Tìm Hiểu Về Bảng Chữ Cái Tiếng Việt đầy đủ Nhất - Nội Thất VITO
Mỗi người Việt Nam chúng ta đều phải biết đến ngôn ngữ mẹ đẻ, đó chính là bảng chữ cái tiếng Việt. Vậy bạn có biết bảng chữ cái đầy đủ gồm bao nhiêu chữ và làm thế nào để học nhanh và hiệu quả nhất không? Cùng tìm hiểu ngay qua thông tin sau đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ nhấtThông tin chung về bảng chữ cái quốc ngữ
Bảng chữ cái Tiếng Việt có bao nhiêu chữ? Theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục ban hành, bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay gồm 29 chữ cái, 10 số và 5 dấu thanh. Các chữ cái được viết theo 2 cách là viết hoa – kiểu viết chữ in lớn và viết thường – kiểu viết nhỏ. Cụ thể như sau:
29 chữ cái, 10 số thuộc bảng chữ cái quốc ngữ mà bất cứ người Việt nào cũng đều phải học
Bắt đầu từ lớp trẻ 5 tuổi ở trường mầm non, các cô giáo đã tập cho các bé cách đọc và nhận biết mặt chữ và số. Và một số gia đình hiện nay cũng cho bé làm quen khá sớm với bảng chữ cái này.
Để giúp bạn dạy và học hiệu quả và chính xác, xin cung cấp tên và cách phát âm của 29 chữ cái như sau:
STT | Chữ viết thường | Chữ viết hoa | Tên chữ | Cách phát âm |
1 | a | A | a | a |
2 | ă | Ă | á | á |
3 | â | Â | ớ | ớ |
4 | b | B | bê | bờ |
5 | c | C | xê | cờ |
6 | d | D | dê | dờ |
7 | đ | Đ | đê | đờ |
8 | e | E | e | e |
9 | ê | Ê | ê | ê |
10 | g | G | giê | giờ |
11 | h | H | hát | hờ |
12 | i | I | i/i ngắn | i |
13 | k | K | ca | ca/cờ |
14 | l | L | e-lờ | lờ |
15 | m | M | em mờ/e-mờ | mờ |
16 | n | N | em nờ/ e-nờ | nờ |
17 | o | O | o | o |
18 | ô | Ô | ô | ô |
19 | ơ | Ơ | ơ | ơ |
20 | p | P | pê | pờ |
21 | q | Q | cu/quy | quờ |
22 | r | R | e-rờ | rờ |
23 | s | S | ét-xì | sờ |
24 | t | T | tê | tờ |
25 | u | U | u | u |
26 | ư | Ư | ư | ư |
27 | v | V | vê | vờ |
28 | x | X | ích xì | xờ |
29 | y | Y | i/i dài | i |
Cách viết và cách đọc chính xác nhất của 29 chữ cái tiếng Việt
Hệ thống nguyên âm, phụ âm và dấu trong bảng chữ cái
29 chữ cái trong tiếng Việt được chia thành:
Nguyên âm đơn
12 nguyên âm đơn là a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
Tìm hiểu thêm: 10+ mẫu ghế sofa đẹp, tiện nghi cho phòng khách(Ngoài ra có 3 cặp nguyên âm đôi là ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ)
Phụ âm
17 phụ âm là b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
(Ngoài ra có các phụ âm ghép là ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, gl, qu)
Các nguyên âm có cách đọc khác nhau với độ mở của miệng và vị trí của lưỡi không giống nhau. Vì thế, bạn cần phải chú ý và hướng dẫn trẻ học sao cho chuẩn nhất để bé đọc và nói tròn trịa.
Ví dụ, i, e, ê lưới phải đưa ra trước
u, ô, o lưỡi lùi về sau và tròn môi
Đọc âm a theo dạng ngắn và nhanh sẽ thành âm ă và đọc âm ơ ngắn và nhanh thành âm â.
Đọc i, u, ư trượt nhanh xuống ê, ô, ơ sẽ thành iê, uô, ươ.
Đặc biệt, với sự cải cách tiếng Việt trong thời gian gần đây, có một số chữ cái có cách phát âm khác với truyền thống mà bạn cần bổ sung cho trẻ. Đó là:
- Phụ âm /k/ được ghi bằng các chữ cái là K, Q, C trong các trường hợp K đi với i/y, iê, ê, e (Kí, kiêng, kê…). Q đi với u (qua, quốc…). C đi với các nguyên âm còn lại (cá, cóc, can…)
- Phụ âm /g/ được ghi bằng Gh, G khi Gh đứng trước i, iê, ê, e (ghi, ghế…), G đứng trước nguyên âm còn lại (gỗ, gáo…)
- Phụ âm /ng/ được ghi bằng Ngh khi đi với các nguyên âm i, iê, ê, e (nghệ, nghe…) và Ng khi đi với các nguyên âm còn lại (ngư, ngón…)
Dấu thanh
5 dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng việt là dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã và dấu nặng.
Quy luật đặt dấu thanh như sau:
- Khi từ chỉ có 1 nguyên âm thì dấu được đặt ở nguyên âm đó. ngủ, mớ,…
- Khi từ có nguyên âm đôi thì dấu được đặt ở nguyên âm đầu tiên. lửa, ngón…
(trong trường hợp phụ âm đi với nguyên âm u, i thì dấu câu đặt ở nguyên âm không phải u, i. quả, già…)
- Khi từ có 3 nguyên âm hoặc nguyên âm đôi cộng 1 phụ âm thì dấu được đặt ở nguyên âm thứ 2 (Ví dụ: khuỷu, ngoằn…)
- Khi từ có nguyên âm ê và ơ thì dấu được đặt ở các nguyên âm này. (Ví dụ: thưở, …)
Cách dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt nhanh chóng và hiệu quả.
1. Học bằng bảng cách điệu
Với bé nhỏ tuổi, việc học chữ cái qua ảnh với các hình con vật, hoa quả ngộ nghĩnh sẽ khiến việc tiếp thu nhanh chóng và hấp dẫn. Bạn nên sử dụng những tấm flash đi kèm là một chữ cái và 1 hình ảnh tương ứng để bé dễ nhớ. Hiện nay, các đơn vị sản xuất thường in những bảng chữ cái thú vị để bố mẹ lựa chọn.
2. Học với bảng từ trắng
Một cách học khá phổ biến và thông dụng hiện nay chính là sử dụng bảng từ trắng. Từ trường học đến gia đình đều lựa chọn phương pháp này để dạy và học bảng chữ cái hiệu quả.
Bảng từ trắng có khá nhiều kích thước để bạn lựa chọn. Bạn có thể tìm kiếm thiết kế với kích cỡ nhỏ vừa hoặc to lớn sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Nếu học ở nhà, bạn nên mua 2 thiết kế, 1 bảng từ nhỏ cho bé tập viết và 1 bảng từ lớn để phụ huynh hướng dẫn. Kích thước đơn giản và nhỏ gọn của bảng sẽ khiến bạn sử dụng dễ dàng và cảm thấy thích thú.
Giống như tên gọi của mình, bảng từ trắng có mặt bảng màu trắng và trơn. Nhờ đặc điểm này mà người dùng dễ dàng viết màu mực khác lên trên cực kỳ rõ nét và đẹp. Bạn không phải tốn quá nhiều sức lực để viết nét chữ – điều này rất thuận lợi với các bé nhỏ tuổi.
Chính bề mặt cao cấp này mà việc lau chùi cũng rất dễ dàng. Chỉ cần một tấm vải nhỏ là bạn đã có thể xóa sạch dấu mực mà không để lại bất cứ vết lem nào. Đây là một ưu thế của sản phẩm so với các dòng bảng truyền thống khách.
Trên bề mặt bảng có kẻ sẵn các dòng kẻ chìm rất dễ nhìn. Nhờ đó mà việc viết bảng chữ cái tiếng Việt thẳng hàng, thẳng nét là điều không quá khó khăn. Các đường kẻ dọc và ngang tạo thành ô vuông 5x5mm giúp người dùng căn chỉnh độ cao và độ to của chữ thuận tiện.
Với dòng sản phẩm này, bạn chỉ được dùng bút dạ, bút lông (loại có thể xóa) để viết chữ. Không dùng đến phấn có thể gây bụi và các bệnh về đường hô hấp, chính loại mực này đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng. Bạn không phải lo lắng về vấn đề an toàn khi sử dụng bảng từ trắng để học chữ cái tiếng Việt.
Điều tuyệt vời hơn cả khi sử dụng sản phẩm này chính là khả năng chống lóa, bảo vệ mắt cực kỳ tốt. với chất liệu cao cấp, thiết kế không gây bóng, lóa dù ngồi ở vị trí thẳng hay nghiêng so với bảng. Dù học trong điều kiện có bóng đèn, bạn cũng không phải lo lắng về vấn đề gây lóa chữ cho trẻ.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nam châm để dính lên mặt bảng từ. Bên cạnh việc viết chữ cho trẻ nhận diện, phụ huynh, thầy cô còn có thể ghim thêm hình ảnh, tài liệu để bé tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn. Sự kết hợp này giúp bé hứng thú trong việc học hơn.
Có thể nói bảng từ trắng là công cụ không thể thiếu trong việc học và dạy bảng chữ cái. Vì thế, bạn cần tìm kiếm sản phẩm chất lượng để hỗ trợ cho bé học hiệu quả.
Không chỉ dừng lại ở việc dạy và học, thiết kế này còn có nhiều tác dụng khác trong gia đình và văn phòng. Bạn có thể sử dụng nó để ghi chú thông tin quan trọng trong cuộc họp hay làm bảng nhiệm vụ của các nhân viên trong công ty. Trong gia đình, món đồ này ghi lại thời khóa biểu và phân công nhiệm vụ của các thành viên.
Bé học nhanh và thích thú hơn với thiết kế tiện lợi này
Bảng chữ cái tiếng Việt là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Với những thông tin chi tiết trên đây, hy vọng bạn đã biết đầy đủ và chính xác về 29 chữ cái của hệ thống này. Chúc bạn dạy và học hiệu quả, chính xác.
Nội thất nhập khẩu Vito – Vươn tầm kiến trúc Việt!
Từ khóa » Dấu ớ Trong Tiếng Việt
-
Quy Tắc đặt Dấu Thanh Trong Chữ Quốc Ngữ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dấu Phụ – Wikipedia Tiếng Việt
-
5 QUY ƯỚC CĂN BẢN THỐNG NHẤT CÁCH VIẾT CHỮ VIỆT
-
Dấu Mũ Trong Chữ Quốc Ngữ | HTTTD
-
Quy Tắc Chính Tả - Dấu Thanh đặt Trên Hoặc Dưới Nguyên âm - Facebook
-
â - Wiktionary Tiếng Việt
-
Ký Hiệu Dấu Cho Chữ Quốc Ngữ - Kiều Trường Lâm
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn Theo Bộ GD&ĐT Mới Nhất 2022
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Và Những Lưu ý
-
Cách Ghi Dấu Thanh Trong âm Tiết Tiếng Việt - Học Tốt
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Mới Và đầy đủ Nhất - Du Học Netviet
-
Kiểu Gõ Telex, Cách Gõ Telex Và Bảng Mã Tiếng Việt Telex
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn Và Đầy đủ Mới Nhất - Review EDU
-
Giúp Bé Học Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Và Dấu Hiệu Quả Nhờ 9 Mẹo Này!
-
Các Dấu Trong Tiếng Việt Và Những Nguyên Tắc Bất Biến - Monkey
-
BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG VIỆT - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng