Tiêu Chuẩn TCVN 7699-2-17:2013 Thử Nghiệm Bịt Kín đối Với Các ...
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7699-2-17:2013
IEC 60068-2-17:1994
THỬ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG - PHẦN 2-17: CÁC THỬ NGHIỆM - THỬ NGHIỆM Q: BỊT KÍN
Environmental testing - Part 2-17: Tests - Test Q: Sealing
Lời nói đầu
TCVN 7699-2-17:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 60068-2-17:1994;
TCVN 7699-2-17:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
KHẢO SÁT CÁC PHÉP KIỂM TRA SỰ BỊT KÍN
Tổng quát
Khảo sát này cho biết mối tương quan giữa nhiều phép thử nghiệm việc bịt kín trong Test Q của IEC60068. Các phép thử nghiệm khác ở thể loại này là các thử nghiệm mưa và nước mà phải được bao gồm như là các thử nghiệm R. Đồng thời có cơ hội để tạo sự tham chiếu tới các phép thử nghiệm tương tự khác trong IEC 60529.
Các thử nghiệm trong IEC 68-2-17
Test Q: việc bịt kín, bao gồm một số lượng phép thử nghiệm sử dụng các quy trình xử lý khác nhau thích hợp với các ứng dụng khác nhau.
Cây phả hệ của tất cả thử nghiệm bịt kín được chỉ ra ở Hình 1:
Hình 1
Test Q được chia nhỏ trong hai nhóm con dưới đây, được đánh dấu bằng các phương pháp phát hiện của chúng, nói cách khác:
- Phát hiện bên trong, đo các thay đổi của các đặc tính điện sinh ra bởi môi trường thử nghiệm (chất lỏng hoặc khí) tạo trong các mẫu thông qua rò rỉ;
- Phát hiện bên ngoài, theo đó sự thoát ra của chất thử nghiệm thông qua rò rỉ được theo dõi.
Hai phép đo để phát hiện bên trong Qf và Ql là rất tương đồng. Chúng rất hiệu quả đối với các thành phần nào đó, ví dụ các tụ điện lá bằng nhựa; không được khuyến nghị, tuy nhiên, với các linh kiện trong đó các thay đổi điện có tác dụng chỉ sau một thời gian dài (ví dụ, sau khi phép đo kết thúc).
Các phép đo để phát hiện bên ngoài được chia thêm tùy theo ứng dụng của chúng. Phép đo Qa là một phép đo bóng khí được sử dụng để xác định độ kín của các măng xông, trục quay và miếng đệm. Các phép đo khác, Qc, Qd, Qk và Qm được dùng để xác định các rò rỉ trong các thùng chứa (các thùng kim loại, hộp...); thử nghiệm Qc là một phép đo bóng khí bao gồm ba phương pháp với độ nhạy khác nhau (các rò rỉ không nhỏ hơn 1 Pa.cm3/s (10-5 bar.cm3/s).
Thử nghiệm Qk và Qm nhạy nhất trong chuỗi các phép đo này. Dải nhạy của chúng từ 1 Pa.cm3/s (10-5 bar.cm3/s) tới khoảng 10-6 Pa.cm3/s (10-11 bar.cm3/s). Thử nghiệm Qd là phép đo sự rò rỉ chất lỏng có thể được áp dụng cho các mẫu được lấp đầy trong khi sản xuất với một chất lỏng hoặc sản phẩm trở thành chất lỏng ở nhiệt độ thử nghiệm.
Thử nghiệm trong IEC 60529
Trong IEC 60529, các mức bảo vệ được thiết lập bởi các phép đo và được xác định bởi chỉ số như dưới đây:
Bảng 1 - Mức bảo vệ được chỉ thị bởi chỉ số đặc trưng thứ nhất
Chỉ số đặc tính ban đầu | Mức bảo vệ | |
Mô tả ngắn | Định nghĩa | |
0 | Không được bảo vệ | Không có bảo vệ đặc biệt |
1 | Được bảo vệ tránh khỏi các đối tượng rắn lớn hơn 50 mm | Một bề mặt rộng của cơ thể, ví dụ như tay (nhưng không bảo vệ khỏi truy nhập cố ý). Các đối tượng rắn vượt quá 50mm đường kính. |
2 | Được bảo vệ tránh khỏi các đối tượng rắn lớn hơn 12 mm | Các ngón tay hoặc các đối tượng tương tự không vượt quá 80 mm chiều dài. Các đối tượng rắn vượt quá 12 mm đường kính. |
3 | Được bảo vệ tránh khỏi vật rắn lớn hơn 2,5 mm | Các công cụ, dây v.v,.. đường kính hoặc độ dày lớn hơn 2,5 mm. Các đối tượng rắn vượt quá 2,5 mm đường kính. |
4 | Được bảo vệ tránh khỏi các đối tượng rắn lớn hơn 1,0 mm | Các dây hay mảnh độ dày lớn hơn 1,0 mm. Các đối tượng rắn vượt quá 1,0 mm đường kính. |
5 | Bảo vệ khỏi bụi | Sự xâm nhập của bụi bẩn không thể ngăn chặn được hoàn toàn nhưng lượng bụi không đủ xâm nhập để can thiệp vào vận hành đầy đủ của thiết bị. |
6 | Kín bụi | Không có bụi vào. |
Bảng 2 - Mức bảo vệ chỉ thị bởi chỉ số đặc trưng thứ hai
Chỉ số đặc tính thứ hai | Mức bảo vệ | |
Miêu tả ngắn | Định nghĩa | |
0 | Không được bảo vệ | Không có bảo vệ đặc biệt |
1 | Được bảo vệ tránh khỏi nhỏ nước | Nước nhỏ xuống (các giọt rơi thẳng đứng) sẽ không có tác hại. |
2 | Được bảo vệ khỏi nhỏ nước khi bị nghiêng 15o | Nước nhỏ giọt thẳng đứng sẽ không có tác hại khi nghiêng góc bất kỳ tới 15o khỏi vị trí bình thường. |
3 | Được bảo vệ tránh khỏi phun nước | Nước rơi xuống như phun tại góc lên tới 60o khỏi trục đứng sẽ không có tác hại. |
4 | Được bảo vệ tránh khỏi bắn nước | Nước bắn vào vỏ từ bất cứ hướng nào sẽ không có tác hại |
5 | Được bảo vệ tránh khỏi các vòi phun dòng nước | Nước phun ra bởi khỏi một vòi phun vào vỏ hộp từ bất cứ hướng nào sẽ không có tác hại. |
6 | Được bảo vệ tránh khỏi biển động dữ dội | Nước từ biển động hoặc nước được phun ra thành dòng mạnh không được ngắm qua vỏ với một số lượng nguy hiểm. |
7 | Được bảo vệ tránh khỏi các tác động của việc ngâm nước | Sự xâm nhập của nước với số lượng có hại sẽ không thể khi vỏ bọc được ngâm nước dưới các điều kiện xác định về áp suất và thời gian. |
8 | Được bảo vệ khi bị nhấn chìm | Thiết bị phù hợp với sự nhấn chìm liên tục trong nước dưới các điều kiện phải được xác định bởi nhà sản xuất. CHÚ THÍCH: Thông thường, điều này có nghĩa thiết bị được bịt kín. Tuy nhiên với các loại thiết bị nhất định nó có thể có nghĩa rằng nước có thể xâm nhập nhưng chỉ theo cách không có tác hại. |
THỬ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG - PHẦN 2-17: CÁC THỬ NGHIỆM - THỬ NGHIỆM Q: BỊT KÍN
Environmental testing - Part 2-17: Tests - Test Q: Sealing
1. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa dưới đây:
1.1. Tốc độ rò rỉ (leak rate)
Lượng khí khô ở nhiệt độ nhất định đi qua một chỗ rò rỉ trên một đơn vị thời gian và đối với sự chênh lệch áp suất đã biết qua chỗ rò rỉ.
CHÚ THÍCH: Đơn vị cơ bản SI cho tốc độ rò rỉ là “pascal mét khối trên giây (Pa.m3/s)”. Các đơn vị dẫn xuất “Pa.cm3/s” và “bar.cm3/s” được dùng trong tiêu chuẩn này vì chúng phù hợp hơn với các độ lớn được dùng trong thực tế công nghiệp chung.
Lưu ý: 1 Pa.m3/s= 106 Pa.cm3/s= 10 bar.cm3/s.
1.2. Tốc độ rò rỉ tiêu chuẩn (Standard leak rate)
Tốc độ rò rỉ dưới các điều kiện chuẩn về nhiệt độ và chênh lệch áp suất.
Đối với mục đích của phép đo này, các điều kiện chuẩn là 25oC và 105 Pa (1 bar).
1.3. Tốc độ rò rỉ đo được (R) (Measured leak rate (R))
Tốc độ rò rỉ của một thiết bị khi được đo dưới các điều kiện xác định và sử dụng một khí đo xác định.
CHÚ THÍCH 1: Các tốc độ rò rỉ đo được thường được xác định với hê-li sử dụng như là khí đo một chênh lệch áp suất dưới 105 Pa (1 bar) ở 25oC.
CHÚ THÍCH 2: Đối với mục đích của sự so sánh các tốc độ rò rỉ được xác định bởi các phương pháp thử nghiệm khác, các tốc độ rò rỉ phải được chuyển đổi sang tốc độ chuẩn tương đương.
1.4. Tốc độ rò rỉ tiêu chuẩn tương đương (L) (Equivalent Standard leak rate (L))
Tốc độ rò rỉ chuẩn tương đương của thiết bị cho trước, với không khí là khí thử nghiệm.
1.5. Hằng số thời gian (của dòng rò rỉ)(q) (Time constant (of leakage)) (q)
Thời gian cần thiết để làm cân bằng chênh lệch áp suất cục bộ ngang qua chỗ rò rỉ nếu tốc độ banđầu của sự thay đổi chênh lệch áp suất đó đã được duy trì. Đối với mục đích của phép đo này, hằng số thời gian là bằng với thương số của khối lượng bên trong mẫu và tốc độ rò rỉ chuẩn tương đương.
1.6. Rò rỉ lớn (Gross leak)
Bất cứ rò rỉ nào mà tốc độ rò rỉ chuẩn tương đương của nó mà lớn hơn 1 Pa.cm3/s (10-5bar.cm3/s).
1.7. Ròrỉ nhỏ(Fine leak)
Bất cứ rò rỉ nào tốc độ rò rỉ chuẩn tương đương nhỏ hơn 1 Pa.cm3/s (10-5bar.cm3/s).
1.8. Rò rỉ ảo (Virtual leak)
Giống một rò rỉ gây bởi sự giải phóng chậm khí đã hấp thụ hay hấp lưu.
1.9. Đồng hồ đo dòng rò rỉ (Thử nghiệm Qm) (Leakage meter (Test Qm))
Thiết bị gồm có một que dò để lấy mẫu hỗn hợp khí và một đồng hồ đo cung cấp một hiển thị đượcchia độ của nồng độ một loại khí xác định trước trong mẫu.
1.10. Đo thể tích [Vm] (Thử nghiệm Qm) (Volume of measurement [Vm] (test Qm)
Thể tích được chứa giữa vỏ bọc kín khí thu thập sự rò rỉ và mẫu.
CHÚ THÍCH: Nồng độ khí theo dõi không nhiều trong thể tích đó, việc bịt kín vỏ thường không thật cần thiết.
1.11. Bộ phát hiện rò rỉ (Thử nghiệm Qm) (Leak detector) (Test Qm)
Dụng cụ gồm một que dò tay để lấy mẫu trộn khí và một thiết bị nhạy với sự có mặt của loại khí đã xác định trước và phát một tín hiệu, hoặc âm thanh hoặc hình ảnh, khi nồng độ loại khí đã xác định đạt tới một mức ngưỡng thiết lập trước.
1.12. Việc thăm dò [hít vào: thuật ngữ cũ] (Thử nghiệm Qm) (Probing [sniffing: deprecated term] (Test Qm)
Hành động di chuyển chậm que dò của một bộ phát hiện rò rỉ theo mẫu để định vị chỗ rò rỉ.
2. Thử nghiệm Qa: Bịt kín các ống lót, trục và đệm lót
2.1. Mục đích
Đề xác định sự hiệu quả của các chỗ bịt kín của ống lót, các trục và các tính năng tương tự.
CHÚ THÍCH: Với mục đích thử nghiệm này, hai kiểu bịt kín phải được xem xét:
- Kiểu A: 100 kPa (10 N/cm2) đến 110 kPa (11 N/cm2) theo hướng đã quy định trong quy định kỹ thuật liên quan.
- Kiểu B: 100 kPa (10 N/cm2) đến 110 kPa (11 N/cm2) theo mỗi hướng.
2.2. Phạm vi áp dụng
Thử nghiệm này có thể được sử dụng để phát hiện các rò rỉ lớn.
2.3. Mô tả chung về thử nghiệm
Mẫu được đặt trên nắp của tủ thử áp suất có điều áp ngâm trong chất lỏng. Nếu mẫu rò rỉ, khí thoát ra được thu gom lại. Lượng khí thu được trên một đơn vị thời gian là thước đo sự rò rỉ khí. Thiết bị thử nghiệm thích hợp được mô tả trong Phụ lục A.
2.4. Phép đo ban đầu
Không yêu cầu.
2.5. Ổn định
2.5.1. Trừ khi có quy định khác, chênh lệch áp suất không khí như quy định dưới đây, phải được áp dụng cho mỗi bịt kín hoặc đồng thời một nhóm các bịt kín tạo nên một tổ hợp.
Kiểu A: 100 kPa (10 N/cm2) đến 110 kPa (11 N/cm2) theo hướng đã quy định trong quy định kỹ thuật liên quan.
Kiểu B: 100 kPa (10 N/cm2) đến 110 kPa (11 N/cm2) theo mỗi hướng.
Trong trường hợp cần áp suất cao hơn, thì áp suất này phải là 340 kPa (34 N/cm2) đến 360 kPa (36 N/cm2).
CHÚ THÍCH: Thiết bị thử nghiệm được mô tả trong Phụ lục A có thể không phù hợp với áp suất cao hơn này.
2.5.2. Các bịt kín kiểu B phải được thử nghiệm cả trong điều kiện tĩnh và trong khi đang được vận hành cơ khí theo yêu cầu bởi quy định kỹ thuật liên quan.
2.6. Phép đo kết thúc
Tốc độ rò rỉ phải được đo. Giới hạn phải được mô tả trước trong quy định kỹ thuật liên quan.
2.7. Thông tin cần nêu trong quy định kỹ thuật liên quan
Khi thử nghiệm này được đề cập trong quy định kỹ thuật liên quan, các nội dung dưới đây phải được nêu trong chừng mực mà chúng có thể áp dụng:
Điều
a) Yêu cầu đối với áp suất 2.5.1
b) Hướng đặt chênh lệch áp suất 2.5.1
c) Vận hành cơ trong khi đang ổn định 2.5.2
d) Yêu cầu đối với tốc độ rò rỉ 2.6
3. Thử nghiệm Qc: việc bịt kín vật chứa, rò rỉ khí
3.1. Mục đích
Để xác định tính hiệu quả của các bịt kín các mẫu có không gian chứa khí (ví dụ mẫu không được điền đầy bằng khí xâm nhập).
3.2. Phạm vi áp dụng
Thử nghiệm này có thể được sử dụng để phát hiện các tốc độ rò rỉ lớn hơn 100,10 hoặc 1 Pa.cm3/s (10-3, 10-4 hoặc 10-5bar.cm3/s) tùy theo phương pháp được chọn. Các phương pháp thử nghiệm 1 và 3 chỉ có thể áp dụng cho các mẫu có thể chịu giảm áp hoàn toàn và áp suất cần thiết cho sự thấm (xem 3.3.3) không có biến dạng hoặc hư hỏng vật lý vĩnh viễn (xem Phụ lục B, Điều B.1, B.2 và B.3).
Phương pháp thử nghiệm 2 có thể áp dụng cho tất cả các mẫu chịu chênh lệch áp suất đã tạo bằng nhiệt đáng kể đạt tới nhiệt độ môi trường tối đa vận hành mẫu.
3.3. Mô tả chung về thử nghiệm
Sự phát hiện các rò rỉ lớn đạt được bằng làm ngập mẫu thử nghiệm trong chất lỏng thích hợp, dưới các điều kiện được kiểm soát và bằng việc theo dõi các bóng khí tỏa ra từ bề mặt mẫu (xem phụ lục B, Điều B.5).
Một áp suất nội dương bên trong mẫu thử nghiệm được tạo bởi một trong các phương pháp dưới đây:
3.3.1. Phương pháp thử nghiệm 1
Việc tiến hành thử nghiệm trong một môi trường chân không, bằng cách làm tăng chênh lệch áp suất các bịt kín của mẫu thử nghiệm.
3.3.2. Phương pháp thử nghiệm 2
Thông qua ngâm trong một chất lỏng thử nghiệm được duy trì ở một nhiệt độ được nâng cao (xem Phụ lục B, Điều B.10)
3.3.3. Phương pháp thử nghiệm 3
Thông qua ngâm trong một chất lỏng thử nghiệm, sau khi bị ngâm tẩm với một chất lỏng khác có điểm sôi ở dưới nhiệt độ thử nghiệm.
3.4. Phương pháp thử nghiệm 1
3.4.1. Tủ thử nghiệm chứa bể chất lỏng được yêu cầu cho thử nghiệm này phải có khả năng hút chân không, và bể phải chứa đủ chất lỏng để cho phép các mẫu được ngâm vào sao cho bề mặt trên cùng của vỏ mẫu hay là chỗ bịt kín mẫu phải được thử nghiệm ở một độ sâu không nhỏ hơn 10 mm dưới bề mặt. Chất lỏng thử nghiệm (xem Phụ lục B, Điều B.8) phải được duy trì ở nhiệt độ giữa 15oC và 35oC.
Bể phải có khả năng rút chất lỏng hoặc có mẫu được rút ra khỏi chất lỏng trước khi phá vỡ chân không.
3.4.2. Các mẫu phải được ngâm trong chất lỏng thử nghiệm với bịt kín ở trên. Áp suất trong tủ thử nghiệm phải được giảm trong vòng 1 min tới một giá trị 1 kPa (10 mbar) hoặc như giá trị khác đã mô tả trước trong quy định kỹ thuật liên quan. Nếu không thấy có hư hại nào được quan sát (3.4.4) thì duy trì áp suất này thêm ít phút hoặc khoảng thời gian được xác định trong quy định kỹ thuật liên quan (xem Phụ lục B, Điều B.9).
3.4.3. Các mẫu đang có bịt kín trên hơn một bề mặt phải được kiểm tra tuân theo 3.4.2 với mỗi bề mặt trong vị trí trên cùng, (xem Phụ lục B, Điều B.4).
3.4.4. Tiêu chí hỏng đối với phép đo này là sự quan sát tại bất cứ thời điểm nào trong khi thử nghiệmcó xuất hiện một luồng xác định các bóng khí, hoặc hơn hai bóng khí lớn, hoặc một bóng khí dính ở vếthàn tăng về kích thước (xem Phụ lục B, Điều B.6 và B.7).
3.5. Phương pháp thử nghiệm 2
3.5.1. Bể được yêu cầu đối với thử nghiệm này phải chứa đủ chất lỏng để cho phép mẫu thử nghiệm được nhúng hoàn toàn tới một độ sâu không nhỏ hơn 10 mm trên phần trên cùng của vỏ hoặc của mối hàn sẽ được thử nghiệm.
3.5.2. Chất lỏng phải được duy trì ở một nhiệt độ từ 1oC đến 5oC trên nhiệt độ môi trường vận hành lớn nhất cho mẫu cần thử nghiệm hoặc ở nhiệt độ yêu cầu trong quy định kỹ thuật liên quan.
3.5.3. Các mẫu ở nhiệt độ từ 15oC đến 35oC, phải được ngâm trong chất lỏng thử nghiệm với các bịt kín ở vị trí phía trên của chúng (xem Phụ lục B, Điều B.11) trong một khoảng thời gian ít nhất là 10 min, hoặc theo mô tả trong quy định kỹ thuật liên quan (xem Phụ lục B, Điều B.3).
3.5.4. Các mẫu có bịt kín trên hơn một bề mặt phải được thử nghiệm theo 3.5.3 với từng bề mặt ở vị trí trên cùng (xem Phụ lục B, Điều B.4).
3.5.5. Tiêu chí hỏng đối với phép đo này là quan sát tại bất cứ thời điểm nào trong khi thử nghiệm một luồng xác định các bóng khí, hoặc hơn hai bóng khí lớn, hoặc một bóng khí dính ở vết hàn tăng về kích thước (xem Phụ lục B, Điều B.6 và B.7).
3.6. Phương pháp thử nghiệm 3
Phương pháp này bao gồm hai bước:
3.6.1. Bước 1 phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường.
Các mẫu phải được đóng kín trong một thùng áp suất/chân không và áp suất giảm tới khoảng 100 Pa(1 mbar) trong 1 h. Sau thời điểm đó, và không có phá vỡ chân không, một chất lỏng ngâm (xem Phụ lục B, Điều B.12 và B.13) phải đổ vào trong bình cho đến khi các mẫu được ngập chìm.
Các mẫu phải được tạo áp dưới các điều kiện sau đây:
Thể tích khoang bên trong | Áp suất nhỏ nhất (tuyệt đối) | Thời gian ngắn nhất |
< 0,1 cm3 | 600 kPa (6 bar) | 1 h |
> 0,1 cm3 | 300 kPa (3 bar) | 2 h |
Ở thời điểm cuối của thời gian ngâm tẩm, áp suất phải được giảm trừ và các mẫu được giữ trong chất lỏng. Mẫu phải được lấy khỏi chất lỏng và được làm khô trong không khí ở nhiệt độ môi trường trong (3 ± 1) min hoặc khoảng thời gian khác được mô tả trong quy định kỹ thuật liên quan trước khi thực hiện bước 2 (xem Phụ lục B. Điều B.14 và Điều B.15).
3.6.2. Bước 2
Phương pháp thử nghiệm 2 phải áp dụng, sử dụng nhiệt độ thử nghiệm (125 ± 5)oC, trừ khi có quy định khác. Mẫu phải được quan sát từ khi ngâm cho đến 30 s sau khi ngâm trừ khi có quy định khác trong quy định kỹ thuật liên quan.
3.7. Thông tin cần nêu trong quy định kỹ thuật liên quan
Khi thử nghiệm này được đề cập trong quy định kỹ thuật liên quan, các nội dung dưới đây phải đượcnêu trong chừng mực mà chúng có thể áp dụng:
Điều
a) Phương pháp 3.3, 3.4, 3.5, 3.6
b) Các chất lỏng khuyến cáo B.8, B.11, 3.6.1
c) Phương pháp thử nghiệm 1: áp suất và thời gian, nếu khác 3.4.2 3.4.2
d) Phương pháp thử nghiệm 2: nhiệt độ chất lỏng, nếu khác 3.5.2 3.5.2
e) Phương pháp thử nghiệm 2: thời gian ngâm, nếu khác 3.5.3 3.5.3
f) Thời gian làm khô nếu khác 3 min 3.6.1
g) Phương pháp 3: nhiệt độ ở bước 2, nếu khác 125oC 3.6.2
4. Thử nghiệm Qd: sự bịt kín thùng chứa, rò rỉ của chất lỏng điền đầy
4.1. Mục đích
Để xác định tính hiệu quả của các bịt kín mẫu được điền đầy với chất lỏng.
CHÚ THÍCH: Thử nghiệm này cũng được dùng cho các mẫu được điền đầy bằng chất là chất rắn ở nhiệt độphòng nhưng là chất lỏng ở nhiệt độ thử nghiệm.
4.2. Phạm vi áp dụng
Thử nghiệm này có thể được dùng để phát hiện các tốc độ rò rỉ tương ứng với tốc độ rò rỉ khí lớn hơn khoảng 1 Pa.cm3/s (10-5 bar.cm3/s). Độ nhạy của phương pháp phụ thuộc vào độ nhớt động học của chất lỏng ở nhiệt độ thử nghiệm và kỹ thuật áp dụng để phát hiện rò rỉ.
4.3. Mô tả chung về thử nghiệm
Mẫu được kiểm tra rò rỉ chất lỏng có khả năng xảy ra khi nó được đưa tới một nhiệt độ cao hơn một chút so với nhiệt độ lớn nhất của môi trường làm việc.
4.4. Mức khắc nghiệt
Mức khắc nghiệt được xác định là thời gian mà mẫu được duy trì ở nhiệt độ thử nghiệm. Quy định kỹ thuật liên quan phải nêu rõ mức khắc nghiệt áp dụng được chọn theo liệt kê dưới đây:
10 min
1 h
4h
24 h
48 h
4.5. Ổn định trước
Mẫu phải được làm sạch (tẩy nhờn) sao cho rò rỉ chất lỏng có thể được tương phản rõ ràng với tất cả các vật liệu khác.
4.6. Phép đo ban đầu
Không yêu cầu.
4.7. Điều kiện thử
4.7.1. Các mẫu phải được đặt trong tủ không khí lưu thông, trong đó không khí được ra nhiệt cho đến khi nhiệt độ bề mặt mẫu là 1oC đến 5oC trên nhiệt độ môi trường lớn nhất của nó. Các mẫu nên ở tư thế thuận lợi nhất để phát hiện ra sự rò rỉ.
4.7.2. Các mẫu phải được duy trì ở nhiệt độ này một thời gian tùy theo mức khắc nghiệt đã xác định và sau đó phải được lấy ra khỏi tủ.
4.7.3. Các mẫu có các bịt kín trên hơn một mặt phải được kiểm tra theo 4.7.1 và 4.7.2 với mỗi mặt ở vị trí hướng xuống lần lượt.
4.8. Phép đo kết thúc
Mẫu phải được kiểm tra bằng mắt sự rò rỉ chất lỏng. Phải không có rò rỉ, trừ khi có quy định khác trong quy định kỹ thuật liên quan.
Quy định kỹ thuật liên quan phải quy định phương pháp phát hiện (xem Phụ lục C, Điều C.2)
4.9. Thông tin cần nêu trong quy định kỹ thuật liên quan
Khi thử nghiệm này được đề cập trong quy định kỹ thuật liên quan, các nội dung dưới đây phải đượcnêu trong chừng mực mà chúng được áp dụng:
Điều
a) Nhiệt độ thử nghiệm 4.7.1
b) Thời gian ổn định 4.7.2
c) Phương pháp phát hiện rò rỉ 4.8
5. Thử nghiệm Qf: Sự ngâm
5.1. Mục đích
Để xác định độ kín nước của các thành phần hoặc thiết bị hoặc các vật phẩm khác khi chịu tác độngngâm nước dưới các điều kiện đã được nêu của áp suất và thời gian.
5.2. Mô tả chung về thử nghiệm
Mẫu phải chịu sự kiểm tra tới một áp suất xác định bằng việc ngâm trong một bể hay thùng chứa nước ở một độ sâu xác định hoặc trong một bể nước áp suất cao. Sau khi ổn định, kiểm tra sự ngấm nước của mẫu và được kiểm tra sự thay đổi có thể có của các đặc tính.
5.3. Phép đo ban đầu
Mẫu phải được kiểm tra về trực quan và được kiểm tra về điện và về cơ nếu yêu cầu bởi quy định kỹ thuật liên quan. Tất cả các tính năng bịt kín phải được kiểm tra để chắc chắn rằng chúng được bịt đúng.
5.4. Ổn định trước
Việc ổn định trước của mẫu và các bịt kín nên được thực hiện nơi quy định bởi quy định kỹ thuật liên quan.
5.5. Điều kiện thử
5.5.1. Các mẫu phải được đặt ở vị trí như mô tả trong quy định kỹ thuật liên quan và phải được ngâm hoàn toàn trong bể chứa nước hoặc tủ nước áp suất cao.
Nếu không có quy định khác trong quy định kỹ thuật liên quan, nước không có áp lực phải được sử dụng.
CHÚ THÍCH: Điều này có thể đạt được bằng việc thêm chất ngấm thấu được có sẵn trong thương mại vào nước.
5.5.2. Mẫu phải chịu tới một trong các giá trị chiều cao mặt nước hoặc các chênh lệch áp suất tương ứng đã đưa ra trong Bảng 3, như yêu cầu bởi quy định kỹ thuật liên quan.
Bảng 3
Chiều cao mặt nước(m) | Chênh lệch áp suất tương ứng (ở 25oC)(kPa) |
0,15 | 1,47 |
0,40 | 3,91 |
1 | 9,78 |
1,50 | 14,7 |
4 | 39,1 |
6 | 58,7 |
10 | 97,8 |
15 | 147,0 |
Khi bể chứa nước được sử dụng, chiều cao mặt nước quy định phải được đo trên điểm cao nhất của mẫu.
Khi tủ nước áp suất cao được sử dụng, áp suất nước phải được điều chỉnh tới chênh lệch áp suất trong Bảng 3.
5.5.3. Thời gian phải được nêu trong quy định kỹ thuật liên quan. Các giá trị ưu tiên phải là 30 min, 2 h, 24 h.
5.5.4. Nhiệt độ mẫu và của nước phải ở giữa khoảng 15oC và 35oC. Trong khoảng thời gian ổn định chênh lệch nhiệt độ giữa nước và mẫu phải càng nhỏ càng tốt, nhưng không lớn hơn 5oC.
5.5.5. Nếu có quy định khác trong quy định kỹ thuật liên quan, trong khi ngâm, mẫu đang thử nghiệm phải không được làm việc, nó phải được ngắt điện và các phần có thể chuyển động của nó phải ở trạng thái đứng yên.
5.6. Phục hồi
Mẫu phải được làm khô triệt để bên ngoài bằng việc lau hoặc dùng một luồng không khí ở nhiệt độ phòng, trừ khi có quy định khác trong quy định kỹ thuật liên quan.
5.7. Phép đo kết thúc
Mẫu phải được kiểm tra sự thâm nhập nước và phải được kiểm tra bằng mắt và phải được kiểm tra điện và cơ theo yêu cầu của quy định kỹ thuật liên quan.
5.8. Thông tin cần nêu trong quy định kỹ thuật liên quan
Khi thử nghiệm này được đề cập trong quy định kỹ thuật liên quan, các nội dung dưới đây phải được nêu trong chừng mực mà chúng có thể áp dụng:
Điều | |
a)Kiểm tra điện và cơ trước khi ổn định | 5.3 |
b)Quy trình ổn định trước | 5.4 |
c)Vị trí trong khi ổn định | 5.5.1 |
d)Chất ngấm thấu có thể được dùng hay không | 5.5.1 |
e)Chiều cao mặt nước hoặc chênh lệch áp suất | 5.5.2 |
f) Thời gian ổn định | 5.5.3 |
g)Kiểm tra về điện và cơ sau quá trình phục hồi | 5.7 |
6. Thử nghiệm Qk: Phương pháp khí theo dõi bịt kín với khối phổ kế
6.1. Mục đích
Để kiểm tra việc bịt kín hơi của các mẫu bằng việc đánh giá tốc độ rò rỉ bằng khí theo dõi và khối phổ kế.
Hê-li là khí theo dõi thường được sử dụng với một khối phổ kế và thử nghiệm này được xây dựng với việc sử dụng khí này. (Xem Điều E.1).
6.2. Phạm vi áp dụng
Phương pháp thử nghiệm 1 có thể áp dụng đầu tiên cho các mẫu có thể tích nhỏ (xem Bảng 4) mà có các bề mặt không có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả bởi hê-li đã hấp thu (chẳng hạn các dải viền, các khớp nối, các vật liệu hữu cơ, sơn, v.v...) trừ khi chúng đã được trung hòa một cách phù hợp trước pha phát hiện.
Phương pháp thử nghiệm 2 được dành cho các mẫu vừa được điền đầy hỗn hợp chứa tỉ lệ lớn khí hê-li, trong khi sản xuất hoặc đối với các yêu cầu của phép thử nghiệm này.
Phương pháp thử nghiệm 3 (phương pháp vòi phun và túi) dành cho các mẫu gắn trên các vách hoặc các bảng điều khiển.
CHÚ THÍCH: Phương pháp này nên được sử dụng một cách thận trọng, bởi vì nó có khả năng giải phóng vào trong phòng đủ lượng hê-li để làm ngập phổ kế, dẫn tới đình chỉ phép thử nghiệm cho đến khi phòng được làm cho thông gió. Phương pháp sẽ không được sử dụng ở nơi mà giới hạn chấp nhận bằng số đối với tốc độ rò rỉ đã được xác định (xem Phụ lục E, Điều E.15).
6.3. Mô tả chung về thử nghiệm
6.3.1. Phương pháp thử nghiệm 1 bao gồm việc làm thấm mẫu mà đã được làm sạch và làm khô cẩn thận trước đó, bằng việc đặt nó trong một khoang chứa hỗn hợp hê-li đã được tạo áp suất. Hê-li thâm nhập vào bên trong mẫu. Sau một thời gian, mẫu được đặt trong một khoang mà sau đó được bơm ra và kết nối tới một phổ kế thể tích. Hê-li mà rò rỉ ra từ mẫu được bơm vào trong khối phổ kế và lượng chảy ra của nó được đo. Tốc độ rò rỉ hê-li đo được sau đó có thể được chuyển đổi bằng sự tính toán sang tốc độ rò rỉ tiêu chuẩn tương đương để tạo khả năng so sánh các mẫu có thể tích tương đồng được kiểm tra dưới các điều kiện khác nhau. Sự so sánh giữa các mẫu có thể tích khác nhau vẫn cóthể có ý nghĩa nếu so sánh tỷ lệ q =(xem Phụ lục D, Điều D.1) là các hằng số thời gian của mẫu liên quan.
6.3.2. Phương pháp thử nghiệm 2 tương đương với phương pháp 1 loại trừ pha ngâm được bỏ qua. Thử nghiệm này thường được hoàn thành trong vòng 30 min sau khi bịt kín gói. Với các mẫu lớn, tùy thuộc thể tích bên trong và độ dày của vỏ, sự trễ dài hơn có thể cần thiết (xem E.7.2). Trong trường hợp các gói nhỏ nó phải thực hiện ngay sau khi bịt kín gói (xem E.7.1 và E.7.2).
Nó không thích hợp cho việc thử nghiệm bịt kín như được yêu cầu ở phần cuối của các thử nghiệmmôi trường khác.
6.3.3.Việc ngâm và các áp suất phát hiện phải được chọn sao cho chúng tương thích với áp suất lớnnhất có thể mẫu có thể chịu được mà không có suy giảm bịt kín.
6.3.4. Nếu không có rò rỉ nào được phát hiện bởi thử nghiệm này, thử nghiệm Qc hoặc tương đương được áp dụng cho mẫu.
6.3.5. Phương pháp thử nghiệm 3 bao gồm việc làm lộ một mặt của mẫu tới chân không bằng việc đặt nó lỗ thích hợp của tủ chân không nối tới một khối phổ kế. Mặt nhìn được của mẫu sau đó được phủ bởi một túi dẻo bịt kín được điền đầy hê-li ((phương án a) hoặc qua một ống hút dòng hê-li (phương ánb)).
Phương án a): Nếu rò rỉ xuất hiện, một lượng hê-li trong túi được hút vào khoang chân không. Kích thước chỗ hỏng (không phải vị trí của nó) có thể được xác định từ các giá trị đọc trên khối phổ kế.
Phương án b): hê-li được phát hiện bởi bộ phát hiện khi dòng tia hê-li đi qua một chỗ bịt bị hở (chỗ rò rỉ). Vị trí và kích thước của rò rỉ sau đó có thể được xác định từ các giá trị đọc trên khối phổ kế.
6.4. Phương pháp thử nghiệm 1 (đối với mẫu không điền đầy hê-li bởi nhà chế tạo)
6.4.1. Mức khắc nghiệt
Mức khắc nghiệt được xác định như hàng số thời gian nhỏ nhất yêu cầu cho ứng dụng. Quy định kỹ thuật liên quan phải cho thấy điều kiện có thể áp dụng được chọn từ Bảng 4. Trong các trường hợpmức khắc nghiệt khác nhau, quy định kỹ thuật liên quan phải trình bày toàn bộ các tham số thử nghiệm liên quan (xem Phụ lục D).
6.4.2. Ổn định trước
Mẫu phải được làm sạch sao cho các chất nhiễm bẩn như dầu mỡ, dấu vân tay, chất gây cháy và sơn mà có thể phủ lên các chỗ rò rỉ hoặc hấp thu hê-li được loại bỏ. Sau khi làm sạch, mẫu phải được sấy khô để loại trừ các vết dung môi, các khối đặc mao dẫn, v.v..., mà có thể các vết rò rỉ đang tồn tại. Thử nghiệm phải được thực hiện trên mẫu không chất nhiễm bẩn ngoại lai nào có thể giữ khó hê-li.
CHÚ THÍCH: Một nghiên cứu sơ bộ cần thực hiện cho công nghệ riêng lẻ được sử dụng để tối ưu hóa quy trình ổn định trước (xem Phụ lục E, Điều E.6).
6.4.3. Phép đo ban đầu
Không yêu cầu.
6.4.4. Tham số thử nghiệm
Tham số thử nghiệm và giới hạn có thể chấp nhận đối với tốc độ rò rỉ đo được R được đưa ra trong Bảng 4, như một chức năng của thể tích nội bộ mẫu, tùy theo điều kiện và các phương pháp đo được bởi quy định kỹ thuật liên quan.
6.4.5. Điều kiện thử
Mẫu phải được đặt ở trong tủ kín.
Khi áp suất thẩm thấu lớn nhất được cho bởi quy định kỹ thuật liên quan không lớn hơn 200 kPa (2 bar) (tuyệt đối), một trong các quy trình dưới đây được sử dụng theo người kiểm thử tùy chọn:
- hoặc giảm áp suất trong tủ tới một giá trị tuyệt đối theo thứ tự 0,1 đến 1 kPa (1 đến 10 bar);
- hoặc làm đầy tủ với hê-li (xem Phụ lục E, Điều E.3).
Khi áp suất thẩm thấu được cho bởi quy định kỹ thuật lớn hơn 200 kPa (2 bar), không cần các quy trình trên.
Tủ phải được lấp đầy với hỗn hợp hê-li, chứa tối thiểu 95% hê-li, trừ khi có quy định khác, và sau đó được tạo áp ở áp suất tuyệt đối và với độ dài thời gian chọn trong Bảng 4. Áp suất phải không lớn hơn áp suất lớn nhất được nêu bởi quy định kỹ thuật liên quan đối với loại thiết bị này (xem Phụ lục E, E.8.4).
CHÚ THÍCH: Thời gian ngâm t1 và tốc độ rò rỉ đo được có quan hệ với áp suất ngâm P, mức khắc nghiệt q và tốc độ rò rỉ chuẩn tương đương (xem Bảng 4). Một đồ thị biểu diễn các mối quan hệ bằng số cho việc tính toán nhanh các tham số liên quan này được đưa ra trên Hình D.1, trang 45, và giải thích ý nghĩa trong Phụ lục D.
6.4.6. Phục hồi
Sau khi được lấy ra khỏi thùng áp suất, mẫu phải chịu tác động của các điều kiện khí quyển tiêu chuẩn đối với việc thử nghiệm để loại trừ hê-li đã hấp thu bởi các mặt ngoài và tránh được các tín hiệu kýsinh không thể chấp nhận trong các phép đo cuối cùng. Khoảng thời gian phục hồi được giới hạn bởi các yêu cầu trong 6.4.7 (xem Phụ lục E, Điều E.5 và Điều E.6).
CHÚ THÍCH: Việc thổi khí khô có thể dùng được để phục hồi nhanh hơn.
6.4.7. Phép đo kết thúc
Mẫu phải được chuyển tới tủ được kết nối tới hệ thống thiết bị phát hiện rò rỉ được hạ áp suất từ đó khối phổ kế có thể hoạt động bình thường.
Tốc độ rò rỉ đo được bằng hê-li R sau đó được xác định bởi sự so sánh với tốc độ của một rò rỉ chuẩn được hiệu chỉnh. Nó phải nhỏ hơn giá trị lớn nhất trong Bảng 4 đối với mức khắc nghiệt qyêu cầu bởi quy định kỹ thuật liên quan.
Sự xác định tốc độ rò rỉ đo được R phải được hoàn thành tốt nhất trong vòng 30 min ra khỏi thùng áp suất, trừ khi kinh nghiệm thực tế chỉ ra thời gian thông gió dài hơn cần thiết để tính đến các ảnh hưởng tái hấp thụ.
CHÚ THÍCH: Ảnh hưởng của thời gian thông gió dài hơn có thể được đánh giá sử dụng thông tin trong Phụ lục D, Điều D.1.
6.4.8. Rò rỉ lớn
Ngoài thử nghiệm này, việc không có các rò rỉ lớn phải được kiểm tra bằng việc sử dụng bất cứ phương pháp thích hợp nào, như đã mô tả trong thử nghiệm Qc, như xác định bởi quy định kỹ thuật liên quan (xem Phụ lục E, Điều E.4).
6.5. Phương pháp thử nghiệm 2 (đối với các mẫu được lấp đầy với hê-li trong khi sản xuất hoặc với các yêu cầu của thử nghiệm này)
6.5.1. Ổn định trước
Mẫu phải bao gồm một hỗn hợp thuộc thể khí mà nồng độ hê-li bằng hoặc lớn hơn 25 % dưới dạng áp suất. Các thử nghiệm định kỳ phải được thực hiện để đảm bảo rằng hỗn hợp khí được sử dụng chứa chính xác nồng độ hê-li cần thiết.
Nếu thích hợp, quy định kỹ thuật liên quan phải nêu bất cứ điều kiện cần thiết nào.
6.5.2. Phép đo ban đầu
Không.
6.5.3. Phép đo kết thúc
Khi hoàn thành việc bịt kín gói, mẫu phải được chuyển tới một tủ nối vào một khối phổ kế loại phát hiện rò rỉ, sau đó được giảm áp suất để khối phổ kế có thể hoạt động bình thường.
Tốc độ rò rỉ đo được R được xác định bằng sự so sánh với tốc độ của rò rỉ chuẩn đã hiệu chỉnh. Phép đo này phải được hoàn thành trong vòng 30 min sau khi việc bịt kín mẫu chấp nhận các điều kiện đặc biệt (xem E.7.2).
Tỷ lệ rò rỉ đo được R được chuyển đổi sang hằng số thời gian q bằng việc áp dụng công thức:
Trong đó:
Vlà thể tích bên trong của mẫu (tính bằng cm3);
n là nồng độ thực tế của hê-li trong hỗn hợp thể khí sử dụng (cm3/m3);
P0 là áp suất khí quyển (105Pa hoặc 1 bar);
R là tốc độ rò rỉ đo được của hê-li (tính bằng Pa.cm3/s hoặc bar.cm3/s);
q là hằng số thời gian yêu cầu (đơn vị giây).
Quy định kỹ thuật liên quan phải chỉ ra hằng số thời gian nhỏ nhất hoặc tốc độ rò rỉ tiêu chuẩn tương đương có thể chấp nhận L. Các giá trị được đề xuất của hằng số thời gian là 2.105 và 2.104 s.
6.5.4. Các rò rỉ lớn
Ngoài thử nghiệm này, việc không có các rò rỉ lớn phải được kiểm tra bằng việc sử dụng phương pháp thích hợp, như được mô tả trong thử nghiệm Qc, như quy định trong quy định kỹ thuật liên quan (xem Điều E.4).
6.6. Phương pháp thử nghiệm 3 (áp dụng cho mẫu lắp đặt trên vách ngăn hoặc panen)
6.6.1. Ổn định trước
Làm sạch mẫu để loại bỏ các chất gây bẩn như dầu mỡ, dấu vân tay, chất gây cháy hoặc véc-ni, cókhả năng che giấu sự rò rỉ. Sau khi làm sạch, làm khô mẫu trong một lò sấy để loại bỏ tất cả các dấuvết dung môi, khối mao dẫn, v.v... mà có thể che giấu chỗ rò rỉ.
6.6.2. Phép đo ban đầu
Với việc kiểm tra bịt kín lỗ hổng đã cách ly khỏi tủ bằng van, rút khỏi tủ, sau đó áp suất đủ thấp để cho phép hoạt động thích hợp của khối phổ kế, nối tủ vào sau đó.
Chú ý tín hiệu còn lại gây bởi quang phổ kế không có phát hiện hê-li.
Kiểm tra hoạt động thích hợp của quang phổ kế với rò rỉ hê-li tham chiếu.
6.6.3. Thử nghiệm
Đặt mẫu trên vòi đang đo và để nó tới chân không bằng việc mở van cách ly. Kiểm tra xem sự suy giảm còn đủ cho hoạt động thích hợp của khối phổ kế và tiếp tục tạo chân không cho đến khi tín hiệu còn lại ổn định chính nó ở một giá trị xấp xỉ ngang bằng với giá trị đã được ghi trước đó.
Phương án a): Phủ kín mặt ngoài của mẫu với một túi mềm, bằng nhựa chẳng hạn, đổ đầy hê-li. Chú ý các giá trị đọc của khối phổ kế.
Phương án b): Quét toàn bộ mặt ngoài của mẫu với một vòi phun hê-li ở áp suất thấp. Chú ý các giá trị đọc của khối phổ kế.
CHÚ THÍCH: Nếu có thể, áp suất hê-li phải được xác định trong quy định kỹ thuật liên quan (xem Phụ lục E, E.14).
6.6.4. Phép đo kết thúc
Tốc độ dòng rò rỉ đo được R sau đó được xác định bởi sự so sánh với tốc độ của một rò rỉ tham chiếu, tín hiệu còn lại được trừ đi.
6.7. Thông tin cần nêu trong quy định kỹ thuật liên quan
Điều
a) Phương pháp thử 6.2 và 6.3
Phương pháp thử nghiệm 1
b) Mức khắc nghiệt 6.4.1
c) Tham số thử nghiệm 6.4.4
d) Tham số thử nghiệm (trường hợp quy định) 6.4.1
e) Áp suất thẩm thấu lớn nhất cho phép đối với loại thiết bị 6.4.5
f) Các rò rỉ lớn: phương pháp phát hiện được sử dụng 6.4.8
Phương pháp thử nghiệm 2
g) Hằng số thời gian 6.5.3
h) Các rò rỉ lớn: phương pháp phát hiện được sử dụng 6.5.4
i) Điều kiện lắp đặt (nếu cần) 6.5.1
Phương pháp thử nghiệm 3
j) Phương án a) hay b) 6.6.3
k) Áp suất hê-li 6.6.3 b)
I) Tiêu chí chấp nhận 6.2
Từ khóa » Thử Kín Tiếng Anh Là Gì
-
"thử độ Kín" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
"sự Thử Kín (khít)" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
KIỂM TRA KÍN Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Từ điển Việt Anh "độ Kín" - Là Gì?
-
Từ điển Việt Anh "thử Nghiệm Hở Và Kín" - Là Gì?
-
Biện Pháp Kiểm Tra Lắp đặt Và Thử Kín đường ống Thoát Nước. Dịch
-
Thuật Ngữ Về Thí Nghiệm -test
-
Một Số Thuật Ngữ Chuyên Dùng Trong Ngành Cấp Thoát Nước Tiếng Anh
-
Kín Khí - Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Ví Dụ | Glosbe
-
Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngày Xây Dựng - Phần Kết Cấu Thép
-
378 Từ Vựng, Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Cấp Thoát Nước
-
Nghiệm Thu Tiếng Anh Là Gì? Những Thông Tin Về Nghiệm Thu Công Trình