Tìm Hiểu Từ-ngữ Gốc “Hán” (phần 4/4) | Tạp Chí Da Màu - DaMau.Org

U Minh says: 21/06/2018 at 11:30 am

Về lịch sử, chữ ‘Hán’ cổ có từ thời nhà Thương, nhà Chu (1000 năm trước khi có nhà Tần, nhà Hán) thì tại sao không gọi là chữ ‘Chu’; chữ ‘Thương’ mà là chữ “Hán”? Có phải mấy lão nho chùm thời Hán “cữỡng từ đoạt lý”? Trong khi Hán cao tổ không biết viết chữ “Hán”? Về địa lý, chữ ‘Hán’ theo chân các nhà tu hành Tây Tạng dạy cho dân nhà Thương, nhà Chu mà nên. Tại sao không gọi là chữ Tây Tạng? Cuối cùng, về nhân văn, mới đây, Minh Báo (Hong Kong) cho biết theo khảo sát lấy từ DNA thì người Hoa là sự pha trộn của các bộ lạc ở Phi Châu và Nam Á châu mà thành. Điều mà tôi muốn nói văn hóa – ngôn ngữ Trung Quốc là cái gì? Ở đâu? Chữ Hán? chữ Nôm? chữ Việt? tôi lại lan man tới tiếng Mỹ — Tiếng Mỹ, tuy lấy gốc từ tiếng Anh; nhưng lại biết thu nhập các ngôn ngữ các xứ khác. Tiếng Mỹ gốc Sì, gốc Ý, gốc Pháp, gốc Việt … miễn là nhiều người dùng thế là thành tiếng Mỹ. So với tiếng Anh, cũng như mọi thứ tiếng khác, có một hệ thống ngữ vựng, văn phạm ‘chuẩn kiểu Anh’; thì tiếng Mỹ , gốc từ đâu không cần biết, phát âm kiểu nào cũng được miễn là nhiều người hiểu thế là thành tiếng Mỹ. Viết kiểu nào cũng xong miễn là nhiều người công nhận thế là thành viết ‘kiểu Mỹ’ mà nói theo kiểu nhạo báng của Âu châu là ngôn ngữ loại ‘cao bồi vườn’. Nhưng ngôn ngữ loại ‘cao bồi vườn’ lại là thứ tiếng thông dụng nhất thế giới hiện nay vì đó là tiếng ‘tạp chủng’. Chữ Nôm từ chữ Hán mà ra! không sai. Thứ tiếng mà các nhà ‘uyên thâm nho học’ cho đó là’sách gà mách qué’ nhưng nếu dùng thông dụng thì nó đâu khác tiếng Mỹ gốc Anh. Chỉ tiếc rằng nó còn non trẻ đang cố sức tranh với tiếng Hán thì đất nước bị cắt làm 3 khúc- Một loại chữ viết khác được tùy vùng áp đặt; Chữ Viết hoàn toàn khác với ‘Hán’ tự viết băng ký hiệu bằng hình ảnh (ký hình); đó là tiếng Latin viết bằng ký hiệu bằng âm thanh (ký thanh).

Trả lời »

Từ khóa » Dách Lầu Nghĩa Là Gì