Tiêu Chí Chọn Hóa Chất Khử Khuẩn
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tiêu Chí Chọn Hóa Chất Khử Khuẩn
- ĐẶT TÍNH CỦA MỘT CHẤT KHỬ KHUẨN LÝ TƯỞNG
- Tính năng tác dụng một số hoá chất khử khuẩn thường được sử dụng
- 1. Alcohol (cồn):
- 2. Chlor và các hợp chất chứa chlor:
- 3. Quaternary mmonium ompounds (hợp chất amoni bậc 4):
Tiêu Chí Chọn Hóa Chất Khử Khuẩn
ĐẶT TÍNH CỦA MỘT CHẤT KHỬ KHUẨN LÝ TƯỞNG
1. Phải có phổ kháng khuẩn rộng 2. Tác dụng nhanh 3. Không bị tác dụng của các yếu tố môi trường 4. Không độc 5. Không tác hại tới các dụng cụ kim loại cũng như bằng cao su, nhựa 6. Hiệu quả kéo dài trên bề mặt các dụng cụ được xử lý. 7. Dễ dàng sử dụng 8. Không mùi hoặc có mùi dễ chịu 9. Kinh tế 10. Có khả năng pha loãng 11. Có nồng độ ổn định kể cả khi pha loãng để sử dụng. 12. Có khả năng làm sạch tốt
Tính năng tác dụng một số hoá chất khử khuẩn thường được sử dụng
1. Alcohol (cồn):
Thành phần hóa học: – Có chứa nhóm -OH (Hydroxyl). – Loại alcohol: thường sử dụng nhất là Ethanol (hay Ethyl Alcohol, hay cồn Ethylic) và Iso-propanol (hay cồn Iso-propylic) – Nồng độ alcohol: thường sử dụng từ 60% đến 90% Tác dụng: – Cơ chế tác dụng là làm đông vón protein của vi sinh vật – Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, do vậy không bao giờ dùng cồn nguyên chất mà thường dùng hỗn hợp với nước – Diệt được các vi khuẩn, vi rút, nấm, nhưng không diệt được nha bào Công dụng: – Dùng để sát khuẩn da, tay và sát khuẩn bề mặt một số thiết bị và dụng cụ, cũng như một số bề mặt cứng Ưu điểm: – Giá thành thấp – Không để lại chất tồn dư trên dụng cụ – Không mùi độc hại – Không nhuộm màu dụng cụ Nhược điểm: – Không diệt được nha bào và một số loại vi rút, nấm – Làm thoái hóa nhựa và cao su – Dễ cháy – Bay hơi rất nhanh
2. Chlor và các hợp chất chứa chlor:
Thành phần hóa học: Các hợp chất có Chlor được sử dụng phổ biến nhất là muối Hypochlorite của natri và canxi, còn gọi là thuốc tẩy hay nước Javel. Kế đến là Chloramine B, Chloramine T, Chlorine Diocide và các muối Natri Dichloro Isocyanurate, NaDCC hay Natri Troclosene (Presept). Đây là các hợp chất có tác dụng kéo dài hơn nước Javel do giữ được Chlor lâu hơn. Tác dụng: – Hoạt chất có tác dụng chủ yếu của các hợp chất chứa Chlor là Axit Hypoclorơ (HClO) ở dạng không phân ly. Hoạt chất này sẽ bền vững hơn ở các chế phẩm chứa Chlor có pH axit, do vậy các chế phẩm Chlor có pH càng thấp (càng axit) thì tác dụng diệt khuẩn càng mạnh. Chẳng hạn, Natri Dichloro Isocyanurate (NaDCC) sẽ có tác dụng mạnh hơn hẳn so với dung dịch Javel có cùng hàm lượng Clo do hai nguyên nhân: Do Javel có bản chất kiềm còn NaDCC có bản chất axit; hơn nữa với NaDCC, chỉ có 50% lượng Chlor sẵn có nằm ở dạng tự do(HClO và OCl-), phần còn lại là nằm ở dạng hợp chất (monochloroisocyanurate và dichloroisocyanurate). – Cơ chế tác dụng chưa được lý giải đầy đủ. Có thể là do làm oxy hóa enzyme và amino acid của vi khuẩn, ức chế tổng hợp protein, giảm trao đổi chất… – Diệt được các vi khuẩn, vi rút, nấm, nhưng không diệt được nha bào. Có tác dụng khử khuẩn mức độ trung bình. Công dụng: – Sử dụng rộng rãi để khử khuẩn một số dụng cụ, các bề mặt, sàn nhà, tường nhà, khử khuẩn và tẩy trắng đồ vải. Một số chế phẩm khác dùng để xử lý nguồn nước – Có tác dụng khác nhau ở các nồng độ và cách sử dụng khác nhau, do vậy cần sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ưu điểm: – Giá thành không cao – Tác dụng nhanh – Không bị ảnh hưởng bởi độ cứng của nước – Có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau – Dễ rửa sạch, không để lại chất tồn dư gây kích ứng Nhược điểm: – Cần sử dụng đúng nồng độ – Dễ bị bất hoạt bởi các chất hữu cơ (ngoại trừ các chế phẩm giải phóng từ như NaDCC) – Dễ bị thoái hóa bởi ánh sáng và nhiệt độ trong quá trình bảo quản – Ăn mòn đối với một số kim loại – Thời gian diệt khuẩn nhiều khi không được định rõ – Không có biện pháp giúp xác định chính xác nồng độ hoạt chất – Không bền, nhất là khi ở dạng dung dịch
3. Quaternary mmonium ompounds (hợp chất amoni bậc 4):
Thành phần hóa học: – Đây là tên chung cho các chất có chứa nguyên tử ni tơ N, kết hợp với 4 gốc hữu cơ khác nhau. Loại thường dùng như: alkyl dimethyl benzyl amoni clorua, alkyl didecyl dimethyl amoni clorua và dialkyl dimethyl amoni clorua. Tác dụng: – Cơ chế tác dụng là bất hoạt các enzyme sinh năng lượng đông vón protein và phá hủy màng tế bào của vi sinh vật – Diệt được các vi khuẩn, vi rút thân dầu (có vỏ bọc), nấm. Công dụng: – Thường dùng để lau chùi, vệ sinh môi trường thông thường như sàn nhà, tường, đồ đạc. – Gần như không độc – Không kích ứng – Không mùi – Giá thành thấp – Chất tẩy rửa chất hữu cơ tốt Nhược điểm: – Hiệu quả giảm mạnh bởi xà phòng và các chất tẩy rửa khác, độ cứng của nước. – Nếu dùng để lau bề mặt cứng bằng vải bông thì các sợi vải sẽ hấp thụ và làm giảm đáng kể tác dụng kháng khuẩn – Phải thay dung dịch thường xuyên – Phải pha loãng đúng cách
Từ khóa » Các Amoni Bậc Iv Không Bị Vô Hoạt Bởi
-
Cation Amoni Bậc Bốn – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] XI.4. CÁC MUỐI AMONI BẬC 4 - TaiLieu.VN
-
Nhóm Cation Amoni Bậc 4 (quaternary Ammonium Cation): Đây Là ...
-
CÁC MUỐI AMONI BẬC 4 1. Các Lưu ý Chung - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cation Amoni Bậc Bốn - Wikimedia Tiếng Việt
-
Cation Amoni Bậc Bốn – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Các Phương Pháp Xử Lý Amoni Trong Nước Thải Mới Nhất 2021
-
Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Amoni Và Nitrit Trong Môi Trường Nuôi Tôm ...
-
CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG SỮA RỬA MẶT (PHẦN 1)
-
Thực Hành Sắc Ký Ion Và Một Số Vấn đề Cần Lưu ý
-
Chương 6: Làm Sạch, Khử Khuẩn, Và Tiệt Khuẩn Dụng Cụ
-
Văn Bản Hợp Nhất 41/VBHN-BCT 2020 Thông Tư Quy Chuẩn Amôni ...
-
[PDF] Hóa Chất Khử Khuẩn- Sát Khuẩn Sử Dụng Trong Y Tế