Thiết Kế Dây Chuyền Kéo Sợi - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kỹ Thuật - Công Nghệ
  4. >>
  5. Tự động hóa
thiết kế dây chuyền kéo sợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.09 KB, 12 trang )

THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN KÉO SỢI1. Mục đíchTính toán được dây chuyền kéo sợi(chủng loại máy, số lượng máy) đáp ứng nhiệm vụ sản xuất ra một loại sợi theo yêu cầu(sản lượng, chất lượng)2. Các nội dung trong thiết kế- Chọn nguyên liệu- Chọn hệ kéo sợi- Chọn thiết bị- Thiết kế công nghệ- Tính toán dây chuyền sản xuất- Lập bảng kế hoạch kéo sợi- Mặt bằng bố trí máy2.1 Lựa chọn nguyên liệu• Muốn chọn nguyên liệu phù hợp phải nghiên cứu, phân tích kỹ mặt hàng cần sảnxuất.Cơ sở chọn nguyên liệu:- Chi số sợi cần sản xuất- Sợi chải thô hay chải kỹ, sợi một thành phần nguyên liệu hay hai thành phần nguyên liệu- Sợi dùng cho mục đích gì: dệt thoi hay dệt kim, sợi dọc hay sợi ngang- Và những yêu cầu khác về sợi nếu có• Thông số lựa chọn- Chiều dài xơ Thông số quan trọng nhất khi lựa chọn nguyên liệu là chiều dài xơ. Chiều dài xơ liên quan đến khả năng kéo sợi(giới hạn kéo sợi-chi số tối đa có thể kéo được), độ bền sợivà độ bền về tiết diện Xơ dài có thể kéo sợi chi số caoXơ dài có thể sản xuất sợi chải kỹ, chi số cao, chất lượng caoChiều dài xơ bông cần thiết để sản xuất ra các loại sợi tương ứng- Độ mảnh: thể hiện qua chi số hoặc trị số micronaireXơ mảnh kéo được sợi chi số caoXơ thô kéo sợi chi số thấp- Độ bền: độ bền xơ quyết định độ bền sợi. Xơ càng bền thì khả năng kéo sợi có độbền cao• Ngoài ra còn quan tâm đến các thông số khác của nguyên liệu như tỷ lệ tạp chất, độ đồng đều về các tính chất của xơ2.2 Lựa chọn hệ kéo sợi- Trên cơ sở yêu cầu của sợi và tính chất nguyên liệu, xác định hệ kéo sợi và dây chuyền kéo sợi phù hợp- Bao gồm: hệ kéo sợi chải thô, hệ kéo sợi chải kỹ, kéo sợi 1 thành phần hay 2 thành phần nguyên liệu(xơ boongvaf xơ hóa học)• Sơ đồ kéo sợi chải thô 100% xơ bông hoặc 100% xơ hóa học cắt ngắn(Polyester)kéo sợi nồi cọc:Nguyên liệu→ Dây máy bông → máy chải thô → máy ghép(1,2) → máy thô →máy con → máy ống → sợi thành phẩm• Sơ đồ kéo sợi chải kỹ 100% xơ bông, sợi nồi cọcNguyên liệu → Dây máy bông → máy chải thô → máy ghép trước chải kỹ → máy cuộn cúi → máy chải kỹ → máy ghép sau chải kỹ → máy thô → máy con → máy ống → sợi thành phẩm• Sơ đồ kéo sợi 100% xơ bông, chải thô, rô toNguyên liệu → dây máy bông → máy chải thô → máy ghép(1,2) → máy rô-to(OE) → sợi đơn• Sơ đồ công nghệ kéo sợi Polyester pha bông chải kỹ2.3 Lựa chọn thiết bịSau khi lựa chon được hệ kéo sợi là ta đã xác định được chủng loại máy cần thiết.Đến phần lựa chọn thiết bị là ra xác định loại máy cụ thể của từng chủng loạiHầu hết các thiết bị kéo sợi đều được chế tạo theo cấu hình của nhà sản xuất. Do vậy, việc lựa chọn thiết bị thực chất là lựa chọn thiết bị của nhà sản xuất nào mà thôi2.3.1 Mục tiêu của việc lựa chọn thiết bịThiết bị có tính năng kỹ thuật phù hợp với nhu cầu sử dụng2.3.2 Một số căn cứ trong việc lựa chọn thiết bị- Nguyên liệu sử dụng- Loại sợi cần sản xuất: chi số, chất lượng- Tính năng kỹ thuật của thiết bị2.3.3 Nguyên tắc lựa chọn- Tìm ra một số loại thiết bị phù hợp(nên tìm ra 3 phương án)- So sánh các phương án với nhau- Lựa chọn phương án tối ưuLưu ý khi lựa chọn thiết bị:- Chọn toàn bộ thiết bị của một hãng sẽ thuận lợi trong việc chuyển giao công nghệ, bảo trì khi vận hành- Chọn thiết bị của nhiều hãng có điều kiện lựa chọn thiết bị phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng• Một số hãng chế tạo máy kéo sợi dùng cho xơ ngắn(tiêu biêu)- Rieter(Thụy Sĩ): toàn bộ dây chuyền từ máy bông đến máy con bao gồm cả chải kỹ, không có máy ống- Marxoli(Italia): toàn bộ dây chuyền từ máy bông đến máy con bao gồm cả chải kỹ, không có máy ống- Truezschler(Đức): máy bông, chải thô, máy ghép, chải kỹ- Toyota(Nhật): chải kỹ, thô, con- Laksmi(Ấn Độ): toàn bộ dây chuyền từ máy bông đến máy con bao gồm cả chải kỹ, không có máy ống- China Textile Machinery(Trung Quốc): toàn bộ dây chuyền từ máy bông đến máycon bao gồm cả chải kỹ, không có máy ống- Một số hãng chế tạo máy ống(tiêu biểu): Murata(Nhật), Schlafhorst(Đức), Savio(Italia), China Textile Machinery(Trung Quốc)2.4 Lựa chọn 2.4.1 lựa chọn chi số từng công đoạn- Dựa vào đặc tính kỹ thuật của máy, đảm bảo chất lượng và năng suất cao. Chi số ra cho công đoạn trước đáp ứng với thiết bị của công đoạn sau- Có thể tham khảo việc lựa chọn chi số của từng công đoạn do hãng Rieter cung cấp.Máy Chi số sản phẩm raSợi nồi cọc, CO, CDMáy con Nm20 Nm30 Nm36 Nm50 Nm70 Nm58Máy thô 1.0 1.2 1.4 2.5 1.7 2.2Máy ghép 2 0.17 0.19 0.19 0.20 0.20 0.20Máy ghép 1 0.17 0.19 0.19 0.20 0.20 0.20Máy chải tho 0.17 0.19 0.19 0.20 0.20 0.20Sợi nồi cọc, CO, CDMáy con Nm36 Nm50 Nm70 Nm85 Nm100Nm170Máy thô 1.0 1.2 1.4 1.5 1.7 2.4Máy ghép sau chải kỹ 0.17 0.19 0.19 0.20 0.20 0.24Máy chải kỹ 0.17 0.19 0.19 0.20 0.20 0.24Máy cuộn cúi(ktex) 75.0 75.0 75.0 70.0 70.0 65.0Máy trướ chải kỹ 0.20 0.20 0.20 0.20 0.20 0.24Máy chải thô 0.20 0.20 0.20 0.22 0.22 0.24Máy sợi con Nm 25 36 50 70 85 100Máy thô Nm 1.2 1.4 1.4 1.7 1.9 2.2Máy ghép 2 Nm 0.17 0.19 0.19 0.20 0.22 0.24Máy ghép 1 Nm 0.17 0.19 0.19 0.20 0.22 0.24Máy chải thô Nm 0.17 0.19 0.19 0.20 0.22 0.24Sợi rô-to,CD,COMáy rô-toMáy ghép2Nm 100.17200.19300.20360.20500.22700.24Máy ghép 1 Nm 0.17 0.19 0.20 0.20 0.22 0.24Máy chải thô Nm 0.17 0.19 0.20 0.20 0.22 0.24Sợi rô-toMáy rô-to Nm 30 36 50 70 85Máy ghép sau chải kỹ Nm 0.19 0.20 0.20 0.20 0.22Máy chải kỹ Nm 0.19 0.20 0.22 0.24 0.26Máy cuộn cúi(ktex) Nm 75.0 75.0 75.0 75.0 70.0Máy trước chải kỹ Nm 0.20 0.20 0.20 0.20 0.22Máy chải thô Nm 0.20 0.20 0.20 0.20 0.22Sợi rô-to, xơ hóa họcMáy rô-to Nm 20 30 36 50 70 85Máy ghép 2 Nm 0.19 0.20 0.22 0.24 0.26 0.28Máy ghép 1 Nm 0.19 0.20 0.22 0.24 0.26 0.26Máy chải thô Nm 0.19 0.20 0.22 0.24 0.26 0.26• Cách xác định chi số cúi trên máy ghép trộn khi trộn 2 thành phần nguyên liệuNguyên tắc pha trộn dựa vào định lượng của các thành phần pha trộn. Định lượng cúi pha trộn bằng tổng định lượng cúi của 2 thành phần. Khi có kéo dài thì định lượng cúi vào bằng định lượng cúi ra nhân với bội số kéo dàiE = Gv/Gr = Nmr/NmvTrong đó: Gv, Gr, Nmr, Nmv là định lượng sản phẩm vào, ra, chi số sản phẩm vào, ra tương ứng- Dạng thứ nhất: cho biết tỷ lệ thành phần pha trộn, tổng số cúi ghép, số cúi ghép của từng thành phần nguyên liệu, bội số kéo dài, chi số cúi của một thành phần nguyên liệu. Xác định chi số cúi thành phần còn lại và chi số cúi ra.Ví dụ: khi pha trộn PE với CO theo tỷ lệ 67% PE, 33%CO trên máy ghép trộn. Tổng số cúi ghép: 8; số cúi PE: 5, số cúi CO: 3. Bội số kéo dài E=9, chi số cúi CO Nm0,02. Xác định chi số cúi PE, chi số cúi ghép ra.Định lượng cúi CO là: 1/Nm = 1/0,20 = 5g/mĐịnh lượng 3 cúi CO là: 3*5=15g/mĐinh lượng 5 cúi PE với tỷ lệ xơ PE 67% là:(15/0,33)*0,67 = 30,45g/mĐịnh lượng của một cúi PE là 30,45/5 = 6,09g/mChi số một cúi PE là: 1/6,09 = 0,16Định lượng tổng 8 cúi vào là: 30,45+15 = 45,45g/mĐịnh lượng cúi ra là: 45,45/9 = 5,05g/mChi số cúi ra là: Nm = 1/5,05 = 0,19Vậy: Chi số cúi PE vào là Nm 0,16 Chi số cúi ghép ra là Nm0,19- Dạng thứ hai: cho biết tỷ lệ thành phần pha trộn, tổng số cúi ghép, số cúi ghép vào từng thành phần nguyên liệu, bội số kéo dài, chi số cúi ra. Xác định chi số cúivào của từng thành phần.Ví dụ: khi pha trộn PE với CO theo tỷ lệ 65% PE, 35%CO trên máy ghép trộn. Tổng số cúi ghép: 8, số cúi PE: 5, số cúi CO 3. Bội số kéo dài E=9, chi số cúi ra Nm0,20. Xác định chi số cúi vào PE và COĐịnh lượng cúi ra là: 1/Nm = 1/0,20 = 5g/mĐịnh lượng cúi vào: 5*9 = 45g/mTỷ lệ pha trộn 65%PE, định lượng toàn bộ 5 cúi PE là:45*0,65 = 29,25 g/mĐịnh lượng một cúi PE là: 29,25/5 = 5,85 g/mChi số 1 cúi PE là: Nm = 1/5,85 = 0,17Tỷ lệ pha trộn 35%CO, định lượng toàn bộ 3 cúi CO là: 45*0,35 = 15,75g/mĐịnh lượng 1 cúi CO là: 15,75/3 = 5,25g/mChi số một cúi CO là: Nm = 1/5,25 = 0,19Vậy: Chi số cúi PE là Nm 0,17 Chi số cúi CO là Nm 0,192.4.2 lựa chọn số mối ghép- Ghép để tăng độ đều của sản phẩm ra nên ghép nhiều sẽ tăng độ đều.- Tuy nhiên số mối ghép còn liên quan đến kéo dài tiếp theo vì ghép làm cho sản phẩm to hơn nên đi ngược với quá trình kéo sợi. Số mỗi ghép nhiều làm cho sản phẩm to cần kéo dài lớn hơn dẫn đến độ không đều do kéo dài tăng- Do vậy, lựa chọn số mối ghép phù hợp với cả việc tăng khả năng làm đều và ảnh hưởng của bội số không đều do kéo dài- Số mối ghép trên máy ghép thông thường là 8, có thể là 62.4.3 Bội số kéo dài E = Nmr/Nmv = Gv/Gr = Vr/VvTrong đó: E- bội số kéo dàiNmr, Gr- chi số, định lượng sản phẩm vàoNmv, Gv- chi số, định lượng sản phẩm raVr, Vv- tốc độ dài suốt ra, suốt vào- Bội số kéo dài cao thì khả năng làm nhỏ tốt, độ duỗi thẳng và song song xơ cao nhưng có thể gây đứt xơ, độ không đều do kéo dài cao.- Bội số kéo dài phải phù hợp với khả năng của thiết bị, nguyên liệu và yêu cầu chất lượng sản phẩm,• Với chải thôBội số kéo dài khoảng 75-95• Với máy ghépBội số kéo dài từ 6-8• Với máy thôBội số kéo dài từ 6-10• Với máy sợi conCho sợi bông chải thô: <35Cho sợi pha chải thô:<40Sợi bông chải kỹ, sợi pha chải kỹ chi số trung bình <40 Sợi bông chải kỹ, sợi pha chải kỹ chi số cao(Ne≤45) <45Sợi PE chi số trung bình(Ne≤45):45; chi số cao(Ne≤50): 50Lưu ý:trên máy ghép định lượng(chi số) sản phẩm vào, ra; bội số kéo dài và số mối ghép có liên quan với nhau, do vậy khi lựa chọn một trong 2 yếu tố thì yếu tố còn lại sẽ phải tính toán cho phù hợp.Công thức liên quan giữa 3 yếu tố: định lượng(chi số) sản phẩm vào, ra; bội số kéo dài và sốmối ghép như sauE = Gv.m/Gr = m.Nmr/NmvTrong đó: E- bội số kéo dàiGr- định lượng 1 cúi vào(g/m)Gv- định lượng 1 cúi ra (g/m)m- số cúi ghépNmv- chi số mét 1 cúi vàoNmr- chi số mét 1 cúi ra2.4.4 Độ săn- Độ săn liên quan đến độ bền sợi và năng suất máy- Với sợi con độ săn theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo công dụng sợi, chiều dài xơ, hệ kéo sợi- Với sợi thô: cần độ săn vừa đủ để không đứt trên máy sợi thô khi quấn ống và không đứt khi tở ở máy con và dễ dàng kéo lên máy con- Tham khảo độ săn sợi thô, sợi con trong bảng kèm theo- Công thức tính toán độ sănK= αm. (vx/m)K = αe (vx/inch)K = (100* αT)/ αm= αe*30,3; αT = αm*31,6; αT = αe*957,5Trong đó: K- số vòng xoắn trên 1 đơn vị chiều dài sợiNm, Ne- chi số mét, chi số anh của sợiT- độ mảnh theo hệ Texαm- hệ số săn theo hệ chi số métαe- hệ số săn theo hệ chi số anhαT- hệ số săn theo hệ Tex2.4.5 Tốc độ ra sản phẩm- Tốc độ ra sản phẩm liên quan trực tiếp đến năng suất thiết bị và chất lượng sản phẩm.- Tốc độ ra sản phẩm cao cho năng suất thiết bị cao tuy nhiên chất lượng sản phẩm có thể giảm đi. Tốc độ ra sản phẩm còn phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của thiết bị.- Có thể tham khảo tốc độ ra của chải thô, máy ghép, cuộn cúi, chải kỹ, thô, con ở các bảng sau.Năng suất máy chải thô( theo hãng Rieter) Chiều dài xơSợi nồi cọc Sợi OEChải thô(kg/giờ)Chải kỹ(kg/giờ)Chải thô(kg/giờ)Chải kỹ(kg/giờ)Xơ bông 1” 65 100 55Xơ bông 1”1/16 55 45 100 50Xơ bông 1”1/8 45 40 75 45Xơ bông 1”1/2 30 35Xơ bông 1”7/8 25 Xơ Vixcô40mm/1,7dtex 60 75 40mm/1,3dtex 55 65 Xơ tổng hợp40mm/1,7dtex 60 80 40mm/1,3dtex 55 75 Tốc độ ra máy ghép (theo hãng Rieter)Vị trí máyCotton/vixcoo Xơ tổng hợp(m/ph)Chải thô(m/ph)Chải kỹ(m/ph)Thùng cúi trònGhép đợt 1 và 3 800 500 600Ghép trước chải kỹ 800 Ghép sơ bộ 600Thùng cúi chữ nhậtGhép trước máy OE 700 450 500Tốc độ ra sản phẩm máy cuộn cúiChiều dàixơ bôngĐịnh lượng cúi(g/m)Trọng lượng cuộncúi(kg)Tốc độ ra cúi(m/ph)Xơ bông dài 1” 80 19 90Xơ bông dài 1”1/16 75 20 90Xơ bông dài 1”1/8 75 22 90Xơ bông dài 1”1/4 75 25 100Xơ bông dài 1”1/2 70 25 110Xơ bông dài 1”7/8 70 25 120Tốc độ ra máy chải kỹ(theo hãng Rieter)Chiều dàixơ bôngNhịp/phút Định lượngcúi (g/m)Tỷ lệ bông rơichải kỹ(%)Năng suất lýthuyết(kg/g)1” 350 80 14 631”1/16 350 75 16 581”1/8 350 75 16 511”1/2 325 70 18 391”7/8 325 70 20 35Tốc độ và trọng lượng ống sợi thô(theo hãng Rieter)Kích thước ống thô Tốc độ gàng Nguyên liệuChiều cao(mm)Đường kính(mm)(vòng/phút) Xơ bông/vixcoXơ tổng hợp450 130 1200 1.630(g) 1.350(g)140 1200 1.880(g) 2.710(g)152 1200 2.130(g) 1.080(g)Tốc độ tối đa (m/phút) 32 352.4.6 Tỷ lệ tiêu haoLà số lượng nguyên liệu mất đi so với tổng số nguyên liệu đưa vào, tính bằng trăm. Tỷ lệ tiêu hao = [(Gv-Gr)/Gv]x100%Trong đó: Gv là trọng lượng nguyên liệu vàoGr là trọng lượng nguyên liệu raTham khảo tỷ lệ trong bảng sau:Tỷ lệ tiêu hao trên các máy(theo máy Rieter)Loại xơ Xơ bông(%) Xơ vixco,Tổng hợpChiều dàiMáy1” 1”1/16 1”1/8 1”1/2 1”7/8 60mmMáy OE 1,6 1,5 1,4 1,4Máy con nồi cọc 1,5 2,2 2,7 3,0 3,2 2,2Máy thô 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0Máy ghép 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 1,0Máy chải kỹ 15,0 17,0 17,0 19,0 21,0 Máy cuộn cúi 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Máy chải thô 4,9 3,5 3,5 2,8 2,6 0,6Dây máy bông 4,0 3,5 3,5 2,5 2,0 0,32.4.7 Hiệu suấtLà thời gian thực sự làm ra sản phẩm sau khi trừ toàn bộ thời gian mà không chạy ra sản phẩm hoặc ngừng máy(có kế hoạch và độ xuất) so với tổng thời gian kế hoạch.Hiệu suất máy theo hãng Rieter Máy sợi conĐộ nhỏ sợiNăng suất lý thuyếtHiệu suất(%)TexNmNe(g/cọc/giờ)60-3617-2810-1670-4493,0-94,030-2033-5020-3035-2294,0-94,516-1262-8337-5020-1290,4-94,510-7100-14360-8510-594,5-95,0Máy thôNăng suất lý thuyết(g/cọc/giờ)Không đổ sợi tự động(%)Có đổ sợi tự động(%)1800-150077,5-79,079,0-80,51400-120080,0-81,081,0-82,01100-100082,0-82,583,0-83,5900-60083,5-83,584,0-86,0Máy ghépMáy ghép 1 đầu ra(%)Máy ghép 2 đầu ra(%)84-8878-80Máy chải kỹ(%)Máy cuộn cúi(%)91-9173-74Máy chải thô(%)Máy bông(%)90-9590-952.4.8 số cọc, mối ra trên máySố cọc, mối ra trên máy có liên quan trực tiếp đến sản lượng của máy. Số cọc, mối trên1 máy càng lớn thì sản lượng càng cao. Tuy nhiên, khi tăng quá số mối, số cọc trên máy có thể liên quan đến khả năng cân bằng máy(máy thô, máy con), thao tác của công nhân.Lựa chọn số cọc, cố mối ra trên máy trước hết phải phù hợp với đặc tính kỹ thuật của máy2.5 Tính toán dây chuyền sản xuấtTrên cơ sở các thông số lựa chon, ta tính năng suất cho các máy2.5.1 Năng suất lý thuyết• Với máy bông Plt = π.dtc.ntc.60/1000.Nm x e0 (kg/giờ)Trong đó: Plt – năng suất lý thuyết(kg/giờ)dtc – đường kính trục cuộn(m)ntc – tốc độ trục cuộn (vg/ph); Nm-chỉ số mét cuộn bônge0 - kéo dài ngoại lệ e0=1,04-1,05• Với máy chải thôPlt = π.dtc.ntc.60/1000.Nm x e0 (kg/giờ)Trong đó: Plt – năng suất lý thuyết (kg/giờ)dtc – đường kính trục con đã bọc kim (m)ntc – tốc độ thùng con (vg/ph)Nm – chi số mét cúi vải thôe0 – kéo dài giữa thùng nhỏ và trục ép đầu cột thùng cúi (có thể tính toán theo sơ đồ chuyển động của máy)• Với máy ghépPlt = π.dst.nst.60/1000.Nm x e0 (kg/giờ/mối)Trong đó: Plt – năng suất lý thuyết cho 1 mối ra (kg/giờ)dst – đường kính suốt trước (m)nst – tốc độ suốt trước (vb/ph)Nm – chi số mét cúi ghép rae0 – kéo dài giữa thùng nhỏ và trục ép đầu cột thùng cúi (có thể tính toán theo sơ đồ chuyển động của máy)• Với máy cuộn cúiPlt = π.dtc.ntc.60/1000.Nm (kg/giờ)Trong đó: Plt – năng suất lý thuyết (kg/giờ)dtc – đường kính trục cuộn (m)ntc – tốc độ trục cuộn (vg/ph)Nm – chi số mét cuộn cúi• Với máy chải kỹPlt= f.n.a.60.(100-y)/1000.1000.100.NmTrong đó: Plt – năng suất lý thuyết (kg/giờ)f – chiều dài đưa bông trong 1 chu kỳ (mm)n – tốc độ thùng kim (vg/phút)a – số mối vào trên máy chải kỹy – tỉ lệ bông rơi chải kỹ (%)Nm – chi số cuộn cúi• Với máy thôPlt = π.dst.nst.60/1000.Nm x e0 (kg/giờ/cọc)hoặc Plt = nc.60/1000.K.Nm x e0 (kg/giờ/cọc)Trong đó: Plt – năng suất lý thuyết cho 1 cọc (kg/giờ/cọc)dst – đường kính suốt trước (m)nst – tốc độ suốt trước (vb/ph)Nm – chi số mét sợi thôNc – tốc độ cọc (vg/phút)K – độ săn sợi thô (vg xoắn/m)e0 – kéo dài ngoại lệ giữa suốt trước và ống sợi thô (1,02-1.05)• Với máy sợi conPlt = π.dst.nst.60/1000.Nm x y (kg/giờ/cọc)Plt = nc.60/1000.K.Nm x y (kg/giờ/cọc)Trong đó: Plt – năng suất lý thuyết cho 1 cọc (kg/giờ/cọc)dst – đường kính suốt trước (m)nst – tốc độ suốt trước (vb/ph)Nm – chi số mét sợi connc – tốc độ cọc (vg/phút)K – độ săn sợi con (vg xoắn/m)y – hệ số co do xe săn (%)• Với máy ống Plt = 60.Vrs/1000.Nm (kg/giờ/cọc)Trong đó: Plt – năng suất lý thuyết cho 1 cọc (kg/giờ/cọc)Vrs – tốc độ ra sợi(tốc độ ống khía) (m/ph)Nm – chi số mét sợi trên máy ốngCách thứ hai để tính năng suất máyTrong trường hợp biết tốc độ - tốc độ dài – ra sản phẩm (máy ghép biết tốc độ dài suốt trước, máy cuộn cúi biết tốc độ dài cúi ra, máy chải kỹ biết tốc độ dài cúi ra ) ta có thể tính năng suất theo công thức chung sau:Plt = 60.Vra/1000.Nm = 60.Vra.Gr/1000 (kg/giờ)Trong đó: Plt – năng suất lý thuyết (kg/giờ)Vra – tốc độ dài ra sản phẩm (m/phút)Nm – chi số mét sản phẩm raGr – định lượng sản phẩm ra (g/m)2.5.2 Năng suất thực tếPtt = Plt . ɳ (kg/giờ)Trong đó: Ptt – năng suất thực tế máy, cọc, mối (kg/giờ)Plt – năng suất lý thuyết máy, cọc, mối (kg/giờ)ɳ - hiệu suất máy (%)2.5.3 Sản lượng thực tế cho 1 máySản lượng thực tế cho 1 máy được tính dựa vào năng suất thực tế của máy và số cọc, số mối ra trên 1 máy.Qtt= Ptt.n (kg/giờ)Trong đó: Qtt – sản lượng thực tế 1 máy (kg/giờ/máy)Ptt – năng suất thực tế 1 cọc hoặc 1 mối ra (kg/giờ/cọc hoặc mối )N – số cọc, số mối ra trên 1 máyLưu ý: Với máy có 1 mối ra (máy bông, chải thô, cuộn cúi, chải kỹ, ghép 1 đầu ra) thì năng suất thực tế Ptt chính bằng sản lượng thực tế Qtt của máy.2.5.4 Sản lượng yêu cầuĐó là sản lượng sợi cần sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian (tháng, quý, năm).Khi đó ta cần quy đổi sản lượng yêu cầu ra theo đơn vị thời gian là giờ, giống như đơnvị của sản lượng thực tế cho 1 máy.Khi đó ta cần tính thời gian làm việc cho 1 tháng, quý, năm.Thời gian làm việc cho 1 năm được tính dựa vào số ngày trong 1 năm và số ngày nghỉ theo quy định của Việt Nam.Số ngày trong 1 năm: 365 ngàySố ngày nghỉ trong 1 năm theo quy định của Nhà nước (gồm nghỉ Tết dương lịch 1 ngày, giỗ tổ Hùng vương (10-3 âm lịch) 1 ngày, 30-4 và 1-5: 2 ngày, Quốc khánh 2-9: 2 ngày, Tết âm lịch 3 ngày): 9 ngày.Số ngày làm việc trong 1 năm: 356 ngàySố ca làm việc trong 1 ngày: 3 caSố giờ làm việc trong 1 ca: 7,5 giờTổng số giờ làm việc trong 1 năm: 356 ngày * 3 ca * 7,5 giờ/ca = 8.010 giờQyc cho 1 giờ = Qyc cho 1 năm/Tổng số giờ làm việc trong 1 năm2.5.5 Số máy chọnSố máy tính toán có thể là số nguyên hoặc số thập phân. Đến đây ta cần chọn số máy cần lắp đặt trên cơ sở số máy tính toán.Khi là tròn (bỏ số thập phân) ta cần cân nhắc làm tròn tăng lên hay làm tròn giảm đi căn cứ vào tính chất quan trọng của máy trong dây chuyền, đó là máy đơn chiếc hay nhiều chiếc, khả năng tăng năng suất ra sao, tính cân đối dây chuyền thế nào nếu thay đổi chi số sợi ra (chi số cao hơn hoặc thấp hơn)2.5.6 Lập bảng cân đối dây chuyền kéo sợi hoặc Bảng kế hoạch kéo sợiTham khảo bảng theo biểu mẫu kèm theo.Máy Chi số,định lượngSố mối ghépBội số kéo dàiĐộ săn (vx/ m)Tốc độ ra sp(m/ph, vg/ph)Tỉ lệ tiêuhao (%)Năng suất lý thuyết (kg/g/ cọc)Hiệu suất (%)Năng suất thực tế (kg/g/cọc)Số cọc/máyNăng suất thực tế (kg/g/ máy)Sản lượngyêu cầu (kg/g)Số máytínhtoánSố máy chọn1 2 3 4 5 6 7 8 9 10=8*911 12=10*1113 14=13/1215BôngChải thôGhép trước CKCuộn cúiChải kỹGhép sau CKThôConỐngBảng kế hoạch kéo sợi2.6 Mặt bằng bố trí máyMột số nguyên tắc trong bố trí máy.- Máy được sắp đạt theo nguyên tắc “dòng nước chảy” nghĩa là công đoạn nào trước máy phải đặt trước, công đoạn nào sau máy phải đặt sau và tuần tự theo quy trình sản xuất.- Máy bố trí theo khu vực cho từng loại máy- Khoảng cách giữa các máy trong cùng loại hoặc khác loại phải đảm bảo đủ thao tác, vậnchuyển bán thành phẩm, thành phẩm cũng như vận chuyển các vật tư phục vụ sản xuất (ống sợi ), bảo trì (máy bảo trì, giá để suốt cao su )- Lưu ý khoảng cách giữa máy với các cột- Khoảng cách giữa các máy cùng loại là nhỏ nhất có thể (vẫn đảm bảo các yếu tố khác) để giảm đoạn đường di chuyển của công nhân đứng máy- Khoảng cách máy với tường đủ đẻ vận chuyển vật tư và công tác cứu hỏa khi cần thiết- Hạn chế bố trí máy thẳng đường đi hoặc cửa ra vào (bị ảnh hưởng bởi khí hậu bên ngoài)Sau đó vẽ mặt bằng bố trí máy2.7 Xác định số lao động đứng máyTrước tiên xác định số lượng công nhân đứng máy cho 1 ca trên cơ sở định mức đứng máy của từng loại máy và tay nghề công nhân.Do đặc thù của ngành dệt là sản xuất 3 ca liên tục nên tổng số công nhân đứng máy sẽ bằng tổng của 3 caTham khảo định mức đứng máy của Hãng Rieter cung cấp.

Tài liệu liên quan

  • NHIỆM VỤ THIẾT KẾ MÔN HỌC KẾT CẤU TÍNH TOÁN Ô TÔ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ MÔN HỌC KẾT CẤU TÍNH TOÁN Ô TÔ
    • 2
    • 641
    • 1
  • Giáo trình thiết kế đường sắt - chương 6 Tính toán dòng chảy, lựa chọn loại và khẩu độ công trình thoát nước nhỏ potx Giáo trình thiết kế đường sắt - chương 6 Tính toán dòng chảy, lựa chọn loại và khẩu độ công trình thoát nước nhỏ potx
    • 28
    • 931
    • 10
  • THIẾT KẾ CÁC MAPLET HỖ TRỢ TÍNH TOÁN VÀ MINH HỌA TRONG MÔN HÌNH HỌC VI PHÂN THIẾT KẾ CÁC MAPLET HỖ TRỢ TÍNH TOÁN VÀ MINH HỌA TRONG MÔN HÌNH HỌC VI PHÂN
    • 39
    • 307
    • 0
  • thiết kế môn học kết cấu tính toán ô tô thiết kế môn học kết cấu tính toán ô tô
    • 19
    • 709
    • 0
  • thiết kế bộ lọc iir và tính toán các hệ số bộ lọc viết bằng ngôn ngữ matlab thiết kế bộ lọc iir và tính toán các hệ số bộ lọc viết bằng ngôn ngữ matlab
    • 48
    • 356
    • 1
  • Phân tích & Thiết kế Giải thuật nâng cao Tính toán song song Parallel computing Phân tích & Thiết kế Giải thuật nâng cao Tính toán song song Parallel computing
    • 59
    • 949
    • 0
  • Đồ án thiết kế động cơ đốt trong tính toán và thiết kế nhóm piston thanh truyền của động cơ IFE Đồ án thiết kế động cơ đốt trong tính toán và thiết kế nhóm piston thanh truyền của động cơ IFE
    • 39
    • 966
    • 1
  • thiết kế môn học kết cấu tính toán ô tô thiết kế môn học kết cấu tính toán ô tô
    • 28
    • 516
    • 2
  • Thiết kế môn học kết cấu tính toán động đốt trong Thiết kế môn học kết cấu tính toán động đốt trong
    • 17
    • 373
    • 0
  • PHẦN 2: THIẾT KẾ KỸ THUẬT CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG PHẦN 2: THIẾT KẾ KỸ THUẬT CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG
    • 27
    • 483
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(39.06 KB - 12 trang) - thiết kế dây chuyền kéo sợi Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Dây Chuyền Kéo Sợi Oe