[ToMo] Kiểu Gắn Bó Nói Lên Điều Gì Về Con Người Và Mối Quan ...
Có thể bạn quan tâm
Nhi
~100.000 followers
Theo dõi Nhắn tinThông tin
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích
Chưa có thông tin
Cần tim bạn
Chưa có thông tin
- Đang cập nhật...
Nhi@Gia Vị
3 năm trước
[ToMo] Kiểu Gắn Bó Nói Lên Điều Gì Về Con Người Và Mối Quan Hệ Của Bạn?
Kiểu gắn bó của chúng ta tác động đến rất nhiều khía cạnh, từ cách lựa chọn đối tác đến cách mà mối quan hệ của bạn sẽ phát triển và thậm chí là cách mà nó kết thúc. Đó là lý do tại sao việc nhận biết được kiểu gắn bó của mình có thể giúp bạn hiểu điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong một mối quan hệ. Kiểu gắn bó thường được hình thành từ lúc nhỏ và tiếp tục phát triển, trở thành hình mẫu cho các mối quan hệ xung quanh khi chúng ta lớn lên. Hình mẫu này tác động đến cách mà mỗi người trong chúng ta phản ứng và giải quyết nhu cầu của bản thân. Nếu đó là kiểu gắn bó an toàn thì người sở hữu nó là một người tự tin, vững vàng và dễ dàng kết nối với mọi người xung quanh, xoay xở được cả nhu cầu của họ và của người khác. Tuy nhiên, nếu một người có kiểu gắn bó lo âu hay tránh né chọn lựa một đối tượng không có khả năng thích nghi tốt thì đó có vẻ không phải là một lựa chọn lý tưởng để họ cảm thấy hạnh phúc. |
Ví dụ, người sở hữu kiểu gắn bó chiếm hữu lo âu luôn cần một người đồng hành và giúp họ bình tâm nếu muốn tiếp cận và đạt được ước muốn của bản thân. Trong trường hợp này, người có kiểu gắn bó chiếm hữu lo âu sẽ lựa chọn đối tượng sống tách biệt và khó kết nối nhằm phù hợp với quan điểm thực tế của họ. Người sở hữu kiểu gắn bó trốn tránh có xu hướng cô lập bản thân vì với mô hình gắn bó này, họ thường hành xử như thể họ không có gì cả. Thế nên, những đối tượng thích chiếm hữu, hoặc thích được chú ý quá mức sẽ được họ để ý nhiều hơn cả. Ở một mặt nào đó, chúng ta xác định bản thân bằng cách tìm kiếm những đối tượng có thể thỏa mãn được mô hình gắn bó của mình. Nếu lớn lên với những đặc điểm của kiểu gắn bó không an toàn thì khi trưởng thành, chúng ta có thể sẽ thể hiện hoặc cố gắng bắt chước cách hành xử mà người lớn đã làm với ta, dù cho các kiểu gắn bó này khiến chúng ta tổn thương hoặc không khiến ta thích thú. |
Trong bài nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Phillip Shaver và Tiến sĩ Cindy Hazan nhận thấy rằng khoảng 60% dân số sở hữu kiểu gắn bó an toàn trong khi 20% dân số có kiểu gắn bó trốn tránh. Điều này có nghĩa là gì? Có rất nhiều câu hỏi có thể tự đặt giúp bạn xác định được kiểu gắn bó của bản thân và sự tác động của chúng lên các mối quan hệ của bạn. |
Kiểu gắn bó an toàn (Secure Attachment) - Người lớn có kiểu gắn bó an toàn có xu hướng thỏa mãn trong mối quan hệ của họ. Trẻ em sở hữu kiểu gắn bó an toàn nhìn nhận cha mẹ như một nền tảng chắc chắn mà từ đó, chúng có thể mạo hiểm, khám phá thế giới một cách độc lập. Một người lớn với kiểu gắn bó an toàn cũng có có nhìn tương tự với đối phương trong quan hệ tình cảm, họ cảm thấy an toàn về kết nối trong khi vẫn cho nhau những không gian riêng tư. |
Họ là người sẽ nâng đỡ khi đối phương gục ngã. Họ cũng tìm kiếm từ đối phương sự an ủi khi có rắc rối. Mối quan hệ đó là một mối quan hệ trung thực, cởi mở và bình đẳng cho cả hai, giúp họ cảm thấy độc lập nhưng vẫn yêu thương nhau. Cặp đôi có sự gắn bó an toàn thường không có sự đính ước với nhau, một liên kết mà theo nhà tâm lý học Robert Firestone miêu tả là “mối liên kết ảo tưởng”, thứ khiến chúng ta tin vào sự an toàn giả tạo. Khi ở trong “mối liên kết hư cấu”, một cặp đôi thường bỏ qua những cử chỉ, hành động yêu thương thật sự dành cho đối phương mà chỉ chú trọng vào lộ trình yêu đương với những con đường tắt thiếu hụt cảm xúc của tình yêu. |
Kiểu gắn bó chiếm hữu lo âu (Anxious Preoccupied Attachment) - Khác với các cặp đôi có sự gắn kết an toàn, người sở hữu kiểu gắn bó lo âu thường khao khát hình thành cho mình một mối liên kết ảo tưởng. Thay vì cảm nhận tình yêu thật sự và tin tưởng đối phương, họ luôn thấy thiếu thốn tình cảm. Họ tìm đến đối phương để được cứu rỗi và lấp đầy khoảng trống đó. Tuy nhiên, dù họ cố tìm kiếm cảm giác an toàn và đảm bảo khi bám dính lấy đối phương nhưng hành động đó lại đẩy đối phương ra xa hơn. |
Tuy những cá nhân có kiểu gắn bó này cố làm gì đó trong sự tuyệt vọng và bất an những phần lớn các cách mà họ lựa chọn để cư xử đều làm trầm trọng hơn nỗi sợ của họ. Khi họ không cảm thấy chắc chắn về tình cảm của đối phương và bất an trong quan hệ tình cảm thì việc bám dính hoặc thể hiện sự đòi hỏi, chiếm hữu đối với đối phương là điều có thể đoán trước. Họ hay xem hành động độc lập của đối phương như một lời khẳng định đối với nỗi sợ của họ. Ví dụ, nếu người yêu của họ đi chơi với bạn bè thì những suy nghĩ như: “Thấy chưa? Anh ta không thực sự yêu mình. Anh ta sẽ bỏ rơi mình thôi. Mình đã đúng không tin anh ta ngay từ đầu” sẽ xuất hiện trong đầu của họ. |
Kiểu gắn bó trốn tránh (Dismissive Avoidant Attachment) - Người với kiểu gắn bó trốn tránh có xu hướng tách biệt cảm xúc của mình với đối phương. Họ tự cô lập bản thân và cảm thấy “độc lập một cách giả tạo” bằng cách gán cho mình nghĩa vụ tự chăm lo cho bản thân. Họ tập trung vào bản thân và thường quá chú trọng vào cảm giác bên trong của họ. Sự độc lập giả tạo là ảo tưởng vì mỗi người chúng ta đều có nhu cầu được kết nối. Thế những, người sở hữu kiểu gắn bó trốn tránh thường là người hướng nội. Họ phủ nhận tầm quan trọng của người những người thân yêu và dễ dàng tách khỏi họ. Người sống với kiểu gắn bó này thường có sự phòng bị về mặt tâm lý và có thể dập tắt cảm xúc của bản thân. Ngay cả khi ở trong một tình huống căng thẳng hay cảm xúc dâng cao thì họ vẫn có thể đè nén cảm xúc của mình và không phản ứng gì cả. Ví dụ, nếu người yêu của họ cảm thấy mệt mỏi và dọa sẽ rời bỏ họ, những người này sẽ phản ứng lại chỉ với một câu nói, “Tôi không quan tâm.” |
Gắn bó tránh né/sợ hãi (Fearful Avoidant Attachment) - Người có kiểu gắn bó này sống trong trạng thái mâu thuẫn vì nỗi sợ trở nên quá thân thiết hoặc quá lạnh lùng với người khác. Họ cố gắng giữ cho cảm xúc của mình ở mức ổn định nhưng không thể; họ không thể cứ né tránh nỗi lo âu của mình hay trốn chạy khỏi cảm xúc của bản thân là xong. Thay vào đó, họ bị choáng ngợp bởi những phản ứng và thường phải trải qua những cơn lốc gây bất ổn về mặt cảm xúc. Trạng thái tinh thần của họ thường trở nên hỗn độn và khó nắm bắt. Họ nhìn nhận mối quan hệ của mình dựa trên mô hình gắn bó mà họ sở hữu, một kiểu gắn bó mà họ buộc phải hướng bản thân vào người khác nếu muốn thỏa mãn nhu cầu của bản thân nhưng nếu trở nên quá thân thiết thì có thể họ sẽ bị tổn thương bởi sự thân thuộc đó. Nói cách khác, người cho họ cảm giác an toàn cũng là người mà họ sợ sẽ trở nên gần gũi. Thế nên, họ không có một chiến lược cụ thể nào có thể thỏa mãn được nhu cầu của họ cả. |
Ở người lớn, kiểu người này thường xuất hiện trong những mối quan hệ đầy phong ba với những thăng trầm chất chứa. Họ sợ bị ruồng bỏ những cũng chật vật để được yêu thương. Họ có thể sẽ bám dính lấy người yêu của mình khi cảm thấy bị chối bỏ nhưng sau đó lại cảm thấy như bị giam cầm khi cả hai trở nên gắn bó. Đôi lúc, sự đồng điệu dường như không tồn tại trong mối quan hệ giữa hai con người này. Người giữ lấy sự gắn bó tránh né - sợ hãi thâm chí còn có thể bị mắc kẹt trong một quan hệ lạm dụng. |
Tuy nhiên, tin tốt là bạn vẫn có thể xây dựng cho mình một kiểu gắn bó an toàn. Không bao giờ là quá trễ cho việc ấy. Kiểu gắn bó được hình thành từ lúc nhỏ với nền tảng là mối quan hệ của bạn với bố/mẹ hoặc với những người chăm sóc bạn không nhất thiết phải là khuôn mẫu cố định cho mối quan hệ giữa bạn và người bạn yêu. Một khi hiểu rõ được kiểu gắn bó của mình là gì, bạn có thể khám phá ra cách bạn đang tự bảo vệ mình, kết nối được với cảm xúc và hình thành nên kiểu gắn kết an toàn. |
Hiểu được câu chuyện của chính mình là một cách hay để bạn hình thành mô hình gắn bó này. Theo như Tiến sĩ Dan Siegel, nghiên cứu về kiểu gắn bó cho thấy rằng “thứ dự đoán về cảm giác an toàn thời thơ ấu của đứa trẻ không phải những gì mà bố mẹ của chúng đã trải qua khi họ còn nhỏ mà đó là cách bố mẹ chúng hiểu những trải nghiệm đó như thế nào.” Và chìa khóa của việc “hiểu” trải nghiệm cuộc sống của bản thân là viết ra một câu chuyện thật liền mạch về những kỷ niệm ấu thơ vẫn còn tác động đến bạn tận ngày hôm nay. Khi làm như thế, bạn thật ra đang kích hoạt lại bộ nào để xây dựng cảm giác an toàn từ bên trong bản thân và cả ở các mối quan hệ nữa. |
Bạn cũng có thể thách thức sự phòng bị của mình bằng cách chọn một đối tượng sở hữu kiểu gắn bó an toàn và từ đó phát triển bản thân trong mối quan hệ ấy. Các trị pháp trị liệu cũng rất hữu ích trong việc thay đổi kiểu gắn bó không thích ứng tốt. Nhận thức được kiểu gắn bó của bản thân sẽ giữ bạn và đối phương đối đầu với sự bất an và nỗi sợ xuất phát từ kiểu mẫu gắn bó đã được hình thành từ lâu của chính mình; và một khi vượt qua bước đó, việc phát triển một kiểu gắn bó khác có thể duy trì được một tình yêu thỏa mãn cho cả hai bên hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn. ----------- Tác giả: Lisa Firestone, Ph.D. Link bài gốc: How Your Attachment Style Impacts Your Relationship Dịch giả: Phạm Thị Tuyết Nhi - ToMo - Learn Something New (*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Phạm Thị Tuyết Nhi - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ. (**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày. (***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring. |
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
899 lượt xem
Thích 0Không thích 0Chia sẻ Lưu bài Có thể bạn thíchTừ khóa » Gắn Bó Né Tránh
-
Thuyết Gắn Bó Lý Giải Nguyên Nhân Bạn Vẫn Chưa Có Mối Quan Hệ ...
-
Kiểu Gắn Bó Của Bạn ảnh Hưởng đến Chuyện Tình Cảm Như Thế Nào?
-
Thuyết Gắn Bó - Tâm Lý Học Tội Phạm
-
Thuyết Gắn Bó: Kiểu Tính Cách Né Tránh Ảnh Hưởng Đến Mối ...
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI PHONG CÁCH GẮN BÓ VÀ MỐI ...
-
Để Thành Công Và Thấu Hiểu Trong Các Mối Quan Hệ: Thuyết Gắn Bó
-
Thuyết Gắn Bó: 4 Kiểu Gắn Bó Về Cảm Xúc Của Con Người
-
Kiểu Gắn Bó ảnh Hưởng Tới Mối Quan Hệ Của Chúng Ta Như Thế Nào?
-
HỌC THUYẾT GẮN BÓ VÀ BA LOẠI NGƯỜI CÓ XU HƯỚNG GẮN ...
-
Kiểu Gắn Bó Của Bạn ảnh Hưởng đến đời Sống Tình Dục Như Thế Nào?
-
Khoa Học Mới Về Sự Gắn Bó Giữa Những Người Trưởng Thành
-
Thuyết Gắn Bó: Kiểu Tính Cách Né Tránh Ảnh Hưởng Đến Mối ...
-
Tìm Hiểu Về Lý Thuyết Gắn Bó – Kiểu Gắn Bó Của Bạn định Hình Tình ...
-
Thuyết Gắn Bó Là Gì? Vì Sao Cần Nhận Biết Kiểu Gắn Bó Của Mình ...