Thực Từ Và Hư Từ
Có thể bạn quan tâm
Thực từ
Ví dụ 1
Hãy nêu ý nghĩa từ vựng khái quát của các từ sau:bàn, ghế, ăn, ngủ, vui, buồn, tốt, xấu...
- Các từ bàn, ghế có ý nghĩa từ vựng khái quát là (gọi tên) sự vật;
- Các từ ăn, ngủ có ý nghĩa từ vựng khái quát là (gọi tên) hoạt động;
- Các từ vui, buồn có ý nghĩa từ vựng khái quát là (gọi tên) trạng thái;
- Các từ tốt, xấu có ý nghĩa từ vựng khái quát là (gọi tên) tính chất.
Ví dụ 2
Các từ được gạch chân trong ví dụ sau đây giữ vai trò gì trong các cụm từ chính phụ:
Những bông sen đẫm sương đêm.
- Từ sen giữ vai trò thành tố trung tâm của cụm từ chính phụ những bông sen.
- Từ sương giữ vai trò thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho từ trung tâm trong cụm từ chính phụ đẫm sương đêm.
Ví dụ 3
Hãy cho biết các từ được gạch chân trong các ví dụ sau có chức vụ ngữ pháp gì trong câu:
a. Chim hót.
b. Gió thổi.
- Từ chim giữ chức vụ chủ ngữ trong câu Chim hót.
- Từ thổi giữ chức vụ vị ngữ trong câu Gió thổi.
Định nghĩa
Những từ được đề cập đến trong các ví dụ trên được gọi là thực từ. Hãy rút ra những đặc điểm của thực từ.
Người ta gọi những từ có ý nghĩa chân thực như từ "nhà" là thực từ. Nhưng thực từ có giá trị đầy đủ và có vị trí độc lập, rõ ràng, không cần bàn cãi. (Nguyễn Văn Tu. "Từ vựng học tiếng Việt hiện đại". Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1968, tr.31)
Những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực và có thể làm thành phần câu gọi là thực từ. (Nguyễn Kim Thản. "Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt". Tập 1. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963. Tr.147)
Từ thực là những từ có khả năng một mình tạo thành câu, một mình làm phần nêu hoặc phần báo trong phần chính của câu; đồng thời có chức năng gọi tên (hoặc trỏ) sự vật, thuộc tính sự vật. (Hồng Dân. "Bước đầu tìm hiểu vấn đề từ hư trong tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, năm 1970. Tr.68)
Tiếng độc lập, thực, chính là những yếu tố xưa nay ta thường quen gọi là thực từ. (Nguyễn Tài Cẩn. "Ngữ pháp tiếng Việt". Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội, 1975. Tr.33)
Trong bản thân ý nghĩa của mỗi từ loại, thực từ bao giờ cũng chứa đựng sự thống nhất của các nhân tố "từ vựng" và nhân tố "ngữ pháp". (Đinh Văn Đức. "Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt". Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, năm 1978. Tr.39)
Thực từ là từ có "nghĩa thực" (hoặc nghĩa từ vựng) về sự vật, hiện tượng, loại nghĩa mà nhờ nó có thể làm được sự liên hệ giữa các từ với sự vật, hiện tượng nhất định. Ví dụ: cơm, bánh, ăn, sản xuất, ngon, giỏi, tích cực... Thực từ có thể dùng làm phần đề và phần thuyết trong một nòng cốt câu. Với hai thực từ đã có thể cấu tạo được một nòng cốt câu đơn. Ví dụ: Xe // chạy. Lúa // tốt. (UBKHXHVN. "Ngữ pháp tiếng Việt". Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983. Tr.68)
Từ khóa » Ví Dụ Hư Từ Là Gì
-
Tìm Hiểu Hư Từ Trong Tiếng Việt để Viết đúng, Nói đúng Và Hay Hơn
-
Hư Từ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Phương Thức Hư Từ | TRANG CHUYÊN NGÔN NGỮ HỌC
-
[PDF] Tìm Hiểu Về Hư Từ Cứ Trong Tiếng Việt Hiện Đại
-
Nghĩa Của Từ Hư Từ Là Gì? Chương I: Về Hư Từ Tiếng Việt
-
Từ Hư: Tác Tử Tạo Nghĩa Trong Tiếng Việt - Ngôn Ngữ Học
-
Hư Từ Trong Tiếng Trung | Phân Loại & Cách Dùng
-
Thực Từ Là Gì - Thực Từ Và Hư Từ - Autocadtfesvb
-
Hư Từ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 10 Ví Dụ Về Hư Từ Và Trật Tự Từ 2022 - Thả Rông
-
Hư Từ Trong Tiếng Trung - Tự Học Ngữ Pháp Tiếng Trung Cơ Bản
-
CHƯƠNG I : VỀ HƯ TỪ TIẾNG VIỆT - Tài Liệu Text - 123doc
-
Top 23 Ví Dụ Về Hư Từ Trong Tiếng Việt 2022