị Thanh Hà - Tiết 19-21
-
Tập Huấn Mô Hình Sản Xuất, Chế Biến Và Bảo Quản Thức ăn Thô Xanh ...
-
[DOC] 52_qd_ubnd_vnras