Thấu Hiểu Danh Mục Thương Hiệu (Brand Portfolio) | Brade Mar
Có thể bạn quan tâm
Danh mục thương hiệu (Brand Portfolio) cùng với định vị là hai chiến lược quan trọng nhất trong quản trị thương hiệu. Việc hiểu rõ danh mục thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa toàn bộ các phân khúc thị trường mục tiêu, tránh trường hợp “ăn thịt đồng loại” và đáp ứng nhiều nhất có thể nhu cầu người tiêu dùng.
Mục lục
- 1. Thấu hiểu danh mục thương hiệu
- 1.1 Corporate Brand
- 1.2 Individual/ Product Brand
- 1.3 Variants
- 1.4 SKU (Stock Keeping Unit)
- 1.5 Sub-Brand & Endorsed Brand
- 2. Vai trò của thương hiệu trong danh mục
- 3. Chiến lược giá trong danh mục thương hiệu
- 4. Tầm nhìn danh mục thương hiệu
1. Thấu hiểu danh mục thương hiệu
1.1 Corporate Brand
Thương hiệu công ty, tập đoàn là danh nghĩa, đại diện cho 1 công ty, tập đoàn về mặt pháp lý. Chức năng của nó là xây dựng và duy trì các mối quan hệ với các bên liên quan (Stakeholders), đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ. Ví dụ các Corporate Brand: Lotte, Unilever, P&G, HSBC, PepsiCo, Ford, Google, v.v. Corporate Brand được chia thành 2 loại:
House of Brand (Ngôi nhà các thương hiệu):
- Thương hiệu công ty tách biệt hoàn toàn với các thương hiệu sản phẩm
- Do đó, thương hiệu công ty hầu như không tham gia vào các hoạt động Marketing liên quan đến sản phẩm. Ví dụ Unilever không bao giờ tham gia vào hoạt động Marketing của OMO, Sunsilk hay Knor.
- Ưu điểm: Vì thương hiệu công ty khác biệt với thương hiệu sản phẩm nên khi dính bê bối, các thương hiệu sẽ không ảnh hưởng tới nhau.
- Nhược điểm: Tiêu tốn ngân sách cho từng thương hiệu sản phẩm.
Branded House (Ngôi nhà “ghim” thương hiệu):
- Thương hiệu công ty trực tiếp tham gia quảng bá sản phẩm và dịch vụ với vai trò là thương hiệu mẹ. Logo thương hiệu mẹ giữ nguyên vẹn hoặc thay đổi rất ít, không đáng kể.
- Ví dụ thương hiệu tập đoàn Virgin.
- Ưu điểm: Tận dụng được danh tiếng của thương hiệu mẹ. Chi phí Marketing tận dụng được đáng kể
- Nhược điểm: Một trong các thương hiệu con bị bê bối sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thương hiệu khác.
1.2 Individual/ Product Brand
Trong danh mục thương hiệu, Individual Brand là thương hiệu sản phẩm tương tác trực tiếp với NTD qua truyền thông. Corporate Brand trong một số trường hợp cũng chính là Product Brand trong trường hợp của Branded House (ví dụ: Google, Vietnam Airlines hay Samsung)
Trong trường hợp một Product Brand được sử dụng ở nhiều ngành hàng khác nhau. Ví dụ Dove có mặt trong ngành hàng chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể và khử mùi. Trong trường hợp này Product Brand trở thành Master Brand/ Umbrella Brand/ Family Brand.
1.3 Variants
Chủng loại sản phẩm trong danh mục thương hiệu là những phiên bản sản phẩm khác nhau của Product Brand, được phân biệt bởi một số tính chất như: mùi vị, tính năng, giá cả, … Ví dụ nước lau nhà Sunlight có các chủng loại: Sunlight hương hoa hạ, Sunlight hương bạc hà
Các Variants trong danh mục thương hiệu được tạo ra trên cơ sở đáp ứng cá nhu cầu khác nhau cho những nhóm đối tượng khác nhau thuộc cùng nhóm khách hàng mục tiêu. Nói cách khác, KH mục tiêu của thương hiệu sẽ được phân khúc thành những nhóm nhỏ hơn và sẽ có những chủng loại sản phẩm riêng để phục vụ cho từng nhóm nhỏ đó.
Ví dụ Axe có KHMT là Nam giới, độc thân, 14-25 tuổi, thu nhập trung bình trở lên, thích tán tỉnh phụ nữ. Hãng phân khúc KHMT thành những nhóm nhỏ hơn theo sở thích về mùi hương, căn cứ vào đó để phân khúc những chủng loại sản phẩm khác nhau.
Các chủng loại trong danh mục thương hiệu thường sẽ bao gồm:
- Hương vị: Đồ ăn, thức uống
- Mùi thơm: Chăm sóc cá nhân
- Chức năng sản phẩm: Chăm sóc nhà cửa
- Giá cả: Giá trị gia tăng giá sẽ cao hơn
1.4 SKU (Stock Keeping Unit)
SKU là đơn vị sản phẩm giúp phân loại từng loại sản phẩm trong từng Variants theo thể tích, dung lượng hoặc loại bao bÌ.
SKU bao gồm nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm như: Tên nhà sản xuất, Tên thương hiệu, Tên chủng loại sản phẩm, Định dạng bao bì, Thể tích, Khối lượng. Ví dụ Sunlight diệt khuẩn chai 750g của Unilever
Phân loại SKU:
- Pack Type: Hình dáng bao bì (dạng bật nắp, dạng bơm, v.v.)
- Pack Size: Kích cỡ bao bì (gói nhỏ, chai lớn, v.v)
1.5 Sub-Brand & Endorsed Brand
Thương hiệu con (Sub-Brand). Ví dụ OMO có OMO Matic, Coca có Coke Diet, Coke Zero. Khi một thương hiệu mạnh muốn nhắm tới 1 nhóm KHMT tiềm năng, rất khác biệt với nhóm KHMT ban đầu thì nên xuất hiện Sub-Brand. Sub-Brand có thể có độ nhận diện thương hiệu như thương hiệu mẹ (OMO có OMO Matic) hoặc khác với thương hiệu mẹ (Dove và Dove Men Care). Variants là bậc thấp hơn của Sub-Brand.
Thương hiệu bảo chứng (Endorsed Brand) được xây dựng trên cơ sở tận dụng danh tiếng hay vay mượn một số thuộc tính, giá trị thương hiệu nào đó của thương hiệu bảo trợ. Ví dụ cà phê Birdy vay mượn danh tiếng của Ajinomoto hoặc Marriott có hàng loạt thương hiệu bảo trợ khác.
Tuy nhiên, thương hiệu bảo chứng có định vị hoàn toàn khác biệt và gần như không bị chi phối bởi thương hiệu bảo trợ. Đó là lí do vì sao Logo thương hiệu bảo chứng luôn to hơn Logo thương hiệu bảo trợ. Điểm phân biệt thương hiệu bảo chứng với các hình thức khác là thương hiệu bảo trợ Logo luôn đính kèm Logo của thương hiệu bảo trợ.
2. Vai trò của thương hiệu trong danh mục
Cash-cow Brand (OMO) |
|
Strategic Brand (OMO Matic) |
|
Flanker/ Fighter Brand (Viso vs Tide) |
|
Low-end Entry Level Brand (Surf) |
|
Silver-bullet Brand (Tiger Crystal nâng đỡ Tiger) |
|
Một Brand có thể đảm nhiệm nhiều vai trò, ví dụ OMO Matic ngoài đóng vai trò Strategic còn đóng vai trò Flanker chống lại Ariel Matic. Một danh mục thương hiệu lý tưởng như sau:
- Cash-cow Brand: Đảm bảo doanh số và lợi nhuận
- Strategic Brand: Mang lại lợi nhuận tương lai cao hơn
- Flanker Brand: Cản phá đối thủ
- Low-end entry Level Brand: Đảm bảo lợi thế chi phí
- Silver-bullet Brand: Nâng cấp thuộc tính thương hiệu mẹ
3. Chiến lược giá trong danh mục thương hiệu
Skim/Cream Pricing |
|
Prestige Pricing |
|
Predatory Pricing |
|
Going-rate Pricing |
|
Price Discrimination |
|
Loss Leader Pricing |
|
Penetration Pricing |
|
4. Tầm nhìn danh mục thương hiệu
Core Category (Original Product) |
|
|
Adjacent Category |
|
|
New Category |
|
|
Out of Scope |
|
|
Có thể nói, chiến lược danh mục thương hiệu rất quan trọng nhưng các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa thực sự quan tâm nghiêm túc đến điều này. Chiến lược danh mục thương hiệu ngoài việc định hướng việc phát triển sản phẩm cũng như tối đa hóa phân khúc thị trường mục tiêu, nó sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tăng trưởng trong dài hạn với đa dạng nguồn tăng trưởng.
5/5 - (15 bình chọn) Xem thêm bài viết nổi bật :Xem thêm: 8 nguyên tắc định giá trong Marketing
- Danh mục sản phẩm của Ford Motor Company
- [PDF] Báo cáo thường niên TPBank 2020
- Chiến dịch quảng cáo của Điện Máy Xanh
- Chiến lược Marketing của PNJ
- Chiến lược phát triển thị trường của KFC
Từ khóa » Sub Brand Là Gì
-
Các Ví Dụ Về Sub-brand Thành Công | Bởi Nguyễn Hà | Brands Vietnam
-
Thương Hiệu Phụ (Sub-brand) Là Gì? Các Vấn đề Xung Quanh ...
-
Sub-brand Là Gì - Thương Hiệu - MarketingAI
-
Sub Brand Là Gì
-
Sub-brand - Từ điển Số
-
Sub Brand Là Gì
-
Sub-brand Là Gì - Thả Rông
-
Các Mô Hình Cấu Trúc Thương Hiệu (Brand Architecture) Tiêu Biểu
-
Kiến Trúc Thương Hiệu Là Gì? Tổng Hợp Mô Hình Trong ... - CIT Group
-
Sub Brand Là Gì
-
Brand Architecture Là Gì? 6 Bước Xây Dựng Cấu Trúc Thương Hiệu
-
14 Thuật Ngữ Về Thương Hiệu (Brand) Bạn Cần Biết - MOVAD
-
Sub-brand - Thuật Ngữ Marketing
-
Branded House & House Of Brands - Bạn đã Biết Cách Phân Biệt Chưa
-
Cấu Trúc Thương Hiệu Của Các Doanh Nghiệp Trong Du Lịch - Asia Lion
-
CẤU TRÚC THƯƠNG HIỆU: KHÁI NIỆM MÀ BẤT CỨ MARKETER ...
-
A SUB-BRAND CALLED Tiếng Việt Là Gì - Trong Tiếng Việt Dịch
-
PERFORMANCE SUB-BRAND Tiếng Việt Là Gì - Trong Tiếng Việt Dịch