Thành Ngữ – Tục Ngữ: Chắc Như đinh đóng Cột | Ca Dao Mẹ

  • Chắc như đinh đóng cột

    Chắc như đinh đóng cột

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • đình
      • cột
    • Người đăng: Lê Tư
    • 12 April,2013
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Có dưa thì chừa rau

    Có dưa thì chừa rau

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 11 December,2024
  • Có cà thì thôi gắp mắm

    Có cà thì thôi gắp mắm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 11 December,2024
  • Đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông

    Đầu người giàu không có tóc, Chân người nghèo không có lông

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • tướng mạo
    • Người đăng: Phan An
    • 7 November,2024
  • Người ăn thì còn, con ăn thì hết

    Người ăn thì còn, con ăn thì hết

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 21 July,2024
  • Muốn nói ngoa làm cha mà nói

    Muốn nói ngoa làm cha mà nói Muốn nói không làm chồng mà nói

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 29 May,2024
  • Ơn nghĩa đổ đầu cù lao

    Ơn nghĩa đổ đầu cù lao

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 22 April,2024
  • Bống có gan bống, bớp có gan bớp

    Bống có gan bống, bớp có gan bớp

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cá bống
      • cá bớp
    • Người đăng: Phan An
    • 22 April,2024
  • Cá rô rạch ngược

    Cá rô rạch ngược

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cá rô
    • Người đăng: Phan An
    • 22 April,2024
  • Học khôn đến chết, học nết đến già

    Học khôn đến chết, Học nết đến già.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Phan An
    • 24 February,2024
  • Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất

    Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • phong tục
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 20 February,2024
Có cùng từ khóa:
  • Ai về nhớ tháp Chiên Đàn

    Ai về nhớ tháp Chiên Đàn Nhớ đình Mỹ Thạch, nhớ hàng cau xanh Quê hương ai vẽ nên tranh Trường Giang một dải nước xanh bốn mùa

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Nam-Đà Nẵng
      • tháp Chàm
      • Trường Giang
      • Hang Câu
      • quê hương
      • Chiên Đàn
      • Mỹ Thạch
      • đình
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 22 November,2013
  • Chình ình như đình La Qua

    Chình ình như đình La Qua

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • đình
      • La Qua
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 22 November,2013
  • Liễn treo ba phía trong đình

    Liễn treo ba phía trong đình, Chữ vàng chưa lợt, sao mình vội quên.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • đình
      • liễn
    • Người đăng: Phan An
    • 23 September,2013
  • Đi xa nhớ mẹ nhớ đình

    Đi xa nhớ mẹ nhớ đình Nhớ cái giếng nhỏ nhớ tình của ai Nhớ liếp cải, nhớ vồng khoai Nhớ cây cầu tre lắt lẻo ngày ngày lại qua

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • đi xa
      • giếng nước
      • mẹ
      • đình
      • thương nhớ
      • cầu tre
      • liếp cải
      • vồng khoai
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 3 September,2013
  • Ngó ra sông Cái, ngó ngoái thấy đình

    Ngó ra sông Cái, ngó ngoái thấy đình Hạc chầu thần còn đủ cặp, huống chi mình muốn lẻ đôi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • đình
      • hạc
      • sông Cái
      • sông Cửu Long
    • Người đăng: Phan An
    • 29 June,2013
  • Nguyện thề trước miếu sau đình

    Nguyện thề trước miếu sau đình Đó vong ân đó chịu, đây bạc tình đây mang

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • đình
      • bạc tình
      • thề nguyền
      • miếu
      • vong ân
    • Người đăng: Lê Tư
    • 20 May,2013
  • Cây đa rụng lá đầy đình

    Cây đa rụng lá đầy đình, Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • đình
    • Người đăng: Phan An
    • 26 January,2013
  • Qua đình ngả nón trông đình

    Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • thủy chung
      • đình
    • Người đăng: Phan An
    • 23 January,2013
  • Hôm qua tát nước đầu đình

    Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin. Hay là em để làm tin trong nhà? Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai cậy cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh lại giúp cho. Giúp cho một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm, Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo. Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

    Dị bản
    • Áo anh rách lỗ bàn sàng Cậy nàng mua vải vá quàng cho anh Vá rồi anh trả tiền công Đến lúc lấy chồng anh giúp của cho: Giúp cho một quả xôi vò, Một con heo béo, một vò rượu tǎm. Giúp cho chiếc chiếu nàng nằm, Đôi áo nàng bận đôi vòng nàng đeo. Giúp cho quan mốt tiền cheo, Quan nǎm tiền cưới, lại đèo bông tai Giúp cho một rổ lá gai Một cân nghệ bột với hai tô mè Giúp cho năm bảy lạng chè Cái ấm sắc thuốc cái bồ đựng than Giúp cho đứa nữa nuôi nàng Mai ngày trọn tháng cho chàng tới lui…

    • Áo anh đã rách hai tay Cậy nàng so chỉ và may cho cùng Vá rồi anh trả tiền công Mai mốt lấy chồng anh giúp của cho Giúp cho quan mốt tiền cheo Quan năm tiền cưới, lại đeo mâm chè Giúp cho nửa giạ hột mè Nửa ang tiêu sọ, nửa ghè muối khô Giúp cho cái ấm, cái ô Cái niêu sắc thuốc, cái bồ đựng than Anh giúp cho một đứa nuôi nàng Lâu ngày chẵn tháng rồi chàng tới thăm…

    Video
    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Ru con
    • Thẻ:
      • đình
      • mẹ già
      • tát nước
      • rượu
      • hoa sen
      • vá áo
      • khâu vá
      • tiền cheo
      • áo
      • trầu cau
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 22 January,2013
  • Thương thay thân phận con rùa

    Thương thay thân phận con rùa Lên đình cõng hạc xuống chùa đội bia

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • đình
      • hạc
      • con rùa
      • đình chùa
    • Người đăng: Phan An
    • 22 January,2013
Chú thích
  1. Cù lao Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  2. Ơn nghĩa đổ đầu cù lao Làm ơn mà vô ích, như trôi theo dòng nước chảy quanh cù lao.
  3. Cá bống Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  4. Cá bớp Có nơi gọi là cá bóp, một trong số các loại cá đặc trưng của vùng biển miền Trung, thuộc loại cá dữ, ăn tạp. Thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dày, dẻo, ăn béo và không tanh, đầu cá chứa nhiều sụn ngon.

    Cá bớp

    Cá bớp

  5. Bống có gan bống, bớp có gan bớp Người nào có sự gan dạ của người nấy.
  6. Cá rô Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  7. Cá rô rạch ngược Chỉ người ương bướng, ngang tàng.
  8. Tháp Chiên Đàn Một trong những ngôi tháp Chàm cổ của người Chăm Pa, nay thuộc làng Chiên Đàn, xã Tam An, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11.

    Tháp Chiên Đàn

    Tháp Chiên Đàn

  9. Đình Mỹ Thạch Một ngôi đình nằm bên bờ sông Bàn Thạch, thuộc phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đình được xây dựng vào năm 1833, là nơi sinh hoạt văn hoá và thờ cúng các bận tiền nhân có công khai phá và lập làng.

    Đình Mỹ Thạch

    Đình Mỹ Thạch

  10. Sông Trường Giang Tên một con sông chạy dọc theo bờ biển ở tỉnh Quảng Nam. Con sông này khá đặc biệt ở chỗ nó không hề có thượng lưu và hạ lưu mà cả hai đầu sông đều đổ ra biển. Đầu sông phía nam đổ ra biển tại cửa Hòa An (hay An Hòa), huyện Núi Thành, đầu sông phía bắc đổ ra biển tại cửa Đại, thị xã Hội An.

    Sông Trường Giang

    Sông Trường Giang

  11. Chình ình Đứng, nằm, ngồi ngay trước mặt người khác (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. La Qua Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
  13. Liễn Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.

    Liễn

    Liễn

  14. Liếp Luống (liếp rau, liếp cà...)
  15. Vồng Phần đất được dùng cuốc vun lên cao hơn mặt đất để trồng rau, củ, tương tự nhưng cao hơn líp.
  16. Cửu Long Tên một con sông lớn ở miền Tây Nam Bộ. Gọi là Cửu Long (chín rồng) vì sông đổ ra biển bằng chín cửa: Định An, Ba Thắc, Tranh Đề, Tiểu, Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu và Ba Lai.
  17. Hạc Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  18. Đình Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  19. Có ý kiến cho rằng cành hoa sen trong bài này là hoa sen đất. Sen đất là một loại cây thuộc chi mộc lan, thân gỗ, hoa có 9-10 cánh trắng ngần, hương thơm ngát, trông giống như hoa sen mọc ở ao hồ.

    Hoa sen đất

    Hoa sen đất

  20. Xôi vò Xôi nấu rồi trộn đều với đậu xanh chín giã nhỏ.

    Xôi vò

    Xôi vò

  21. Rượu tăm Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
  22. Trằm Hoa tai. Cũng gọi là tằm.
  23. Cheo Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  24. Theo phong tục cưới hỏi ngày xưa, khi đi hỏi vợ nhất thiết phải có buồng cau.
  25. Sàng Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  26. Quàng (Làm việc gì) một cách vội vã, cốt cho xong để còn làm việc khác.
  27. Quả Đồ đựng hình tròn, có nắp đậy, thường được dùng để đựng lễ vật khi đi hỏi cưới.

    Mâm quả cưới

    Mâm quả cưới

  28. Bận Mặc (quần áo).
  29. Gai Cũng gọi là cây lá gai, một loại cây thường mọc hoang hoặc được trồng quanh nhà, có lá dày hình trái tim, mặt hơi sần. Lá gai thường dùng để làm bánh ít, bánh gai hoặc làm vị thuốc dân gian.

    Lá gai

    Lá gai

  30. Vừng Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

  31. Chè Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  32. Quan Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  33. Giạ Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.

    Giạ đong lúa

    Giạ đong lúa bằng gỗ

  34. Ang Dụng cụ để đong, đo thóc lúa, bằng gỗ, khối vuông, có nơi đan ang bằng nan tre. Dụng cụ đo gạo của người Việt rất đa dạng, tùy vùng, tùy thời và theo từng thể tích mà người ta dùng các dụng cụ khác nhau như cái giạ, cái vuông, cái yến, cái đấu, cái thưng, cái cảo, cái bơ, cái ô, cái lương, cái lon sữa bò... để đo gạo. Một ang bằng 22 lon gạo.
  35. Ghè Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.

    Cái ghè

    Cái ghè

  36. Niêu Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  37. Bồ Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  38. Trong đình chùa Việt Nam thường có con rùa đá đội hạc hoặc văn bia.

    Rùa đội bia tiến sĩ ở Văn Miếu

    Rùa đội bia tiến sĩ ở Văn Miếu

Từ khóa » Chắc Như đinh đóng Cột