Thiết Kế Dây Chuyền Kéo Sợi Chải Thô (thiết Bị Trung Quốc) Có Sản ...
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Luận văn, đồ án, đề tài, tiểu luận, luận án
Cộng đồng chia sẻ luận văn, đồ án, tiểu luận, đề tài tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên
- Trang Chủ
- Tài Liệu
- Upload
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 PHẦN I : THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN KÉO SỢI .3 CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH MẶT HÀNG 3 1.1. Thiết kế mặt hàng .3 1.2. Chọn nguyên liệu .3 1.3. Dự báo chất lượng sợi .6 CHƯƠNG II : THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN KÉO SỢI .9 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ 11 2.1. Máy xé kiện tự động : A002 D .11 2.1. Máy xé trộn tự động : A035 D .12 2.2. Máy trộn tự động : FA022 – 6 .13 2.3. Máy xé đứng : FA 106 14 2.4. Máy xé trộn : FA 046 A 14 2.5. Máy đầu cân : FA141 .15 2.6. Máy chải : FA201 .16 2.7. Máy ghép : FA302 .17 2.8. Máy kéo sợi thô : FA415 A .18 2.9. Máy kéo sợi con : FA 506 19 2.10. Máy đánh ống : GA 013 .20 2.11. Máy kéo sợi OE : ELitex - BD - D2 .21 CHƯƠNG III : THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ .23 3.1. Chọn độ mảnh bán thành phẩm số mối ghép .23 3.1.1. Thiết kế chi số cúi chải thô .23 3.1.2. Thiết kế chi số cúi ghép – số mối ghép 24 3.1.3. Thiết kế chi sổ sợi thô: .25 3.2. Thiết kế độ săn sợi thô, sợi con và sợi OE .26 3.2.1. Tính độ săn sợi thô 27 3.2.2. Tính độ săn sợi con 27 3.2.3. Tính độ săn sợi OE- Roto 27 3.3. Chọn tốc độ máy .28 3.3.1. Chọn tốc độ máy chải thô 28 3.3.2. Chọn tốc độ máy ghép .28 3.3.3. Chọn tốc độ máy thô .28 3.3.4. Chọn tốc độ máy kéo sợi con 29 3.3.5. Chọn tốc độ máy đánh ống 29 3.3.6. Chọn tốc độ máy kéo sợi OE .29 3.4. Tính năng suất, số lượng máy 30 3.4.1. Tính năng suất lý thuyết các máy 31 3.4.2. Tính năng suất thực tế các công đoạn .35 3.4.3. Tính số lượng máy cần lắp đặt 43 3.5. Cân đối nguyên liệu 45 3.5.1. Cân đối nguyên liệu sản xuất Sợi Ne 34 cotton 100% 45 3.5.2. Cân đối nguyên liệu sản xuất Sợi Ne 54 cotton 100% .46 3.5.3. Cân đối nguyên liệu sản xuất Sợi Ne 34- OE cotton 100% .47 CHƯƠNG IV: BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU TIẾT KHÔNG KHÍ .50 4.1. Bố trí dây chuyền 50 4.2. Bố trí không gian và vị trí đặt máy .51 4.3. Thông gió và điều tiết không khí 52 4.3.1. ảnh hưởng của điều tiết không khí đến công nghệ kéo sợi 52 4.3.2. Điều kiện ôn ẩm độ cho từng gian máy 54 4.4. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy của nhà máy 55 4.5. Tổ chức lao động .56 CHƯƠNG V: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM .59 5.1. Mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm tra đánh giá sản phẩm 59 5.2. Tổ chức việc kiểm tra đấnh giá chất lượng 59 5.3. Công việc làm thí nghiệm 60 5.3.1. Phương pháp lấy mẫu nguyên liệu .62 5.3.2. Phương pháp xác định độ ẩm .62 5.3.3. Phương pháp xác định tạp bằng tay 63 5.3.4. Xác định chiều dài xơ bằng dụng cụ Jucop 63 5.3.5. Kiểm tra định lượng cúi chải 67 5.3.6. Kiểm tra bông kết tạp máy chải 67 5.3.7. Kiểm tra định lượng cúi ghép .67 5.3.8. Kiểm tra định lượng sợi thô 68 5.3.9. Kiểm tra độ săn sợi thô .68 5.3.10. Kiểm tra định lượng sợi con 69 5.3.11. Kiểm tra định lượng sợi cân .69 5.4. Kiểm tra chất lượng trên máy UTSER 4 .71 5.4.1. Phương pháp lấy mẫu .71 5.4.2. Chu kỳ kiểm tra .72 5.4.3. Thao tác .72 PHẦN II: TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ 74 PHÂN TÍCH CHUNG 74 I. Tính vốn đầu tư .74 I.1. Tính giá thành xây dựng cơ bản .74 I.2. Giá thành thiết bị 75 I.3. Vốn cho việc liên quan khác 76 I.4. Nguồn vốn .76 I.5. Tính khấu hao .76 II. Chi phí sản xuất .77 II.1. Chi phí mua nguyên liệu .77 II.2. Chi phí mua nguyên vật liệu phụ 77 II.3. Chi phí điện năng 77 II.4. Tính lương cho cán bộ cho công nhân viên 78 II.5. Tính khấu hao máy móc nhà xưởng 80 II.6. Tính chi phí cho máy và công ty .80 II.7. Chi phí ngoài sản xuất 80 II.8. Chi phí nước trung bình cho 1kg sợi .80 II.9. Tổng chi phí để sản xuất ra 1kg sợi 80 II.10. Kết luận .81 III. Doanh thu .82 IV. Tỷ suất lợi nhuận của một năm tính theo thời gian thu hồi vốn .84 KẾT LUẬN .91 MỤC LỤC 92
103 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5058 | Lượt tải: 4 Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế dây chuyền kéo sợi chải thô (thiết bị Trung Quốc) có sản lượng 1800 tấn/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên,2% thì phải tiến hành làm lại từ đầu. 5.3.4. Xác định chiều dài xơ bằng dụng cụ Jucop: Trước khi xác định độ đều trên dụng cụ Jucop phải chuần bị chùm xơ có 1 đầu bằng nhau, từ con cúi hoàn thành tách ra một lượng xơ khoảng 30mg để xác định chiều dài, 50mg để xác định cường lực. Tiến hành: lấy tay vừa rút vừa chập các xơ để tạo thành chùm xơ rồi dùng kẹp bảng nhưng có mấu tựa để rút xơ, tiếp tục tạo lên một chùm xơ có một đầu bằng nhau và các xơ song song với nhau sao cho những xơ dài nằm dưới xơ ngắn nằm trên. Dùng kẹp chặt chùm xơ này vào dụng cụ Jucop, sao cho đầu bằng của chùm xơ nằm cách đường trung bình tâm của cặp suốt là 9 mm (vì những nhóm xơ từ 8 mm rất ít nên người ta phân nhóm xơ từ 9 - 10 mm) dùng tay quay 2 vòng như vậy những xơ dài từ 9 - 10 mm không bị kẹp và ta dùng kẹp khác rút ra (rút 3 lần) vậy là ta có nhóm xơ có chiều dài trung bình 9,5 mm. So với độ đầu giới hạn thực tế của nhóm. Sau đó tiếp tục quay 2 vòng rút ra nhóm từ 11 – 12 mm tiếp tục cho đến hết. Việc phân nhóm xơ theo độ dài trong thực tế độ dài chỉ chiếm 46% còn lại 37% trọng lượng của nhóm xơ ngắn hơn 2 mm và 17% trọng lượng của nhóm xơ có độ dài hơn 2 mm. Do đó khi xác định trọng lượng thực của nhóm có độ dài L mm cần thiết phải tính 17% của nhóm xơ dài (L – 2) mm và 37% trọng lượng của nhóm (L + 2) mm. Trọng lượng của nhóm xơ có độ dài trung bình là: gL = 0,17gL-2 + 0,37gL+2 Bởi vậy khi tính trọng lượng thực phải bắt đầu từ nhóm phụ cận có độ dài trung bình là 7,5 mm g7,5 = 0,17x0 + 0,46x0 + 0,37gL-2 = 0,37gL-2 Và trọng lượng thực khi tính không thể kết thúc ở nhóm cuối cùng có độ dài Ln trọng lượng gn mà là nhóm có độ dài Ln+2 và trọng lượng thực = 0. Theo công thức: GL+2 = 0,17xgLn + 0,46x0 + 0,37x0 = 0,17gLn Sau khi tính tổng trọng lượng cân và trọng lượng thực tế không được sai quá ±0,1mg. Nếu quá thì phải kiểm tra lại. a. Xác định độ dài chủ thể (LCT) Độ dài chủ thể là độ dài của nhóm xơ chiếm trọng lượng lớn nhất trong chùm xơ. k(gn – gn-k) LCT = (l– 0,5k) (gn – gn-k) + (gn +gn+k) Trong đó: l: là độ dài trung bình của nhóm xơ có khối lượng thực lớn nhất.gn , (mm) gn: là trọng lượng lớn nhất của nhóm xơ (mg) gn-k: là trọng lượng của nhóm có độ dài (l-k) gn+k: là trọng lượng của nhóm có độ dài (l+k) Xác định độ dài phẩm chất (Lp). Độ dài trung bình theo khối lượng của các nhóm có độ dài lớn hơn độ dài chủ thể. Sign+i LPC = L + (mm) y + Sgn+i với Sgn+i = kgn + k + 2kgn + 2k + 3kgn + 3k +... Sgn+i =gn+k + gn+2k + gn+3k + ... (L + 0,5k) - Lm y = k c. Xác định cơ số. gn+k +gn + 0,55gn+k S = . 100% [nếu gn+k > gn-k] Sg gn+k +gn + 0,55gn+k S = . 100% [nếu gn-k > gn+k] Sg d. Xác định độ đều. Cp = LmxS e. Xác định tỷ lệ xơ ngắn Tổng trọng lượng xơ dưới 1,55 m Tỷ lệ xơ ngắn = Tổng lượng mẫu f. Xác định cường lực xơ bông: Từ con cúi hoàn thành tách ra một lượng xơ 50mg sau đó dùng tay rút bỏ xơ ngắn, xắp xơ dài vỏ kẹp lần 1 không dùng lược chải, lần 2 chải xơ bằng lược, lần 3 chỉ còn lại xơ dài. Dùng nhíp chải xơ thành 10 mẫu bằng nhau dùng miệng kẹp để đưa từng mẫu vào máy. Kéo cường lực chùm xơ, kết quả đọc được là cường lực của chùm xơ đó. Muốn biết cường lực của xơ đơn phải biết tổng số xơ trong chùm Tổng số xơ trong chùm = Tổng lượng chùm xơ Micronaise Trọng lượng kéo được Tổng số xơ trong chùm Cường lực xơ đơn = Bình quân cường lực xơ của 10 chùm xơ là cường lực xơ đơn của mẫu thí nghiệm. g. Phương pháp xác định độ bền tương đối: (bằng dụng cụ Pressley) 1. Kiểm tra (dụng cụ) thiết bị. a. Dụng cụ Pressley Đặt dụng cụ ở vị trí bằng phẳng Vệ sinh dụng cụ Kiểm tra đường đi của con chạy Thử miệng kẹp và đưa lên máy điều chỉnh bọt nước, mở máy thử tốc độ sao cho từ đầu đến hết thanh trượt 2” là được. b. Kiểm cân Chỉnh vị trí thăng bằng của cân Dịch chuyển vạch di động trên mặt vị trí trong Mở khoá cân Di chuyển kim chỉ trên mặt kính sao cho kim, bóng kim trùng với vạch đỏ chỉ thị cân bằng của cân. 2. Làm mẫu bông chuẩn (theo QT 824HDCV 05 chuẩn bị mẫu, tiến hành đo, tính toán) 3. Chuẩn bị mẫu thử: từ 1 mẫu thử lấy và 6 nhóm xơ nhỏ, chải qua lược tạo xơ song song, loại bỏ bông kết tạp (làm nhẹ nhàng tránh tổn thương xơ). 4. Tiến hành đo: Đặt chùm xơ vào miệng kẹp. Dùng chìa khóa vặn 2 miếng kẹp tháo kẹp có xơ ra khỏi bàn kẹp. Cắt phần xơ thửa hai bên miệng kẹp. Đặt miệng kẹp vào dụng cụ đo, thả cho con trượt chạy đến khi chùm xơ bị kép đứt, con trượt dừng lại và ghi trị số trên thanh đo tại điểm con trượt dừng, trên thanh đo chỉ lấy số liệu từ 10 đến 16. 5. Tính toán. Pressley Index (PI) Q PI = m Q: là độ bền kéo đứt chùm xơ (Lbs) m: là khối lượng chùm xơ kéo đứt (mg) Chỉ số PI có thể chuyển đổi sang đánh giá độ bền xơ theo đơn vị 1000 bảng anh/inch vuông theo công thức: 1000 PSI = (Pix10,8116) – 0,125 h. Phương pháp xác định độ mảnh (Micronaire) 1. Số lượng mẫu: mỗt kiện chọn 1 mẫu Chuẩn bị máy nén Mở máy cho đến khi đủ áp lực máy dừng. Dùng Pittong thử máy, nếu chưa đạt thì dùng tay điều chỉnh van điều tiết phía sau máy. Lấy Pittông thử máy ra. 2. Hiệu chỉnh cân: Cân đặt ở vị trí cân thăng bằng không có gió lùa. Chỉnh cân về số 0 trước khi cân. Đặt chi số mẫu thử 3,2 gam và tiến hành cân mẫu thử. 3. Thao tác vận hành máy: Tay phải cầm Pittông, tay trái lấy mẫu cho vào vị trí, đồng thời pittông bên tay phải phối hợp đẩy bông xuỗng xoay pittông theo chiều kim đồng hồ. Khi mẫu đã nằm ở vị trí nèn thì ta dùng chân phải đạp, khí nén sẽ đẩy phao lên và ta sẽ đọc được kết quả MR tại cột số và cứ lặp lại như thế đối với tất cả mẫu cho đến hết. 4. Đóng máy: Tắt công tắc điện vận hành máy nén. Xả hết khí nén Mở hết van điều tiết, van xả đáy bình. Đưa máy về trạng thái bình thường. 5. Tính toán độ mãnh của xơ bông. Mrx1000 T = m Tex 25,4 5.3.5. Kiểm tra định lượng cúi chải. 1. Phương pháp kiểm tra: Lấy mẫu trong điều kiện máy đang chạy bình thường, đầu máy, màng bông không bị nén. Dùng khay nhôm, mỗi máy lấy khoảng 2 lớp cúi. Dùng guồng quay mẫu mỗi máy 10mẫu (mỗi mẫu 5m/mẫu). Cân từng mẫu ghi lại Tính X, R, Ä định lượng, CV%. 2. Chu kỳ kiểm tra: Mỗi máy 1 lần/ca Khi chuyển đổi nguyên liệu chi số. 5.3.6. Kiểm tra bông kết tạp chất máy chải: 1. Phương pháp kiểm tra: Dùng bảng đen kích thước 36m2 Lấy màng bông ở 3 vị trí: trái – giữa – phải. Đếm số điểm kết có tên trên bảng. 2. Chu kỳ kiểm tra: 1 ngày/1 lần/ 1 máy Khi đại tu máy. Khi thay đổi nguyên liệu. 3. Thao tác: Tay trái câm bảng đen đưa lại gần tầm với màng bông thuận lợi nhất. Tay phải dùng que hớt nhanh nhẹ màng bông ở từng vị trí (trái, phải, giữa) lần lượt đếm kết tạp và ghi vào biểu thống kê. 5.3.7. Kiểm tra định lượng cúi ghép: 1. Phương pháp kiểm tra: Lấy mẫu trong điều kiện vào đủ, không bị quấn suốt. Dùng khay lấy khoảng 1 lớp cúi. Dùng guồng quay mẫu thử. Mỗi máy quay 2 mẫu, mỗi mẫu 5m/1 mẫu Cân từng mẫu trên cân điện tử Tính X, R, Ä định lượng, CV%. Vẽ biểu đồ Ä định lượng. Đánh giá kết quả so với tiêu chuẩn để điều chỉnh bánh răng kéo dài trên máy cho phù hợp, đồng thời ghi giấy thay bánh răng gửi cho bảo dưỡng đi ca thay. 2. Chu kỳ kiểm tra: Ghép đợt I: 2 lần/ca/máy Ghép đợt II: 3 lần/ca/máy Ngoại lệ, nếu trong quá trình làm kết quả xấu thì số lần sẽ phải tăng lên để điều chỉnh đạt định lượng theo yêu cầu. 3. Xử lý số liệu: Khi kết quả thử cho thấy Ä ≥ ± 1% lập tức phải dừng ngay máy, thay đổi bánh xe kéo dài để đưa về định lượng cho phép. Khi thay bánh xe xong phải thử lại ngay sau khi máy chạy lại được 1 thùng. Số thùng cúi không đạt trên chuẩn tuyệt đối loại ra và dùng ghép lại khi cần thiết. 5.3.8. Kiểm tra định lượng sợi thô. 1. Phương pháp kiểm tra: Lấy ống sợi thô liên tiếp nhau (tức 4 ống trong và 4 ống ngoài) ghi số cọc rõ ràng. Dùng guồng quay mẫu thử, mỗi ống 1 mẫu Chiều dài 1 mẫu 1000mm Cân chính xác từng mẫu trên cân điện tử. Tính X, R, Ä định lượng, CV%. So với tiêu chuẩn, điều chỉnh chi số. 2. Chu kỳ kiểm tra: 1 lần/ca/máy Khi thay nguyên liệu, thay chi số Khi đại tu máy. 3. Xử lý số liệu: Khi số liệu tính toán kết quả Ä ≥ 1,5% phải dừng máy và ghi giấy thay bánh răng điều chỉnh trở về định lượng yêu cầu. Số ống sợi thô + số thùng cúi có định lượng nằm ngoài tiêu chuẩn, thí nghiệm viên phải loại ra đánh dấu theo quy định xử lý lại theo qui định. 5.3.9. Kiểm tra độ săn sợi thô: 1. Phương pháp kiểm tra: Lấy 4 ống sợi thô (2 ống hàng trong, 2 ống hàng ngoài) Dùng thiết bị tở xoắn bằng tay. Thực hiện 2 lần đo cho 1 ống. Thao tác: kẹp sợi thô vào 2 đầu miệng kẹp trên máy, để kim chỉ ở vị trí số 0. Dùng tay quay ngược chiều, tở hết xoắn, đọc kết quả trên đồng hồ đo. Tính toán độ săn so với tiêu chuẩn. Nếu trường hợp ngoài tiêu chuẩn phải báo cho kỹ thuật công nghệ máy theo điều chỉnh máy. 2. Tính toán: Tính toán độ săn trung bình của các mẫu thử X Tính sai lệch độ săn so với thiết kế: ÄK 3. Chu kỳ kiểm tra: 1 tháng/1 lần/1 máy Khi đại tu máy. Khi thay đổi nguyên liệu 4. Xử lý số liệu: Nếu độ săn thực tế có sai lệch so với độ săn thiết kế > ± 0,5 X/m. Dừng máy báo với kỹ thuật phong P1-4 tính toán thay lại bánh răng độ săn cho phù hợp. 5.3.10. Kiểm tra định lượng sợi con: 1. Phương pháp lấy mẫu: Lấy 10 ống mỗi bên 5 ống. Lấy chia đều mẫu trên máy. Dùng guồng quay, mỗi ống 2 mẫu Chiều dài 1 mẫu 120 yard (80 vòng) = 109680mm ± 22mm Cân chính xác từng mẫu trên cân phân tích Định lượng trung bình X Tính R, CV%, Ä định lượng So sánh với tiêu chuẩn đề ra phương án, thay đổi bánh xe kéo dài phù hợp. 2. Chu kỳ kiểm tra: 2 ngày/1 lần/ 1 máy/1 chi số Khi thay nguyên liệu Khi sửa chữa, đại tu máy. 3. Xử lý số liệu: Khi số liệu tính toán cho ra kết quả máy nào có Ä ≥ 2,5% thì phải tiến hành lấy mẫu thử lại máy đó lần thứ hai, nếu kết quả vẫn cho ra tương đương với lần 1 thì tiến hành dừng máy và thay bánh xe kéo dài của máy đó. Nếu kết quả thử lại lần sau mà ngược lại với lần trước thì ta không thay máy mà để lại xem xét lại ca sau. 5.3.11. Kiểm tra định lượng sợi côn: 1. Phương pháp lấy mẫu: Lấy 10 côn cho 1 lô sợi có khối lượng từ 500kg – 1000kg Lấy số côn xác suất rãi đều toàn bộ lô sợi Dùng guồng quay mẫu côn quay 3 mẫu Chiều dài 1 mẫu là 120 yard (80 vòng) Cân chính xác từng mẫu trên cân phân tích Định lượng trung bình X Tính chi số Ne Tính Ä Ne, CV% So sánh với tiêu chuẩn quy định để xếp loại cho lô sợi đã kiểm nghiệm. 2. Chu kỳ kiểm tra: 3 ngày/ 1 lần 3. Kéo cường lực sợi đơn: Vẫn 10 côn sợi vừa mới được lấy mẫu chỉ số xong, nó được chuyển lại vị trí máy kéo cường lực đơn. Thứ tự thao tác trên máy kéo cường lực đơn như sau: Côn sợi được tay phải nhấc lên kẹp vào cọc sợi phía trên, sau máy kéo, dùng tay lần tìm đầu mồi kéo lên phía trên cho qua miệng kẹp trên (lúc này kẹp trên đang được chốt cố định). Hai tay kết hợp kết đoạn sợi đầu bỏ đi từ 2 – 5m; sau đó vặn chặn kẹp trên cho đoạn sợi chọn mẫu vòng xuống dưới cần sức căng ở dưới miệng kẹp dưới. Điều chỉnh sức căng sao cho cần sức căng ở vị trí vuông góc với thân máy là được, lúc này tay phải xiết chặt kịp thời, vậy là mẫu đã được kẹp vào vị trí làm việc. Thả lỏng chốt kẹp trên. Dùng tay phai bật nút điện vào máy, tín hiệu có điện là đèn màu xanh sáng lên. Tiến hành kéo đứt mẫu. Trên thân máy có 3 nút điệt đặt theo thứ tự thẳng hàng, từ trên xuống dưới. Ta dùng tay phải ấn nút dưới cùng máy sẽ chạy cho đến khi sợi đứt tự động dừng lại. Lúc này kết quả cường lực sợi đã được xác định trên vạch và ta sẽ đọc kết quả ghi vào biểu thống kê. Sau đó dùng tay phải ấn nút trên cùng trả miệng kẹp về vị trí ban đầu, và tiếp tục cứ như thế cho mỗi côn sợi là 3 mẫu. Kết quả ta sẽ có 30 mẫu/1 lô sợi. Trên thang vạch máy kéo cường lực đơn có 3 loại đối tượng khác nhau cho mỗi thanh vạch. Nếu sợi có P < 200g thì không treo tạ và đọc kết quả ở thang vạch số I Nếu sợi có P < 700g thì treo tạ 100022 và đọc kết quả ở thang vạch số II Nếu sợi có P > 700g thì 300022 treo tạ và đọc kết quả ở thang vạch số III 3. Thử độ săn sợi côn: Mỗi lô sợi lấy 5 côn, mỗi côn sợi lấy 3 mẫu. Vậy tổng số mẫu thử độ săn là 15 mẫu. Tiến hành kéo sợi qua miệng kẹp bên trái kẹp chặt lại, tiếp tục đưa vào miệng kẹp bên phải kẹp chặt. Kiểm tra đưa kim trên đồng hồ về vị trí 0 Cuối cùng bật công tắc chạy máy, sang trái máy sẽ chạy và tở săn ra, xe săn lại, lúc đó đối trọng sẽ chạm với tiếp điểm đặt ban đầu, máy tự động dừng, ta sẽ đọc kết quả độ săn và ghi vào biểu thống kê. 4. Xử lý số liệu: Dựa vào bảng qui định tiêu chuẩn định lượng trong phạm vi cho phép của bán thành phẩm, thành phẩm sợi (QT824 – QĐ01) quy định tiêu chuẩn phân loại sợi (QT824 – QĐ02) từ đó đánh giá kết luận sợi đạt loại nào. Nếu lô sợi kiểm tra không đạt mức tiêu chuẩn, trưởng phòng thí nghiệm phải báo cáo ngay với phó giám đốc công nghệ và kỹ thuật gian máy xem xét xử lý. Lô sợi không đạt tiêu chuẩn phải để riêng, khoanh vùng, tuyệt đối không được lấn sang lô khác và phải đặt bảng báo rõ ràng. * Quy định tiêu chuẩn phân loại sợi. Quy định đánh giá phân loại. Dựa vào bảng quy định tiêu chuẩn phân loại sợi sau: Sai lệch chi số: Ä Ne Hệ số biến sai chi số CV% Độ bền P Hệ số sai độ bền đứt sợi đơn CV% Kết tạp * Đánh giá phân loại như sau: Dây chuyền I – A và dây chuyền II Chất lượng sản phẩm loại I được gọi là A Chất lượng sản phẩm loại II được gọi là B *Phương pháp đánh giá phân cấp: Không phân cấp lô hàng không đạt các chỉ tiêu về ngoại quan Lô hàng đạt cấp I: phải đạt các điều kiện sau: Toàn bộ các chỉ tiêu đạt cấp I hoặc 8 chỉ tiêu cơ bản gồm : sai lệch chi số Ä N Hệ số biến sai chỉ số CVN. Độ bền sợi đơn Hệ số biến sai độ bền đứt sợi đơn CVP. Độ không đều Uster U%, Neps, thick, thin... đạt cấp I Các chỉ tiêu còn lại đạt cấp II nhưng không có chỉ tiêu nào đạt dưới mức cấp II. Lô hàng đạt cấp II Toàn bộ các chỉ tiêu đạt cấp II hoặc 8 chỉ tiêu cơ bản gồm: Sai lệch chi số ÄN, hệ số biến sai chi số CVN. độ bền đứt, sợi đơn, hệ số biến sai độ bền đứt sợi đơn CVP. Độ bền không đều Uster U%, Neps thich. Đạt cấp II. Các chỉ tiêu còn lại đạt cấp III nhưng không có chỉ tiêu nào đạt dưới mức cấp III. Lô hàng đạt cấp III Toàn bộ các chỉ tiêu đạt cấp III hoặc 8 chỉ tiêu cơ bản gồm : Sai lệch chi số ÄN, hệ số biến sai chi số CVN. Độ bền đứt, sợi đơn, hệ số biến sai, độ bền đứt sợi đơn CVP, độ không đều Uster U%, Neps thick, think. Đạt cấp III, các chỉ tiêu còn lại đạt cấp III nhưng không có chỉ tiêu nào đạt đưới mức cấp III. 5.4. Kiểm tra chất lượng trên máy Uster 4. 5.4.1. Phương pháp lấy mẫu: 1. Phương pháp lấy mẫu cúi chải: Lấy mẫu riêng từng máy có chiều dài khoảng 65 m cho 1 mẫu. Ghi rõ lý lịch mẫu: số máy, Ne, nguyên liệu, lô 2. Phương pháp lấy mẫu: cúi ghép Lấy mẫu riêng cho từng máy (lấy mẫu bên phải trước bên trái sau) Ghi rõ lý lịch mẫu: số máy Ne, nguyên liệu, lô 3. Phương pháp lấy mẫu sợi thô. Lấy 2 hoặc 4 ống sợi thô theo thứ tự chẵn, lẻ Ghi rõ lý lịch mẫu: số máy, số cọc, Ne, nguyên liệu, lô 4. Phương pháp lấy mẫu sợi con. Lấy 5 mẫu: một mặt máy 2 ống, một mặt máy 3 ống lấy cách đều. Ghi rõ lý lịch mẫu: số máy, số cọc, Ne, nguyên liệu, lô 5.Phương pháp lấy mẫu sợi côn. Lấy xác suất 1 mặt hàng 5 côn sợi. Ghi rõ lý lịch mẫu: số máy, Ne, nguyên liệu, lô 5.4.2. Chu kỳ kiểm tra: Chu kỳ kiểm tra cúi chải: 1 tháng/2 lần/1 máy và khi thay đổi nguyên liệu Chu kỳ kiểm tra cúi ghép: 1 tuần/1 lần/1 máy và khi thay đổi nguyên liệu Chu kỳ kiểm tra sợi thô: 2 tuần/1 lần/1 máy và khi thay đổi nguyên liệu Chu kỳ kiểm tra sợi con: 1 tháng/2 lần/1 máy và khi thay đổi nguyên liệu Chu kỳ kiểm tra sợi côn: 3 ngày/1 lần/lô sợi. 5.4.3. Thao tác: 1. Thao tác khởi động máy: Bật công tắc chính khởi động máy, chờ cho sen so máy lên khoảng 30 phút sau mới cho mẫu vào thử. 2. Thao tác thử cúi: Cài đặt các thông số vào máy thử: loại nguyên liệu, số máy, chi số cúi, tên người thử mẫu, sau đó chọn tín hiệu chạy máy. Cho cúi vào 1 khe Senso kéo qua cặp trục dẫn ấn nút làm việc và đọc kết quả trên màn hình khi thử xong mẫu. 3. Thao tác thử sợi thô: Cài đặt các thông số cơ bản vào máy như: loại nguyên liệu, số máy, chi số sợi tên người thử mẫu, sau đó chọn tín hiệu chạy máy. Cho sợi thô vào giá đỡ kéo qua một số trục dẫn sau đó qua 2 khe đỡ kéo qua một số trục dẫn ấn nút làm việc và đọc kết quả trên màn hình khi thử xong mẫu. 4.Thao tác thử sợi con, sợi côn: Cài đặt các thông số cơ bản vào máy: loại nguyên liệu, số máy, chi số sợi, tên người thử mẫu, sau đó chọn tín hiệu chạy máy. Cho sợi con qua lỗ dẫn sợi vào khe đó số 3 (nếu Ne30) kéo sợi qua cặp trục dẫn ấn nút hút đầu nối, xong ấn nút làm việc đọc kết quả trên màn hình khi thử xong mẫu. 5. Xử lý số liệu: Đọc kết quả báo cáo lỗi trên màn hình, so sánh với tiêu chuẩn liên hệ trực tiếp với kỹ thuật, thiết bị để xử lý khi nào hết lỗi mới cho máy chạy lại bình thường. Trên đây là danh mục các thiết bị thí nghiệm và các phương pháp thí nghiệm, kiểm tra định lượng, kiểm tra độ săn, xác định cường lực, độ bền tương đối, xác định độ ẩm... hiện đang sử dụng tại phòng thí nghiệm nhà máy sợi và các bộ phận thí nghiệm ca. Đặc biệt với việc trang bị máy kiểm tra chất lượng Uster 4 là loại máy kiểm tra chất lượng hiện đại nhất thế giới hiện nay, chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm được kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện về thiết bị hoặc công nghệ để khắc phục nhanh nhất, từ đó chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của sợi thiết kế TT TÊN CHỈ TIÊU KÝ HIỆU ĐƠN VỊ CẤP Nm 34 (Cotton) Nm 54 (Cotton) Nm 34-OE (Cotton) 1 Sai lệch chi số tối đa cho phép (≤ ) ÄN % 1 2 3 2,5 2,8 3 2,5 2,8 3 2,5 3 3,5 2 Hệ số biến sai chi số (≤ ) CVNe % 1 2 3 2,2 3,1 4 2,2 3,1 4 2,5 3 3,5 3 Hệ số biến sai độ bền (≤ ) CVPo % 1 2 3 10 11 12 10,5 12 13 12,5 13 14 4 Độ không đều USTER (≤ ) U % 1 2 3 13 13,5 14 14,5 15 15,5 15 15,5 16 5 Điểm kết tạp (≤ ) Neps Đ/1000m 1 2 3 400 450 550 750 850 950 950 1050 1150 6 Điểm dầy (≤ ) Thick Đ/1000m 1 2 3 300 360 400 550 620 700 400 500 600 7 Điểm mỏng (≤ ) Thin Ä/1000m 1 2 3 30 45 60 45 80 120 85 110 160 PHẦN II : TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ PHÂN TÍCH CHUNG Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động đầu tư phải được xem xét từ 2 góc độ nhà đầu tư và nền kinh tế. Trên góc độ nhà đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều những quy tụ lại là lợi nhuận . Khả năng sinh lời của dự án là thước đo chủ yếu của nhà đầu tư. Ở góc độ quản lý vĩ mô phải được xét lợi ích kinh tế xã hội mà đầu tư mang lại cho nền kinh tế quốc dân. Mục đích của chúng ta là đầu tư một dây chuyền kéo sợi với công nghệ hiện đại và mục tiêu là đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Ở các phần trên ta đã thiết kế dây chuyền kéo sợi với thiết bị của Trung Quốc để sản xuất sợi Nm 34 - Nm 54 – Nm 34-OE để dệt vải chưa thể chắc chắn đó là phương án tốt nêú không đạt hiệu quả kinh tế cao . Hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp là mục đích số 1 cho một quá trình sản xuất kinh doanh. Tính hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố sau : Tính công nghệ tốt đảm bảo chất lượng. Thúc đẩy sự phát triển của KHKT trong sản xuất. Đảm bảo mức lao động tối thiểu cho người công nhân. Vì vậy một nhà máy được thiết kế tối ưu là nhà máy có vốn đầu tưthiết bị thấp nhất, giá thành hạ, lợi nhuận cao nhất . Muốn vậy ta phải tính được : Vốn đầu tư cho sản xuất . Tổng giá trị sản phẩm cần sản xuất . Hiệu quả kinh tế sản xuất (lợi nhuận) và mục tiêu kinh tế khác. I.TÍNH VỐN ĐẦU TƯ . I.1. Tính giá thành xây dựng cơ bản. Để tính tổng giá thành xây dựng cơ bản cho nhà máy thì cần phải tính các loại xây dựng sau : * Xây dựng nhà xưởng : khẩu độ 18 x 22 m Chiều dài : 18 x 5 = 90 (m) Chiều rộng : 22 x 3 = 66 (m) Tổng diện tích :90 x 66 = 5940 m2 + Diện tích gian phụ trợ, bảo toàn, điều không ... là . 90 x 5 x 2 = 900 ( m2 ) Giá thành xây dựng nhà xưởng thời điểm hiện tại là : 126 USD/1m2 Vậy giá thành nhà xưởng là : ( 5940 + 900 ) x 126 = 861.840 (USD) . * Xây dựng nhà kho : - Kho chứa nguyên liệu dự trữ. - Diện tích kho chứa nguyên liệu và kho thành phẩm bằng 9 ¸ 10% diện tích nhà xưởng chính : Diện tích kho chứa nguyên liệu : 760,5 m2 Diện tích kho chứa sợi thành phẩm : 1050 m2 Tổng diện tích nhà kho 760,5 + 1050 = 1810,5 m2 Với giá thành xây dựng nhà kho là : 1810,5 x 90 = 162.945 (USD) Vậy tổng giá thành xây dựng nhà xưởng + kho + phụ trợ là : 861.840 + 162.945 = 1.024.785 (USD) . Chi phí dự phòng cho xây dựng lấy = 5% số tiền xây dựng nhà xưởng và nhà kho : 1.024.785 x 5% = 51.239,25 (USD) Tổng số tiền cho xây dựng là : 1.024.785 + 51.239,25 = 1.076.024,25 (USD) 1.076.024,25 (USD) x 15.890 = 17.098.025.332,5 (VNĐ I.2. Giá thành thiết bị. Ta có bảng giá đầu tư mua thiết bị phục vụ cho dây chuyền ( cả thiết bị chính và thiết bị phụ trợ ). Stt Tên thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền (USD) 1 Máy cung bông 01 75.520 75.520 2 Máy chải 12 17.750 213.000 3 Máy ghép 06 10.840 65.040 4 Máy thô 04 41.483 165.932 5 Máy con 19 26.825 509.675 6 Máy ống 03 15.176 45.528 7 Máy OE 02 67.750 135.00 8 Phụ tùng dự trữ 2 năm 20.000 9 Thiết bị thí nghiệm 100.000 10 Hệ thống điều không 01 234.000 234.000 11 Thiết bị phụ trợ khác 200.000 Tổng cộng 1.764.195 Chi phí lắp đặt : 0,4 %. 1.764.195 x 0,4% = 7.056,78 (USD) I.3.Tổng vốn thiết bị . 1.764.195 + 7.056,78 = 1.771.251,78 (USD) Vốn cho việc liên quan khác : Chuẩn bị đầu tư 0,1% : 1.764,195 (USD) Chi phí quản lý 0,04% : 705,678 (USD) Chi phí quản lý công trình 0,2% : 3.528,39 (USD) Chi phí đào tạo 0,07 % : 1.234,93 (USD) Chi phí chuẩn bị sản xuất 0,02% : 352,84 (USD) Chi phí chạy thử nghiệm 0,03% : 529,26 (USD) Chi phí đột xuất khác 0,07 % : 1.234,93 (USD) Chi phí chuyên gia 0,25 % : 4.410,49 (USD) Tổng số : 13.760,713 (USD) * Vậy tổng số vốn đầu tư : 1.076.024,25 + 1.771.251,78 + 13.760,713 = 2.861.036,743 (USD) I.4. Nguồn vốn. Nguồn vốn vay thuộc vốn ODA của Trung Quốc với lãi suất thấp, như phần đầu đã phân tích ta nhận dây chuyền thiết bị, máy móc của Trung Quốc với giá thành hợp lý và vốn vay dài hạn do chính phủ Trung Quốc tài trợ, đặc biệt ưu tiên cho ngành dệt may nước ta, với lãi suất 4% năm hoàn trả trong 10 năm, trả làm 10 lần , mỗi năm trả 1 lần cả gốc và lãi ( 2 năm đầu không phải trả vốn chỉ trả lãi). Theo tỉ giá quy đổi của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam áp dụng cho thời điểm hiện nay như sau : 1 USD = 15.890 VNĐ I.5. Tính khấu hao. Khấu hao thiết bị trong 15 năm 1.764.195 : 15 = 117.613 (USD) Khấu hao xây dựng trong 20 năm 1.076.024,25 : 20 = 53.801,21 (USD) Khấu hao chi phí trước đầu tư trong 5 năm 13.760,713 : 5 = 2.752,14 Như vậy trong 5 năm đầu số vốn khấu hao hằng năm : 117.613 + 53.801,21 + 2.752,14 = 174.166,35 (USD) Vốn khấu hao từ năm thứ 6 trở đi : 117.613 + 53.801,21 = 171.414,21 (USD) II. CHI PHÍ SẢN XUẤT. II.1.Chi phí mua nguyên liệu : Như ở phần trên ta đã chọn tỉ lệ pha trộn bông Nga cấp I là 30% bông Môzămbic cấp II là 70%. Bông Nga cấp II để sản xuất sợi OE là 100%. + Đơn giá 1kg bông Nga cấp I : 1,3 (USD) 1,3 x 30% = 0,39 (USD) + Đơn giá 1 kg bông Môzămbic cấp II : 1,13 (USD) 1,13 x 70% = 0,79 (USD) + Đơn giá 1 kg bông Nga cấp II : 1,2 (USD) 1,2 x 100% = 1,2 (USD) + Đơn giá trung bình cho 1 kg bông hỗn hợp là : 0,39 + 0,79 =1,18 (USD) = 18.750 (VNĐ) Nguyên liệu cần để sản xuất trong 1 năm tính theo bảng cân đối nguyên liệu. - Bông hỗn hợp sản xuất sợi Nm 34 DCC. (32,54 + 752,594) x 1000 x 1,18 = 1.268.658,12 (USD) = 1,28 (USD) - Bông hỗn hợp sản xuất sợi Nm 54 - DCC (129,016 + 301,037) x 1000 x 1,18 = 507.462,54 (USD) - Bông sản xuất sợi Nm 34 – OE. 430,71 x 1000 x 1,2 = 516.852 (USD) Tổng số vốn cần để mua nguyên liệu trong 1 năm : 1.268.658,12 + 507.462,54 + 516.852 = 2.292.972,66 (USD) Tính chi phí nguyên liệu cho 1 kg sợi thành phẩm : - Sợi Nm 34 – Nm 54 - Cotton 100% (1400 tấn sợi) - Sợi Ne 34 – OE . II.2. Chi phí mua vật liệu phụ. Chi phí mua vật liệu phụ tính 4% so với chi phí mua nguyên liệu chính cho 1 kg sợi. - Sợi Nm 34 + Nm 54 Cotton 100%. 1,28 x 4% = 0,0512 (USD) - Sợi Nm 34 – OE 1,29 x 4% = 0,0516 (USD) II.3. Chi phí điện năng : Tiêu hao điện năng cho điều hoà không khí là : 2,47 (kw/h) 12 tháng / năm . Ta chỉ tính chạy điều hoà không khí là 8 tháng trong 1 năm . Tiêu hao điện năng tính cho 1 kg sợi. Loại sợi Điện chạy máy (Kw/h) ĐHKK (Kw/h) Tổng số (Kw/h) Thành tiền (USD/kg) Nm 34 - DCC 2,50 1,546 3,865 0,243 Nm 54 - DCC 4,12 1,546 5,666 0,357 Nm 34 - OE 2,20 1,546 3,746 0,236 Đơn giá điện tính cho 1 Kw/h cả ngày và đêm trung bình là 1000 VNĐ = 0,063 USD. Sợi Nm 34 cotton 100% : 1.063.619 x 0,243 = 258.459,42 ( USD/năm ) Sợi Nm 54 cotton 100% : 427.671 x 0,357 = 152.678,55 ( USD/năm ) Sợi Nm 34- OE - cotton 100% : 441.670 x 0,236 = 104.234,12 ( USD/năm ) Þ Tổng số tiền điện chi cho một năm là : 258.459,42 + 152.678,55 + 104.234,12 = 515.372,09 ( USD/năm ) II.4. Tính lương cho cán bộ công nhân. Bảng định mức lao động đứng máy . Stt Máy Số lượng máy Định mức LĐ người/máy Số người 1 ca Số người 3 ca 1 Cung bông 01 1 CN / 1 đầu cân 02 06 2 Máy chải 12 1 CN / 06 máy 02 06 3 Máy ghép 06 1 CN / 02 máy 03 09 4 Máy thô 04 1 CN / 01 máy 04 12 5 Máy con 19 1 CN / 02 máy 10 30 6 Máy ống 03 6 CN / 01 máy 18 54 7 Máy OE 02 2 CN / 01 máy 4 12 Tổng số 47 43 129 Bảng định mức cán bộ quản lý Stt Chức danh Số lượng 1 Giám đốc + 2 Phó giám đốc 03 2 Kỹ thuật công nghệ 01 3 Kỹ thuật cơ 02 4 Kỹ thuật điện 02 5 Trưởng ca 03 6 Cán bộ thống kê 04 Tổng số 15 Bảng định mức công nhân phục vụ TT Công việc Số người 1 ca Số người 3 ca Ca ngày 1 BT - BD 16 2 Điện theo ca 01 03 3 Sửa chữa theo ca 02 06 4 Thí nghiệm ca 01 03 5 Thí nghiệm ngày 02 6 Công nhân vận chuyển 02 06 7 Công nhân VSCN 04 12 8 Công nhân thu hoá 02 06 9 Công nhân bao gói 04 10 Công nhân đổ sợi 10 30 Tổng số 22 66 22 Tổng số công nhân phục vụ : 88 người Công nhân dự trữ 5% công nhân trực tiếp 07 người. Công nhân đứng máy : 129 người Cán bộ quản lý : 15 người Tổng số công nhân toàn nhà máy : 239 người Lương bình quân cho 1 công nhân là : 60 USD / tháng = 953.400 đồng. Tổng quỹ lương trả cho công nhân trong một năm là : 239 x 60 x12 = 172.080 (USD) = 2.734.351.200 (VNĐ) - Bảo hiểm xã hội được tính theo quý định 10% quỹ lương. 172.080 x 10% = 17.208 (USD) = 273.435.120 (VNĐ) Tiền lương trung bình cho 1 kg sợi trong 1 năm : (172.080 +17.208) : 1.932.960 = 0,0979 (USD) = 1.555,6 ( VNĐ) II.5. Tính khấu hao máy móc nhà xưởng. Tính khấu hao trung bình cho 1 kg sợi trong 5 năm đầu 174.166,35 : 1.932.960 = 0,09 (USD) = 1430,1 (VNĐ/Kg) Khấu hao trung bình cho 1 Kg sợi từ năm thứ 6 trở đi : 171.414,21 : 1.932.960 = 0,088 (USD) = 1398,32 (VNĐ/Kg) II.6. Tính chi phí cho nhà máy và Công ty. Chi phí nhà máy lấy 10% quỹ lương. Chi phí Công ty lấy 10% quỹ lương. 172.080 x 20% = 34.416 (USD/năm) = 5.468.702.400 (VNĐ/năm) Tính trung bình cho 1 Kg sợi /năm. 34.416 : 1.932.960 = 0,0178( USD) = 282,842 (VNĐ) II.7. Chi phí ngoài sản xuất. Là chi phí về quảng cáo, bao bì . hao hụt khi vận chuyển , đào tạo , hội nghị ... Tính 200 (VNĐ/Kg sợi) = 0,0126 (USD) Chi phí ngoài sản xuất của 1 năm là : x 0,0126 = 24.355,29 (USD) = 38700558,1 ( VNĐ/ năm ) II.8. Chi phí nước trung bình cho 1 Kg sợi. 500 (USĐ) = 0,0314 (USD) Chi phí nước trong 01 năm . 0,0314 x 1.932.960 = 60.694,94( USD/năm ) = 964.442.596,6 (VNĐ/năm) II.9. Tổng chi phí để sản xuất ra 1 Kg sợi . + Tính cho 5 năm đầu : Sợi Nm 34 Cotton 100% : 1,28 + 0,0512 + 0,243 + 0,0979 + 0,09 + 0,0178 + 0,0126 + 0,0314 = 1,824 ( USD) = 28.983,36 (VNĐ/Kg) - Sợi Nm 54 Cotton 100% : 1,28 + 0,0512 + 0,357 + 0,0979 + 0,09 + 0,0178 + 0,0126 + 0,0314 = 1,938 ( USD) = 30.794,82 (VNĐ/Kg) Sợi Nm 34 – OE Cotton 100% : 1,29 + 0,0516 + 0,236 + 0,0979 + 0,09 + 0,0178 + 0,0126 + 0,0314 = 1,827 (USD) = 29.031,03 (VNĐ/Kg) Tính từ năm thứ 6 trở đi : Sợi Nm 34 - Cotton 100% : 1,28 + 0,0512 + 0,243 + 0,0979 + 0,088 + 0,0178 + 0,0126 + 0,0314 = 1,822 (USD) = 28.951,58 (VNĐ/Kg). Sợi Nm 54 Cotton 100% : 1,28 + 0,0512 + 0,357 + 0,0979 + 0,088 + 0,0178 + 0,0126 + 0,0314 = 1,936(USD) = 30.763,04(VNĐ/Kg). Sợi Nm 34 – OE - Cotton 100% : 1,29 + 0,0516 + 0,236 +0,0979 + 0,088 + 0,0178 + 0,0126 + 0,0314 = 1,825 (USD) = 28.999,25 (VNĐ/Kg). II.10. Kết luận. * Sợi Nm 34 - Cotton 100%. Với 5 năm đầu : + Giá bán 1 Kg sợi : 2,0 ( USD/kg ) + Giá thành 1 Kg sợi : 1,824( USD/kg ) + Thu quốc doanh 2,0 x 4% : 0,08( USD/kg ) + Lãi : 0,096( USD/kg ) Từ năm thứ 6 trở đi : Giá bán 1 Kg sợi : 2,0( USD/kg ) Giá thành 1 Kg sợi : 1,822( USD/kg ) Thu quốc doanh 4% : 0,08( USD/kg ) Còn lãi : 0,098( USD/kg ) Thuế lợi tức : 0,098 x 16% : 0,0157( USD/kg ) Lãi : 0,064( USD/kg ) * Sợi Nm 54 - Cotton 100%. Với 5 năm đầu : + Giá bán 1 Kg sợi : 2,2 ( USD/kg ) + Giá thành 1 Kg sợi : 1,938( USD/kg ) + Thu quốc doanh 2,2 x 4% : 0,088( USD/kg ) + Lãi : 0,174 ( USD/kg ) Từ năm thứ 6 trở đi : Giá bán 1 Kg sợi : 2,2( USD/kg ) Giá thành 1Kg sợi : 1,936( USD/kg ) Thu quốc doanh 4% : 0,088( USD/kg ) Còn lãi : 0,176( USD/kg ) Thuế lợi tức : 0,176 x 16% : 0,0281( USD/kg ) Lãi : 0,148( USD/kg ) * Sợi Nm 34 – OE - Cotton 100%. Với 5 năm đầu : + Giá bán 1 Kg sợi : 1,95 ( USD/kg ) + Giá thành 1 Kg sợi : 1,827( USD/kg ) + Thu quốc doanh 1,95 x 4% : 0,078( USD/kg ) + Lãi : 0,045( USD/kg ) Từ năm thứ 6 trở đi : Giá bán 1 Kg sợi : 1,95 ( USD/kg ) Giá thành 1Kg sợi : 1,825( USD/kg ) Thu quốc doanh 4% : 0,078( USD/kg ) Còn lãi : 0,047( USD/kg ) Thuế lợi tức : 0,047 x 16% : 0,0075( USD/kg ) Lãi : 0,0395( USD/kg ) III. Doanh thu. Doanh thu = tổng thu nhập từ giá bán hàng: Q = giá bán x sản lượng [ USD/năm ] QNm34 = 2,0 x 1.063.619 = 2.127.238 [ USD/năm ] QNm54 = 2,2 x 427.671 = 940.876,2 [ USD/năm ] QNm34 – OE = 1,95 x 441.670 = 861256,5 [ USD/năm ] Xơ phế tốt có thể sử dụng lại để sản xuất sợi OE chi số thấp , ta tính giá thành = 0,2 [USD/kg ] Sợi Nm 34 : 74,583 + 15,265 = 92,848 ( tấn ) Sợi Nm 54 : 29,833 + 6,106 = 35,939 ( tấn ) Sợi Nm 34 – OE : 30,365 + 5,01 = 35,375 ( tấn ) Tổng xơ phế là : 92,848 + 35,939 + 35,375 = 164,162 ( tấn ) Số tiền tính từ xơ phế là : 164,162 x 1000 x 0,2 = 32.832,4 [ USD/năm ] Þ Vậy tổng doanh thu 01 năm là : 2.127.238 + 940.876,2 + 861.256,5 + 32.832,4 = 3.962.203,1 [ USD/năm ] * Tính một số các chỉ tiêu. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. + Lợi nhuận thu được trong một năm của 05 năm đầu. - Tổng chi phí trong một năm . (1.063.619 x 1,824) +(427.671 x 1,938) + (441.670 x 1,827) =3.575.798,54 [USD/năm ] - Tổng thu quốc doanh: (1.063.619 x 0,08) + (427.671 x 0,088) + (441.670 x 0,078) = 157.174,828 [ USD/năm ] - Tính lợi nhuận L1 : L1 = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Tổng thu quốc doanh = 3.962.203,1 – 3.575.798,54 – 157.174,828 = 229,229,73 [ USD/năm ] + Lợi nhuận thu được từ năm thứ sáu trở đi : Tổng chi phí trong một năm : (1.063.619 x 1,822) + (427.671 x 1,936) +(441.670 x 1,825) = 3.571.932,624 [ USD/năm ] Tổng thu quốc doanh : (1.063.619 x 0,08) + (427.671 x 0,088) + (441.670 x 0,078) = 157.174,828 [ USD/năm ] Thuế lợi tức : (1.063.619 x 0,0157) + (427.671 x 0,0281) + (441.670 x 0,0075) = 32.028,9 [ USD/năm ] Tính lợi nhuận L2 : L2 = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Tổng thu quốc doanh – Thuế lợi tức = 3.962.203,1 – 3.575.798,54 – 157.174,828 – 32028,9 = 197.200,83 [ USD/năm ] - Lợi nhuận trung bình mỗi năm Ltb : L1 + L2 229.229,73 + 197.200,83 Ltb = = = 213.215,28 [ USD/năm ] 2 2 Khấu hao trung bình mỗi năm KHtb : KHtb = = 172.790,28 [ USD/năm ] * Tính lãi suất và trả nợ ngân hàng : Căn cứ vào vốn vay và thời hạn trả nợ để tính lãi suất và trả nợ ngân hàng. Thời hạn trả vốn vay là 10 năm, riêng 02 năm đầu chi trả lãi không trả vốn, lãi suất 0,4% năm . Số lần trả là 08 lần cả gốc + lãi. Bảng tính lãi suất và trả nợ ngân hàng TT Lần trả Trả gốc ( USD ) Lãi suất ( % ) Trả lãi ( USD) Vốn vay còn lại 1 Trả lần 1 4 114.441,469 2 Trả lần 2 4 114.441,469 3 Trả lần 3 357.629,593 4 114.441,469 2.503.407,15 4 Trả lần 4 357.629,593 4 100.136,286 2.145.777,557 5 Trả lần 5 357.629,593 4 85.831,102 1.788.147,964 6 Trả lần 6 357.629,593 4 71.525,918 1.430.518,371 7 Trả lần 7 357.629,593 4 57.220,735 1.072.888,778 8 Trả lần 8 357.629,593 4 42.915,551 715.259,185 9 Trả lần 9 357.629,593 4 28.610,367 357.629,593 10 Trả lần10 357.629,593 4 14.305,183 0 2.861.036,743 743.869,549 * Mức lãi vay vốn để đầu tư của ngân hàng trung bình mỗi năm ( căn cứ vào bảng tính lãi suất và trả nợ ngân hàng ) Lnh ( lãi suất ngân hàng ) Lãi suất trung bình trong năm : Ltb = 74.386,9549 [ USD/năm ] Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn: T Tổng vốn đầu tư ban đầu + Lãi vay ngân hàng T = Lãi + Khấu hao T = = 9,34 ( năm ) Trong phạm vi ngành dệt may chỉ tiêu thời gian hoàn vốn T = 9,34 năm là hoàn toàn cho phép và hợp lý. IV. Tỷ suất lợi nhuận của một năm tính theo thời gian thu hồi vốn. Lợi nhuận hàng năm so với vốn đầu tư tính theo thời gian thu hồi vốn Lợi nhuận bình quân /năm Tỷ suất lợi nhuận = x 100 Vốn đầu tư 213.215,28 = x 100 = 7,45 % 2.861.036,743 Như vậy với lãi suất vay vốn 4,0% thì đầu tư có hiệu quả. Vòng quay vốn lưu động theo năng lực sản xuất : S Doanh thu – Thuế doanh thu S = Vốn lưu động Trong đó : Doanh thu : Q = 3.962.203,1 [ USD/năm ] Thuế doanh thu : Thu quốc doanh + thuế lợi tức 157.174,828 + 32.028,9 = 189.203,728 [ USD/năm ] Vốn lưu động : Vốn dùng để mua nguyên liệu, trả lương cho công nhân để duy trì sản xuất. + Vốn mua nguyên liệu để duy trì sản xuất trong 03 tháng. 2.292.972,66 : 4 = 573.243,165 [ USD/năm ] + Bán chế phẩm trên dây chuyền tính bắng số tiền để mua nguyên liệu trong 01 tháng 2.292.972,66 : 12 = 191.081,055 [ USD/năm ] + Tiền lương công nhân và các khoản khác tính đủ trả trong 03 tháng bao gồm. - Quỹ lương cho 01 năm : 172.080 [ USD/năm ] - Chi phí nhà máy + công ty : 34.416 [ USD/năm ] - Tổng chi phí ngoài sản xuất : 24.355,29 [ USD/năm ] - Tổng quỹ điện trong một năm : 515.372,09 [ USD/năm ] - Tổng chi phí về nước : 60.694,94 [ USD/năm ] 172.080 + 34.416 +24.355,29 + 515.372,09 + 60.694,94 = 201.729,58(USD/năm) 4 + Tổng vốn lưu động là : VLĐ = Tổng quỹ lương 03 tháng + Tổng vốn nguyên liệu 03 tháng + Bán chế phẩm đang trên dây chuyền. VLĐ = 201.729,58 + 573.243,165 + 191.081,055 = 966.053,8 [ USD/năm ] 3.962.203,1 - 189.203,728 S = = 3,905 ( lần ) 966.053,8 Vốn lưu động quay vòng càng nhanh càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư. → Tổng chi phí = CP Tổng doanh thu = DT Ta tính lợi nhuận gộp : LNG LNG = DT – CP = 3.962.203,1 – 3.575.798,54 = 386404,56 (USD) Thuế thu nhập doanh nghiệp lấy 20% của LNG. Thuế TNDN = 386404,56 x 20% = 77280,912 (USD) * Lợi nhuận ròng ( sau thuế TNDN) = LNG – Thuế TNDN = 386404,56 – 77280,912 = 309123,648 (USD) * Thu nhập doanh nghiệp : TNDN TNDN = Lợi nhuận ròng + Khấu hao = 309123,648 + 172790,28 = 481913,928 (USD) Bảng tính chi phí sản xuất cho 01 kg sợi ( đơn vị tính : USD ) Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật TT Các chỉ tiêu Số lượng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Độ nhỏ trung bình của sợi Nm Sản lượng trong 01 năm Giá bán 1 kg sợi Nm 34 – DCC Giá bán 1 kg sợi Nm 54 – DCC Giá bán 1 kg sợi Nm 34 – OE Tổng doanh thu 1 năm Tổng vốn đầu tư Lợi nhuận bình quân năm Tỷ suất lợi nhuận Vòng quay vốn đầu tư Thời gian hoàn vốn 38,44 1.932.960 Kg 2,0 [ USD ] 2,2 [ USD ] 1,95 [ USD ] 3.962.203,1 [ USD ] 2.861.036,743 [ USD ] 213.215,28 [ USD ] 7,45% 3,905 ( Lần) 9,34 ( năm) Bảng tổng hợp vốn đầu tư ban đầu TT Khoản mục chi phí Tổng số tiền USD Tổng số tiền VNĐ TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ 2861036,743 45461873846 A Thiết bị 1.771.251,78 28145190784 1 Thiết bị chính + phụ trợ 1.764.195 28033058550 2 Chi phí lắp đặt 7.056,78 112132234,2 B Chi phí khác 13.760,713 218657729,6 1 Chuẩn bị đầu tư 1.764,195 28033058,55 2 Chi phí quản lý 705,678 11213223,42 3 Chi phí quản lý công trình 3.528,39 56066117,1 4 Chi phí đào tạo 1.234,93 19623037,7 5 Chi phí chuẩn bị sản xuất 352,84 5606627,6 6 Chi phí chạy thử nghiệm 529,26 8409941,4 7 Chi phí đột suất khác 1.234,93 19623037,7 8 Chi phí chuyên gia 4.410,49 70082686,1 C Xây dựng cơ bản 1.076.024,25 17.098.025.332,5 1 Xây dựng nhà xưởng 861.840 13694637600 2 Xây dựng nhà kho 162.945 2589196050 3 Chi phí dự phòng xây dựng 51.239,25 814191682,5 * Điểm hoà vốn tính theo công thức F Qhv = P -V Trong đó : Q : Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 năm : 1.932.960 Kg P : Đơn giá ( lấy trung bình ) : 2,033 (USD/kg) F : Chi phí cố định V : Chi phí biến đổi cho 1 kg sợi + Chi phí cố định F gồm : Khấu hao vốn đầu tư ban đầu : 172.790,28 (USD) Lãi vay ngân hàng cho đầu tư thiết bị : 743.869,549 (USD) F = 172.790,28 + 743.869,549 = 916.659,829 (USD) + Chi phí biến đổi v : v = Tổng chi phí – chi phí cố định (F) = 3.575.798,54 – 916.659,829 = 2.659.138,711(USD) + Chi phí biến đổi cho 1 kg sợi v1 : v1 = 2.659.138,711 ; 1.932.960 = 1,375 (USD/kg) + Doanh thu trong 01 năm là : 3.962.203,1 (USD/năm) + Sản lượng hoà vốn : là khối lượng sản phẩm cần sản xuất ra trong 01 năm của nhà máy tương đương với đơn giá đã tính mới hoà vốn ( tức là không có lãi và cũng không lỗ ). F 916659,829 Qhv = = = 1.393.100,044 (kg) P – V1 2,033 – 1,375 + Doanh thu hoà vốn : là doanh thu cần đạt được khi tiến hành sản xuất trong 01 năm tương đương với đơn giá và sản lượng đã tính mới hoà vốn. F 916.659,829 Thv = = V 2.659.138,711 1 - 1 - Doanh thu 3.962.203,1 = 2.786.200,088 (USD) * Tính chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ IRR. Là tỷ suất lợi nhuận mà nếu được sử dụng để tính chuyển các khoản thu chi của toàn bộ công cuộc đầu tư về mặt bằng thời gian hiện tại sẽ làm cho tổng thu cân bằng với tổng chi. Công cuộc đầu tư được coi là có hiệu quả khi IRR ≥ IRRđm. Để đánh giá hiệu quả tài chính trong điều kiện các thông tin trên đây phải sử dụng chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ IRR là tốt nhất. Doanh thu bán hàng hằng năm là : 396.2203,1(USD) Thuế doanh thu là : 4% Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là ; 966.053,8 (USD) Thuế lợi tức : 16% Dự án hoạt động trong 10 năm Giá trị thanh lý bằng 15% vốn đầu tư ban đầu : 429.155,511 (USD) Để tìm IRR của dự án trước hết ta phải tính tổng chi và tổng thu của dự án ở mặt bằng khi dự án bắt đầu phát huy tác dụng. Tổng thu của dự án sau 10 năm hoạt động bao gồm : Doang thu hằng năm do bán sản phẩm : 3.962.203,1 (USD) Giá trị thanh lý : 429.155,511 (USD) Tổng chi của dự án từ khi đầu tư và sau 10 năm hoạt động bao gồm : Chi đầu tư trong 02 năm : 2.861.036,743 (USD) Chi phí sản xuất thường xuyên và tiêu thụ hằng năm là : 966.053,8 (USD) Thuế doanh thu : 3.962.203,1 x 4% = 158.488,124 (USD) Thuế lợi tức 16% = 32.028,9 (USD) Trong đó : Sợi Nm 34 cotton 100% : 16.698,818 (USD) Sợi Nm 54 cotton 100% :12.017,555 (USD) Sợi Nm 34- OE cotton 100% : 3.312,525 (USD) Tất cả các khoản chi này trước hết phải được xử lý và tính chuyển về cùng một mặt bằng thời gian khi dự án bắt đầu phát huy tác dụng, ký hiệu là (PV). Tổng thu của dự án quy về mặt bằng thời gian được tính như sau : Doanh thu thuần hằng năm. O = 3.962.203,1 – 0,04 x 3.962.203,1 = 3.803.714,976 (USD) Tổng thu của 10 năm : (1 + 0,12)10 - 1 ∑ OIpv = 3803714,976 = 21.529.026,764 (USD) 0,12 (1 + 0,12)10 KẾT LUẬN CHUNG Trên đây là toàn bộ đồ án của tôi với dây chuyền sản xuất sợi sản lượng sợi 1800 tấn/năm. Về phần thiết kế cơ bản đã hoàn thành. Trong quá trình tính toán một số thông số công nghệ chưa thực sự chính xác, phần chuyên đề tính hiệu quả kinh tế chưa thực sự đầy đủ, nhưng qua đó tôi có thể biết được phương pháp và công việc cần làm khi thiết kế một nhà máy sợi hoàn toàn mới. Về thiết bị chọn của Trung quốc là một trong những thiết bị đang thương mại, nó có ưu điểm là được vay vốn ưu đãi ( vốn ODA của Trung Quốc ), thời gian trả nợ lâu, lãi suất thấp phù hợp với điều kiện kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay nói chung và ngành dệt may nói riêng. Với tinh thần làm việc nghiêm túc, khẩn trương chịu khó học hỏi và đặc biệt là sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp, đến nay bản đồ án của tôi đã hoàn thành. Tuy nhiên với thời gian có hạn, trình độ nhận thức và hiểu biết còn hạn chế nên bản đồ án của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa cùng các bạn đồng nghiệp để trong công tác của mình sẽ hoàn thiện ngày một tốt hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển , thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế sản xuất. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô và các bạn đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành bản đồ án này. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..................................................................................................................2 PHẦN I : THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN KÉO SỢI...................................................3 CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH MẶT HÀNG................................................................3 Thiết kế mặt hàng.....................................................................................3 Chọn nguyên liệu.....................................................................................3 Dự báo chất lượng sợi...............................................................................6 CHƯƠNG II : THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN KÉO SỢI .............................................9 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ..........................................11 2.1. Máy xé kiện tự động : A002 D.............................................................11 Máy xé trộn tự động : A035 D.............................................................12 Máy trộn tự động : FA022 – 6.........................................................13 Máy xé đứng : FA 106..............................................................14 Máy xé trộn : FA 046 A..........................................................14 Máy đầu cân : FA141...............................................................15 Máy chải : FA201...............................................................16 Máy ghép : FA302...............................................................17 Máy kéo sợi thô : FA415 A...........................................................18 Máy kéo sợi con : FA 506..............................................................19 Máy đánh ống : GA 013.............................................................20 Máy kéo sợi OE : ELitex - BD - D2...............................................21 CHƯƠNG III : THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ.............................................................23 Chọn độ mảnh bán thành phẩm số mối ghép...................................23 Thiết kế chi số cúi chải thô.................................................................23 Thiết kế chi số cúi ghép – số mối ghép..............................................24 Thiết kế chi sổ sợi thô:.......................................................................25 Thiết kế độ săn sợi thô, sợi con và sợi OE.......................................26 Tính độ săn sợi thô............................................................................27 Tính độ săn sợi con............................................................................27 Tính độ săn sợi OE- Roto..................................................................27 Chọn tốc độ máy.............................................................................28 Chọn tốc độ máy chải thô..................................................................28 Chọn tốc độ máy ghép.......................................................................28 Chọn tốc độ máy thô.........................................................................28 Chọn tốc độ máy kéo sợi con............................................................29 Chọn tốc độ máy đánh ống................................................................29 Chọn tốc độ máy kéo sợi OE.............................................................29 Tính năng suất, số lượng máy..........................................................30 Tính năng suất lý thuyết các máy......................................................31 Tính năng suất thực tế các công đoạn...............................................35 Tính số lượng máy cần lắp đặt..........................................................43 Cân đối nguyên liệu........................................................................45 Cân đối nguyên liệu sản xuất Sợi Ne 34 cotton 100%......................45 Cân đối nguyên liệu sản xuất Sợi Ne 54 cotton 100%.......................46 Cân đối nguyên liệu sản xuất Sợi Ne 34- OE cotton 100%...............47 CHƯƠNG IV: BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU TIẾT KHÔNG KHÍ.......................................................................................................................50 Bố trí dây chuyền..............................................................................50 Bố trí không gian và vị trí đặt máy...................................................51 Thông gió và điều tiết không khí......................................................52 4.3.1. ảnh hưởng của điều tiết không khí đến công nghệ kéo sợi................52 Điều kiện ôn ẩm độ cho từng gian máy............................................54 4.4. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy của nhà máy..........................55 4.5. Tổ chức lao động...............................................................................56 CHƯƠNG V: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.....................................59 Mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm tra đánh giá sản phẩm......59 Tổ chức việc kiểm tra đấnh giá chất lượng......................................59 Công việc làm thí nghiệm................................................................60 5.3.1. Phương pháp lấy mẫu nguyên liệu...................................................62 5.3.2. Phương pháp xác định độ ẩm...........................................................62 5.3.3. Phương pháp xác định tạp bằng tay..................................................63 5.3.4. Xác định chiều dài xơ bằng dụng cụ Jucop......................................63 5.3.5. Kiểm tra định lượng cúi chải............................................................67 5.3.6. Kiểm tra bông kết tạp máy chải........................................................67 5.3.7. Kiểm tra định lượng cúi ghép...........................................................67 5.3.8. Kiểm tra định lượng sợi thô..............................................................68 5.3.9. Kiểm tra độ săn sợi thô.....................................................................68 5.3.10. Kiểm tra định lượng sợi con............................................................69 5.3.11. Kiểm tra định lượng sợi cân.............................................................69 5.4. Kiểm tra chất lượng trên máy UTSER 4...........................................71 5.4.1. Phương pháp lấy mẫu.........................................................................71 5.4.2. Chu kỳ kiểm tra.................................................................................72 5.4.3. Thao tác.............................................................................................72 PHẦN II: TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ ................................................................74 PHÂN TÍCH CHUNG..........................................................................74 I. Tính vốn đầu tư...................................................................................74 I.1. Tính giá thành xây dựng cơ bản.........................................................74 I.2. Giá thành thiết bị................................................................................75 I.3. Vốn cho việc liên quan khác..............................................................76 I.4. Nguồn vốn.............................................................................................76 I.5. Tính khấu hao.........................................................................................76 II. Chi phí sản xuất.....................................................................................77 II.1. Chi phí mua nguyên liệu.......................................................................77 II.2. Chi phí mua nguyên vật liệu phụ..........................................................77 II.3. Chi phí điện năng..................................................................................77 II.4. Tính lương cho cán bộ cho công nhân viên..........................................78 II.5. Tính khấu hao máy móc nhà xưởng......................................................80 II.6. Tính chi phí cho máy và công ty...........................................................80 II.7. Chi phí ngoài sản xuất..........................................................................80 II.8. Chi phí nước trung bình cho 1kg sợi.....................................................80 II.9. Tổng chi phí để sản xuất ra 1kg sợi......................................................80 II.10. Kết luận...............................................................................................81 Doanh thu...........................................................................................82 Tỷ suất lợi nhuận của một năm tính theo thời gian thu hồi vốn.........84 KẾT LUẬN...................................................................................................91 MỤC LỤC....................................................................................................92Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dc keo soitho-97.DOC
- Bieu-2.XLS
- bo tri nha may.doc
- Nhiem vu-2.doc
- phuluc ODA sua.xls
- Chuyên đề 09 - Kỹ năng ban hành quyết định quản lý
10 trang | Lượt xem: 2829 | Lượt tải: 1
- Luận văn Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về đào tạo tại trường Đại học Thăng Long
139 trang | Lượt xem: 2240 | Lượt tải: 2
- Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thuê trọ của sinh viên tại đại học Huế
44 trang | Lượt xem: 13811 | Lượt tải: 2
- Tiểu luận Giáo dục là quốc sách hàng đầu
32 trang | Lượt xem: 40283 | Lượt tải: 1
- [Tóm tắt] Luận án Qúa trình hình thành, phát triển và giao lưu của gốm sứ Hizen
26 trang | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 0
- Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của rể cây nhàu, morinda citrifolia l., họ cà phê, rubiaceae
64 trang | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 0
- Hoàn thiện nội dung xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa
97 trang | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 0
- [Tóm tắt] Luận án Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông miền bắc (1954-1975)
27 trang | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
- Xác định hàm lượng vết chì sử dụng vi điện cực vàng màng thủy ngân và vi điện cực vàng màng bismuth bằng phương pháp von - Ampe hòa tan anod
29 trang | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 1
- [Tóm tắt] Luận án Quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
27 trang | Lượt xem: 3079 | Lượt tải: 4
Copyright © 2024 Chia sẻ Thư viện luận văn, luận văn thạc sĩ, tài liệu, ebook hay tham khảo
Chia sẻ:Từ khóa » Dây Chuyền Kéo Sợi Oe
-
Thiết Kế Dây Chuyền Kéo Sợi OE - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình
-
Thiết Kế Dây Chuyền Kéo Sợi Chải Thô - 123doc
-
Thiết Kế Dây Chuyền Kéo Sợi - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thiết Kế Dây Chuyền Kéo Sợi Chải Thô - Tài Liệu đại Học
-
Xưởng Sợi OE
-
Máy Kéo Sợi OE
-
Sợi - Hanosimex Nhà Cung Cấp Sợi Hàng đầu Việt Nam
-
Dây Chuyền Xử Lý Bông Phế Sợi OE Mới 100%, Giá: Liên Hệ , Gọi
-
Thiết Kế Dây Chuyền Dệt May - SlideShare
-
Đồ án Thiết Kế Dây Chuyền Kéo Sợi Chải Thô Trung Quốc Sản Lượng ...
-
Công Nghệ – KANG NA VN CO., LTD
-
Sợi Nm 68 Chải Kỹ (100% Cotton) - Tài Liệu, Tai Lieu
-
Kiến Thức Ngành Sợi : Tìm Hiểu Các Loại Sợi Dệt Và Công Nghệ Kéo Sợi ...
-
[PDF] ĐỀ CƯƠNG LỚP CN KÉO SỢI
-
Service - Galaxy Cotton Corporation