Thuật Ngữ Giải Phẫu Của Cơ – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này nằm trong loạt bàiThuật ngữ giải phẫu
Thuật ngữ giải phẫu của xương Thuật ngữ giải phẫu vị trí Thuật ngữ mô học Thuật ngữ giải phẫu cử động Thuật ngữ giải phẫu của cơ Thuật ngữ giải phẫu thần kinh
  • x
  • t
  • s

Cơ được miêu tả bằng hệ thống thuật ngữ giải phẫu riêng biệt nhằm xác định vị trí, cấu trúc và chức năng.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo mô học, có ba loại mô cơ trong cơ thể con người: cơ xương (cơ vân), cơ trơn và cơ tim.

Cơ xương

[sửa | sửa mã nguồn]

Mô cơ xương hay còn được gọi là cơ vân, bám vào xương nhờ gân hoặc cân. Cơ xương giúp thay đổi vị trí xương và giữ tư thế.[1]

Cơ trơn

[sửa | sửa mã nguồn]

Mô cơ trơn hay còn được gọi là cơ tạng, hoạt động không theo ý muốn. Cơ trơn có mặt ở thành bụng của các cấu trúc rỗng, như các mạch máu, đường dẫn khí và hầu hết các cơ quan trong ổ bụng, nang lông ở da. Cơ còn có mặt ở tử cung, hỗ trợ sinh đẻ; ở mắt, nơi điều khiển các cơ co đồng tử.[2]

Cơ tim

[sửa | sửa mã nguồn]

Mô cơ tim chỉ có ở tim, gồm những sợi cơ có vân ngang như sợi cơ xương nhưng các sợi có nhánh nối với nhau làm cho cơ tim trở thành một phiến cơ chứ không phải một tập hợp của các sợi cơ riêng rẽ. Cơ cũng do thần kinh tự chủ chi phối và còn có khả năng tự co bóp khi không có xung động từ thần kinh tự chủ. Khi cắt rời tim, cơ tim vẫn tự co bóp khi được nuôi dưỡng trong dung dịch.[3]

Thuật ngữ giải phẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên ủy và bám tận

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên ủybám tận của cơ là hai vị trí nơi cơ bám vào xương. Điểm tiếp xúc giữa cơ và xương được gọi là khớp bám gân (điểm bám gân, enthesis).

Nguyên ủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên ủy là chỗ bám ở đầu gần của cơ, thường là chỗ cố định.[4] Ví dụ: cơ lưng rộng có nguyên ủy là mào chậu, mạc ngực thắt lưng, các mỏm gai của đốt sống ngực VII đến đốt sống thắt lưng V (T7-L5), và bám tận tại rãnh gian củ xương cánh tay. Khi cơ co, thông thường cánh tay sẽ di chuyển do cánh tay có khối lượng nhẹ hơn thân mình. Chuyển động này thực hiện khi nhặt đồ vật có khối lượng nhẹ hơn cơ thể; tập bài ngồi kéo cáp (Lat pulldown). Tuy nhiên khi tập hít xà đơn bài chin-up, cả thân mình sẽ chuyển động, còn cánh tay cố định

Bám tận

[sửa | sửa mã nguồn]

Bám tận là chỗ bám ở đầu xa của cơ, di động hơn đoạn nguyên ủy khi co cơ.[5] Chỗ bám tận thường liên kết cơ với xương qua gân hoặc cân[6].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Skeletal Muscle
  2. ^ Smooth Muscle
  3. ^ Cardiac Muscle
  4. ^ OED 1989, "origin".Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFOED1989 (trợ giúp)
  5. ^ Taber 2001, "insertion".Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFTaber2001 (trợ giúp)
  6. ^ Martini, Frederic; William C. Ober; Claire W. Garrison; Kathleen Welch; Ralph T. Hutchings (2001). Fundamentals of Anatomy and Physiology, 5th Ed. Prentice Hall. ISBN 0130172928.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Frank H.Netter, MD (2017). Atlas Giải phẫu người, Vietnamese Edition (ấn bản thứ 6). Nhà xuất bản Y học, ELSEVIER. ISBN 978-604-66-1320-6.
  • Frank H.Netter, MD (2017). Atlas of Human Anatomy (ấn bản thứ 7). ELSEVIER MASSON. ISBN 978-604-66-1320-6.
  • Frank H.Netter, MD (2017). Atlas d'anatomie humaine (ấn bản thứ 5). ELSEVIER MASSON. ISBN 978-229-47-1297-5.
  • Bài giảng Giải phẫu học, PGS Nguyễn Quang Quyền, tái bản lần thứ mười lăm
  • PGS.TS Nguyễn Quang Huy (2017). Giải phẫu người (ấn bản thứ 2). Nhà xuất bản Y học. ISBN 978-604-66-2933-7.
  • Phiên bản trực tuyến sách Gray's AnatomyGiải phẫu cơ thể người, Gray, tái bản lần thứ hai mươi (năm 1918).
  • Gray's Anatomy, tái bản lần thứ nhất, năm 1858 (liên kết đến file PDF)

Từ khóa » Cơ Lưng Rộng Tiếng Anh