Tìm Hiểu Về Lý Thuyết Gắn Bó – Kiểu Gắn Bó Của Bạn định Hình Tình ...
Có thể bạn quan tâm
Khi ai đó gần gũi với bạn một cách lãng mạn, bạn có cảm thấy ngột ngạt và cố gắng đẩy người đó ra xa? Nếu vậy, bạn có thể thuộc kiểu “gắn bó né tránh”.
Hoặc khi bạn bắt đầu phát triển cảm xúc với một người nào đó, bạn cảm thấy vô cùng lo lắng khi người đó không hiện diện gần bên. Không nghe thấy liên lạc gì từ “người ấy” dấy lên trong bạn nỗi sợ bị từ chối và bị bỏ rơi, khiến bạn hoảng loạn. Nghe có vẻ quen nhỉ? Có lẽ bạn thuộc kiểu “gắn bó lo lắng”.
Nhiều nhà lý thuyết gắn bó tin rằng trước độ tuổi lên 5, chúng ta đã phát triển một phong cách gắn bó sẽ ít nhiều định hình cách chúng ta gắn kết tình cảm với những người khác trong cuộc sống khi trưởng thành. Có ba kiểu gắn bó chính: AN TOÀN, TRÁNH NÉ VÀ LO LẮNG.
GẮN BÓ AN TOÀN
Khoảng một nửa dân số thuộc kiểu gắn bó AN TOÀN, có nghĩa là họ cảm thấy thoải mái với sự thân mật nhưng không độc lập.
“Đây là kiểu người không thể hiện những hành vi ghen tỵ hay sở hữu. Đó là cặp đôi không cần phải làm mọi thứ cùng nhau, mỗi người có mối quan tâm riêng của mình. Họ đi chơi với bạn bè cũng như với nhau, họ không ghen tị với nhau, họ không sở hữu, họ không liên tục kiểm tra và kiểm soát nhau, họ không cần từng giờ từng phút nhắn tin hoặc gọi điện thoại để xem đối phương đang ở đâu là vì họ tự tin vào mối quan hệ. “
Sự ấm áp và yêu thương đến một cách tự nhiên, và họ có thể thân mật mà không lo lắng về mối quan hệ hoặc hiểu lầm nhỏ. Họ chấp nhận những thiếu sót nhỏ của đối phương và đối xử với họ bằng tình yêu và sự tôn trọng. Họ không chơi trò chơi hoặc thao túng mà hành xử trực tiếp và có khả năng chia sẻ cởi mở về thành công hay thất bại, nhu cầu và cảm xúc của họ. Họ cũng phản hồi người bạn tình của họ và cố gắng đáp ứng nhu cầu của đối tác. Bởi vì họ có lòng tự trọng tốt, họ không tự chĩa mọi thứ vào mình và không phản ứng với những lời chỉ trích. Do đó, họ không trở nên phòng thủ trong các xung đột. Thay vào đó, họ triệt tiêu chúng bằng cách giải quyết vấn đề, tha thứ và xin lỗi.
GẮN BÓ NÉ TRÁNH
Những người thuộc kiểu gắn bó NÉ TRÁNH đã tự thêu dệt một câu chuyện ở độ tuổi rất trẻ rằng nhu cầu của họ không thể nào đáp ứng được, vì vậy họ dập tắt kết nối với sự thân mật để tránh bị phụ thuộc vào bất kỳ ai. Họ trở nên độc lập dữ dội và vô thức sợ rằng nếu họ để ai đó quá gần, họ sẽ bị tổn thương và thất vọng. Đối với họ, sự thân mật đồng nghĩa với mất đi sự độc lập, thường dẫn đến một mong muốn mạnh mẽ là rút lui vào “hang động” của họ.
Họ có thể tận hưởng sự gần gũi – trong một giới hạn. Trong các mối quan hệ, họ hành động một cách tự cung tự cấp và tự lực và không cảm thấy thoải mái khi chia sẻ cảm xúc. (Ví dụ, trong một nghiên cứu về các cặp đôi chia tay nhau tại sân bay, những người thuộc kiểu tránh né không hiển thị nhiều tiếp xúc, lo lắng hoặc buồn bã trái ngược với người khác.) Họ bảo vệ quyền tự do và trì hoãn cam kết của mình. Khi đã cam kết, họ tạo khoảng cách tinh thần và thể hiện sự không hài lòng liên tục về mối quan hệ của họ, tập trung vào những sai sót nhỏ của đối tác hoặc hồi tưởng về những ngày tháng đơn lẻ của mình hoặc một mối quan hệ lý tưởng hóa khác.
Người thuộc nhóm tránh né rất thận trọng về nỗ lực của đối tác để kiểm soát họ hoặc hạn chế quyền tự chủ và tự do của họ theo bất kỳ cách nào. Họ không lo lắng về một mối quan hệ kết thúc. Nhưng nếu mối quan hệ bị đe dọa, họ giả vờ với chính mình rằng họ không có nhu cầu gắn bó và chôn vùi cảm giác đau khổ của mình. Không phải là nhu cầu không tồn tại, mà chúng bị kìm nén. Thay vào đó, họ có thể trở nên lo lắng khi khả năng gần gũi không còn đe dọa họ nữa.
GẮN BÓ LO LẮNG
Kiểu gắn bó thứ ba là LO LẮNG. Những người thuộc kiểu này có thể phải chịu đựng sự quan tâm không nhất quán. Nỗi sợ chính của họ là bị từ chối, và họ thường lo lắng về khả năng yêu thương họ của đối phương. Khi được kích hoạt, họ tham gia vào hành vi chống đối có thể mang tính phá hoại. Ví dụ, nếu một người thuộc kiểu gắn bó lo lắng cả ngày không nghe được tin gì từ bạn tình, cô ấy sẽ phản ứng bằng cách trừng phạt anh ta. Giống như một đứa trẻ bị thương, cô ấy phản ứng bằng cách không trả lời các cuộc gọi hoặc né tránh anh ta hoàn toàn. Hoặc, cô ấy có thể trở nên điên cuồng, và tiếp tục gọi điện hoặc nhắn tin cho anh ta nhiều lần. Phản ứng này như được ăn sâu trong tiềm thức – vận hành một cách tự động.
Họ muốn được gần gũi và có thể rất thân mật. Để duy trì một kết nối tích cực, họ từ bỏ nhu cầu của mình để làm hài lòng và thích nghi với người bạn đời của họ. Nhưng bởi vì họ không đáp ứng được nhu cầu của mình, họ lại trở nên không vui. Họ đang bận tâm với mối quan hệ và rất hòa hợp với đối tác của họ, lo lắng rằng họ muốn ít gần gũi hơn. Họ thường chĩa mọi thứ vào bản thân với một biến đổi tiêu cực và dự đoán kết quả tiêu cực. Điều này có thể được giải thích bởi sự khác biệt não bộ đã được phát hiện trong số những người kiểu gắn kết lo lắng.
Để giảm bớt lo lắng, họ có thể chơi trò chơi hoặc thao túng đối tác để thu hút sự chú ý và trấn an bằng cách rút lui, làm mình làm mẩy, không trả lời các cuộc gọi, kích động ghen tuông hoặc đe doạ rời bỏ. Họ cũng có thể trở nên ghen tị với sự chú ý của bạn tình với người khác và gọi điện hoặc nhắn tin thường xuyên, đôi khi thái quá.
VẬY TẤT CẢ ĐIỀU NÀY CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN?
Nếu bạn rơi vào kiểu gắn bó lo lắng hoặc tránh né, mục tiêu là trở nên an toàn hơn trong cách bạn gắn kết tình cảm. Để thực hiện điều này, trước tiên bạn phải nhận ra phong cách gắn bó của chính mình, điều gì kích hoạt bạn, và những hành vi tiêu cực nào bạn thường làm khi bị kích hoạt. Một khi bạn có thể xác định khi nào bạn đang có hành động phá hoại (và nhận ra đây là những thói quen cũ có gốc rễ từ thời thơ ấu), bạn có thể bắt đầu thay đổi phản ứng của bạn để có một phản ứng lành mạnh hơn. Cũng giống như cách bạn xây dựng thói quen xấu thông qua sự lặp lại, bạn có thể tạo ra những thói quen mới, tích cực thông qua sự lặp lại. Bạn lặp lại càng nhiều, hiệu quả sẽ càng cao.
Niềm tin gốc của cả hai loại gắn bó lo lắng và tránh né là nỗi sợ thiếu an toàn. Đối với tôi, tôi thuộc kiểu gắn bó lo lắng. Để vượt qua nó, tôi thực hiện cả hai thủ thuật là “vô hiệu quá” (hack) tâm trí và cơ thể. Bất cứ khi nào tôi bị kích hoạt, hệ thống thần kinh của tôi đi vào trạng thái cảnh giác cao. Để bình tĩnh và tự làm dịu, tôi dừng lại và thiền định. Tôi hình dung bản thân mình là một cô gái nhỏ, với gia đình xung quanh tôi cho tôi tất cả tình yêu và nguồn lực tôi cần. Tôi tạo ra một môi trường trong tâm trí của tôi, nơi tôi được an toàn và yêu thương, và cố gắng bao bọc lấy cảm giác đó. Tiếp theo, tôi làm một bài tập hack cơ thể, như chống đẩy 10 cái hoặc nhảy choi choi. Tôi thay đổi sinh lý học của mình như một cách để giúp tâm trí của tôi thoát ra khỏi vòng xoắn âm mà nó háo hức muốn quay trở lại. Cả hai bài tập buộc tôi phải ở trong hiện tại. Tôi cũng đã ngừng để những thứ tiêu cực chĩa vào mình và biến mọi “dấu hiệu” thành dấu hiệu từ chối hoặc không quan tâm.
Cuối cùng, điều quan trọng là phải nhận thức được về các kiểu gắn bó mà bạn thường bị thu hút, và nhận ra các dấu hiệu nguy hiểm trước khi đầu tư cảm xúc. Hẹn hò một người có phong cách gắn bó an toàn sẽ giúp bạn trở nên lành mạnh hơn, trong khi hẹn hò ai đó có phong cách gắn bó ngược lại sẽ chỉ làm tăng rối loạn chức năng liên kết chính của bạn. Nếu bạn muốn di chuyển ra khỏi tàu lượn cảm xúc mà bạn đã trải nghiệm trong các mối quan hệ trong quá khứ, việc tìm hiểu về phong cách gắn bó của bạn chính là chìa khóa.
Muốn biết bạn thuộc kiểu gắn bó nào, hãy thử làm bảng hỏi nhanh tại link này: http://www.web-research-design.net/cgi-bin/crq/crq.pl (hiện chỉ có bản tiếng Anh).
***
Người tổng hợp: Yến Phạm
Bản quyền: Cánh Diều Project
Nguồn tham khảo:
https://www.huffingtonpost.com/amy-chan/how-your-attachment-style_b_7146132.html
https://www.cosmopolitan.com/uk/love-sex/relationships/a18717932/attachment-styles-affect-relationships/
https://psychcentral.com/lib/how-to-change-your-attachment-style/
Share this:
Related
Từ khóa » Gắn Bó Né Tránh
-
Thuyết Gắn Bó Lý Giải Nguyên Nhân Bạn Vẫn Chưa Có Mối Quan Hệ ...
-
Kiểu Gắn Bó Của Bạn ảnh Hưởng đến Chuyện Tình Cảm Như Thế Nào?
-
Thuyết Gắn Bó - Tâm Lý Học Tội Phạm
-
Thuyết Gắn Bó: Kiểu Tính Cách Né Tránh Ảnh Hưởng Đến Mối ...
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI PHONG CÁCH GẮN BÓ VÀ MỐI ...
-
Để Thành Công Và Thấu Hiểu Trong Các Mối Quan Hệ: Thuyết Gắn Bó
-
Thuyết Gắn Bó: 4 Kiểu Gắn Bó Về Cảm Xúc Của Con Người
-
Kiểu Gắn Bó ảnh Hưởng Tới Mối Quan Hệ Của Chúng Ta Như Thế Nào?
-
HỌC THUYẾT GẮN BÓ VÀ BA LOẠI NGƯỜI CÓ XU HƯỚNG GẮN ...
-
Kiểu Gắn Bó Của Bạn ảnh Hưởng đến đời Sống Tình Dục Như Thế Nào?
-
Khoa Học Mới Về Sự Gắn Bó Giữa Những Người Trưởng Thành
-
Thuyết Gắn Bó: Kiểu Tính Cách Né Tránh Ảnh Hưởng Đến Mối ...
-
[ToMo] Kiểu Gắn Bó Nói Lên Điều Gì Về Con Người Và Mối Quan ...
-
Thuyết Gắn Bó Là Gì? Vì Sao Cần Nhận Biết Kiểu Gắn Bó Của Mình ...