Tham Luận Về Làng Nghề Sản Xuất Muối - UBND Tỉnh Cà Mau

{"Z7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E74":{"windowState":"normal","portletMode":"view"}} start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, TP.Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 – Fax: (0290) 3837.951 - Email: banbientap@camau.gov.vn Giấy phép số 25/GP-STTTT ngày 21/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau. Người chịu trách nhiệm chính: Huỳnh Văn Thái, Giám đốc, Phó Trưởng ban biên tập CTTĐT. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. ® Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau" hoặc "www.camau.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ Website này. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau

Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Phát huy tinh thần 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau, Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau quyết tâm bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
Tham luận hội nghị

Tham luận về làng nghề sản xuất muối

30/10/2017 02:07:21 PM Màu chữ Cỡ chữ

Kính thưa quý lãnh đạo, quý vị đại biểu cùng toàn thể hội thảo! Được sự thống nhất của chủ trì hội thảo, tôi xin thay mặt huyện Đầm Dơi giới thiệu đôi nét về làng nghề sản xuất muối tại xã Tân Thuận.

Muối Tân Thuận. Ảnh: Ngọc Thu

Xã Tân Thuận là xã vùng bãi ngang ven biển của huyện Đầm Dơi, thuộc vùng sâu, vùng xa, nằm cách trung tâm huyện 30 km về hướng Đông. Diện tích tự nhiên toàn xã là 10.884,7 ha, có bờ biển dài 8 km, có đến 03 cửa thông ra biển. Phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây giáp xã Tân Đức, phía Bắc giáp huyện Đông Hải, phía Nam giáp xã Tân Tiến. Dân số chung của xã có 3.831 hộ, với 16.911 người; dân tộc thiểu số có 234 hộ, với 1.050 khẩu. Địa giới hành chính của xã được chia thành 12 ấp, sông ngòi chằn chịt, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy. Dân cư sống tập trung đông đúc, sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Tân Thuận là một xã có “Làng nghề sản xuất muối” tập trung tại ấp Lưu Hoa Thanh dọc theo tuyến ven sông cửa Gành Hào. Làng nghề này đã hình thành cách đây hơn 35 năm, diêm dân bắt đầu vụ muối từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch hằng năm (vào mùa nắng). Thời điểm mới hình thành nghề làm muối chỉ có khoảng trên dưới 10 hộ, với diện tích khoảng 17 ha, lúc bấy giờ bà con diêm dân chưa có nhiều kinh nghiệm, chủ yếu dùng phương tiện sản xuất thủ công tự chế, dùng chân để đạp nước vào ao lắng và khu sản xuất muối, chưa đầu tư được máy bơm nước, chủ yếu làm tại gia đình, không thuê nhân công do không có kinh nghiệm, từ đó, những năm đầu đạt năng xuất không cao. Đến nay “Làng nghề sản xuất muối” ở xã Tân Thuận đã phát triển với tổng diện tích là 168,8 ha, có 70 hộ tham gia sản xuất và xem đây là một nghề sản xuất chính của bà con. “Làng nghề sản xuất muối” ở ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận có vị trí không chỉ gìn giữ làng nghề truyền thống, nguồn cung cấp muối trong và ngoài tỉnh, mà còn góp phần tạo công ăn, việc làm cho người lao động không có đất sản xuất và nghề nghiệp thiếu ổn định. Cứ đến mùa làm muối, mỗi người làm công cũng được trả khoảng 24 triệu đồng/6 tháng làm. Hiện nay diêm dân đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, đã biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, dùng máy bơm để cấp nước vào ao lắng cũng như cấp nước vào khu sản xuất muối, dùng thiết bị đo độ mặn,… từ đó sản lượng muối ngày càng được tăng lên, bình quân khoảng 65 đến 70 tấn/ha/năm (với điều kiện thời tiết ổn định không có mưa trái mùa). Đến năm 2007, xã đã thành lập được Tổ hợp tác diêm nghiệp, đến nay có 24 thành viên, qua đó hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất. Xuất phát từ kinh nghiệm qua nhiều năm, diêm dân nơi đây đã làm ra hạt muối rất trắng, chất lượng cao. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, Tổ hợp tác vẫn không định được giá muối. Hạt muối diêm dân làm ra vẫn còn bị thương lái ép giá, bởi không bán cho họ thì không biết phải làm gì đối với lượng muối tồn kho khá lớn, nếu không bán thì sẽ không có tiền trả cho nhân công và phục vụ cho chi tiêu đời sống hàng ngày. Đặc biệt, khi vào thời điểm trúng mùa thì bị thương lái ép giá nặng, tình trạng tồn kho, hư hao muối, diêm dân phải chịu thua lỗ. Năm 2017, diễn biến thời tiết khá thất thường, xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa, diêm dân Tân Thuận gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng muối thu được chỉ đạt khoảng 1/3 lượng muối so với những năm trước, qua trừ chi phí thuê mướn nhân công thì xem như không có thu nhập. Trong số 75 hộ làm nghề muối ở đây chỉ trông chờ đến mùa để làm muối, không có nghề khác, nhân công nơi đây cũng tương tự. Tuy nhiên đến khi trúng mùa thì bị ép giá, thất mùa giá lại cao nhưng cũng không đáng kể. Từ đó việc quyến luyến với nghề muối gặp khó khăn, xu hướng nhiều diêm dân có ý định chuyển đổi ngành nghề. Trong số đó, có dự kiến cải tạo đất để chuyển qua nuôi trồng thủy sản. Trên thực tế điều kiện đất đai và môi trường ở khu vực ruộng muối ven biển thích hợp để nuôi Artemia và nhiều nơi có điều kiện tương tự đã thành công với mô hình này. Hiện nay, xã đã và đang rà soát lại thực trạng việc quy hoạch đất sản xuất muối theo hướng tập trung vào những khu có đủ điều kiện, lợi thế và diện tích đất sản xuất muối kém hiệu quả vận động diêm dân chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, ngành nghề nông thôn cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế. 1. Về thuận lợi - Xã Tân Thuận là xã duy nhất trong tỉnh Cà Mau có đất làm muối, với vị trí địa lý thuận lợi, gần cửa biển Gành Hào nên nguồn nước mặn dồi dào, chất lượng nước ổn định (độ mặn nước đạt cao). - Diêm dân đã làm muối từ rất lâu nên có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối. - Nếu khí hậu ổn định có hai mùa mưa nắng rỏ rệt trong năm thì điều kiện sản xuất rất phù hợp với nghề làm muối. 2. Khó khăn - Giá muối đôi lúc không ổn định, không có đầu ra sau sản xuất, diêm dân luôn bị các tiểu thương ép giá, nên giá thành sản xuất không cao. - Diêm dân chủ yếu sản xuất muối theo kinh nghiệm truyền thống chưa được đầu tư sản xuất theo mô hình sản xuất công nghiệp và thời tiết theo các năm diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa gây thiệt hại lớn cho diêm dân. - Nghề làm muối chưa được hỗ trợ vốn tín dụng để sản xuất. 3. Kiến nghị - Cần có chính sách hỗ trợ thu mua muối của diêm dân, liên kết giữa người làm muối với các doanh nghiệp tiêu thụ trong vùng với giá ổn định để thúc đẩy diêm dân tiếp tục sản xuất. - Cần đầu tư vốn, hỗ trợ kỹ thuật để phục vụ sản xuất theo hướng công nghiệp. - Có chính sách hỗ trợ sản xuất khi bị thiệt hại lớn.

UBND huyện Đầm Dơi Chia sẻ Nhận xét In Lên trên

Các tin khác

  • Được sự phân công của Ban Tổ chức hội nghị, thay mặt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tôi xin trình bày báo cáo tham luận “Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề chế biến tôm khô tỉnh Cà Mau”.

    (05/12/2017)
  • Ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống của tỉnh Cà Mau nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung ít phát triển so với các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Hồng hoặc sông Đồng Nai (Bình Dương, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh). Đồng thời, làng nghề nông thôn đang đứng trước nhiều thách thức khi tiến hành công nghiệp hoá, đô thị hoá, sản phẩm hàng hoá của làng nghề nông thôn chịu áp lực cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi cơ chế kinh tế thị trường cũng như hội nhập kinh tế thế giới.

    (01/12/2017)
  • Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nông nghiệp nước ta nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ cho người dân phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích sản xuất, kết hợp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất là giải pháp đột phá, tăng nhanh thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

    (23/11/2017)
  • Các ngành nghề trong tỉnh Cà Mau nói chung, trong khu sinh quyển Mũi Cà Mau nói riêng là làng nghề nông thôn sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Nhìn chung, là chưa phát triển tương xứng với tình hình phát triển công nghiệp đô thị hóa, các sản phẩm của làng nghề nông thôn chịu áp lực cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi cơ chế thị trường cũng như hội nhập kinh tế thế giới (trừ một số mặt hàng độc đáo ở địa phương mà nơi khác không có như: tôm khô, khô khoai, ba khía muối, mật ong rừng U Minh,…).

    (21/11/2017)
  • Kính thưa toàn thể đại biểu! Làng nghề nông thôn tỉnh Cà Mau vốn đã có từ lâu đời, với các nghề truyền thống và làng nghề truyền thống, đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1206/QĐ-UBND ngày 20/8/2008 về việc Quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Với mục tiêu củng cố, khôi phục và phát triển các làng nghề nông thôn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển; phát huy có hiệu quả kinh nghiệm truyền thống; áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả đối với các sản phẩm của làng nghề nông thôn; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân và lao động làm việc tại các làng nghề.

    (16/11/2017)
  • Thưa quý vị đại biểu và toàn thể Hội nghị! Huyện Trần Văn Thời nằm phía Tây Nam của tỉnh Cà Mau, với diện tích tự nhiên 69,7 km2, có 46.228 hộ dân, với 190.321 khẩu. Đơn vị hành chính của huyện gồm 11 xã và 02 thị trấn, có 157 ấp, khóm (135 ấp, 22 khóm); tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua phát triển ổn định.

    (16/11/2017)
  • Sông Đốc là thị trấn ven biển thuộc huyện Trần Văn Thời, nằm ở vùng đất cuối cùng của Việt Nam, có một vị thế khá đặc biệt, một bên là con sông Ông Đốc, bên kia tiếp giáp với vịnh Thái Lan hay còn gọi là biển Tây, nơi đây tập trung lượng tàu thuyền khai thác thủy sản đông đảo nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    (07/11/2017)
  • Tính đến tháng 6/2017 trên địa bàn huyện có 12 Hợp tác xã với 231 xã viên; 132 Tổ hợp tác với 2.131 tổ viên; 01 kinh tế trang trại; có 03 làng nghề gồm: Làng nghề dệt chiếu ấp Tân Khánh, xã Tân Duyệt; làng nghề nấu rượu ấp Xóm Dừa, xã Quách Phẩm và bổ sung mới làng nghề Mai Hoa (hầm than đước, làm mắm) thuộc ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân

    (25/10/2017)
  • Được sự cho phép và gợi ý của Ban tổ chức hội nghị, thay mặt Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân, tôi xin trình bày báo cáo tham luận với chủ đề "Thực trạng và giải pháp phát triển nghề khô cá khoai huyện Phú Tân" (20/10/2017)
  • Được sự thống nhất của chủ trì hội thảo, tại hội thảo khoa học năm 2017 tôi xin thay mặt huyện Thới Bình phát biểu tham luận “Làng nghề ở Thới Bình - Thực trạng và giải pháp” như sau:

    (17/10/2017)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối
start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
start portlet menu bar

Tin vắn;tinvan

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Tin vắn

Tin vắn

  • Chủ tịch UBND tỉnh có thư khen 12 cơ quan, đơn vị, địa phương về phong trào thi đua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.
  • Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định ban hành danh mục cây trồng lâu năm được chuyển đổi trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, chuẩn bị hội nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
  • Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo Sở Y tế triển khai thực hiện công tác phòng, chống bệnh sởi.
  • UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án “Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới”.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.
  • Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội là 61.500 đồng/hộ/tháng.
  • Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” được tổ chức từ ngày 22/11 đến hết ngày 13/12/2024.
start portlet menu bar

Web Content Viewer

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Web Content Viewer
    start portlet menu bar

Văn bản

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Văn bản
Văn Bản
  • Văn bản trung ương
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
start portlet menu bar

Thông tin

Display content menu Display portlet menu end portlet menu bar
  • Thông tin
Thông tin
  • Đất đai
  • Ngân sách
  • Thi đua khen thưởng, xử phạt
  • Đấu thầu, mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
  • Thông báo
  • phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
  • Thông tin đối ngoại
  • Danh bạ điện thoại
  • Đường dây nóng
Complementary Content
  • ${title}${badge}
${loading}

Từ khóa » Người Nông Dân Sản Xuất Muối Gọi Là Gì