Tính Từ Là Gì? Những điều Cần Biết Về Tính Từ
Có thể bạn quan tâm
Tính từ là gì? Đó là những từ dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng và cả con người. Vậy tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt có điểm giống và khác biệt nhau như thế nào?Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
- Kiến thức về tính từ trong tiếng Việt
- Tính từ là gì? Vai trò của tính từ
- Chức năng của tính từ
- Phân loại tính từ
- * Dựa trên bản chất của tính từ
- * Dựa trên đặc điểm, tính chất của vật
- Những kiến thức về tính từ trong tiếng Anh
- Tính từ là gì?
- Phân loại tính từ
- Vị trí của tính từ
- Thứ tự tính từ trong tiếng Anh
- Phân biệt tính từ đuôi -ed và -ing
- Tính từ ghép là gì?
Kiến thức về tính từ trong tiếng Việt
Tính từ là gì? Vai trò của tính từ
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của hiện tượng, sự vật và con người. Thông qua tính từ, người đọc có thể dễ dàng hình dung được đặc điểm và hình dáng của đối tượng được đề cập đến.
Trong tiếng Việt, tính từ được xem là từ loại có khả năng biểu đạt cao nhất. Bởi chúng có khả năng gợi hình, gợi cảm ở nhiều mức độ khác nhau.
Thông thường, tính từ có kết hợp với động từ, danh từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, danh từ về mặt tính chất, đặc điểm và mức độ.
>>> Bài viết tham khảo: Profile là gì? Nó có tá dụng gì? Cách tạo profile ấn tượng
Chức năng của tính từ
Trong câu, tính từ có chức năng chính là làm vị ngữ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
Ví dụ: Cô ấy rất xinh.
=> Tính từ “xinh” bổ sung ý nghĩa cho danh từ “cô ấy”.
Ngoài ra, tính từ cũng có thể làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Tuy nhiên, chức năng này không quá phổ biến.
Ví dụ: Mộc mạc là không cầu kỳ, vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp tự nhiên của sự vật. (Tính từ “Mộc mạc” làm chủ ngữ).
Hay: Bà ngoại gửi cho tôi một con gà rất to. (Tính từ “rất to” làm bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ “gửi”).
Phân loại tính từ
Có nhiều cách để phân loại tính từ nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 cách sau:
* Dựa trên bản chất của tính từ
Theo cách phân loại này thì tính từ được chia thành: Tính từ tự thân và tính từ không tự thân:
– Tính từ tự thân (bản thân chúng đã là tính từ)
Đây là các tính từ có chức năng biểu thị màu sắc, kích thước, phẩm chất, hương vị, mức độ,… của hiện tượng, sự vật. Ta có thể phân chia loại tính từ này thành các đơn vị nhỏ hơn như:
- Tính từ chỉ phẩm chất: đúng, sai, phải, trái, tốt, xấu, bẩn, sạch, hèn nhát, kiên cường,…
- Tính từ chỉ màu sắc: đen, đỏ, vàng, lục, lam, chàm, tìm,…
- Tính từ chỉ kích thước: dài, ngắn, to, thấp, cao, dày, mỏng, khổng lồ, hẹp, rộng, tí hon,…
- Tính từ chỉ hình dáng như: tròn, vuông, chữ nhật, quanh co, gấp khúc, thẳng tắp,…
- Tính từ chỉ âm thanh như: vang, trầm, bổng, ồn ào,…
- Tính từ chỉ hương vị: chua, tanh, cay, mặn, nồng, thối, thơm,…
- Tính từ chỉ mức độ, cách thức như: nhanh, chậm, lề mề, gần, xa,…
- Tính từ chỉ dung lượng, chỉ lượng: vơi, đầy, nông, sâu, đông, vắng,…
– Tính từ không tự thân
Là những từ vốn dĩ không phải là tính từ nhưng chúng được chuyển đổi và sử dụng như tính từ. Loại tính từ này được tạo ra bằng cách chuyển đổi các từ loại khác nên ý nghĩa của chúng chỉ có thể xác định khi đặt chúng trong mối quan hệ với những từ ngữ khác của câu. Nếu tách ra khỏi mối quan hệ ấy thì chúng không được coi là tính từ hoặc cũng có thể mang ý nghĩa khác.
Ví dụ: rất Lisa (ám chỉ cá tính, phong cách, hành động mang đặc trưng của Lisa).
* Dựa trên đặc điểm, tính chất của vật
Được chia thành 3 loại sau:
– Tính từ chỉ đặc điểm
Đây là những tính từ miêu tả nét riêng của vật; thường là những đặc điểm bên ngoài. Đó là những nét riêng về màu sắc, âm thanh, hình dáng,… của sự vật mà ta có thể nhận biết trực tiếp bằng tai nghe, mắt nhìn,…
Ví dụ: Đẹp, xinh, trắng, cao, lùn, tròn, dài,….
– Tính từ chỉ tính chất
Đây cũng là loại tính từ chỉ đặc điểm riêng của hiện tượng, sự vật. Nó bao gồm các đặc điểm phẩm chất bên trong, những tính chất xã hội, hiện tượng thiên nhiên hay cuộc sống. Những thứ này ta không thể nhìn thấy được mà phải trải sự quan sát, suy luận, khái quát,… thì mới cảm nhận được.
Ví dụ: tốt, xấu, đẹp, xinh, vui vẻ, chăm chỉ, ngoan ngoãn, hào phóng, bền bỉ,…
– Tính từ chỉ trạng thái
Là những tính từ chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng, con người trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là thời gian dài hoặc thời gian ngắn.
Ví dụ: hôn mê, ồn ào, yên tĩnh, khổ,…
Những kiến thức về tính từ trong tiếng Anh
Tính từ là gì?
Trong tiếng Anh, tính từ (Adjectives) là những từ có tác dụng bổ trợ cho danh từ, giúp làm rõ các đặc tính của hiện tượng, sự vật cho danh từ mà nó biểu hiện. Hay nói cách khác, tính từ cung cấp thêm các thông tin về hình dáng, kích thước, màu sắc,… của danh từ.
Tính từ giúp trả lời các câu hỏi như:
- Which: Cái gì, cái nào?
- What kind: Loại gì, loại nào?
- How many: Bao nhiêu?
Ví dụ: He is handsome boy.
=> Tính từ “handsome” (đẹp trai) được người viết sử dụng để trả lời cho câu hỏi “Which”.
Ngoài ra, tính từ cũng có thể bổ sung ý nghĩa cho đại từ.
Thông thường, tính từ kết thúc bằng các hậu tố như: -al, -ful, -ive, -able, -ous, -cult, -ed, -ing, -ly, -ish.
Ví dụ: cultural, careful, active, comfortable, famous, difficult, selfish, bored, relaxing, daily,…
>>> Bài viết tham khảo: Thi SAT là gì? Những điều bạn nên biết về thi SAT
Phân loại tính từ
Trong tiếng Anh, tính từ được chia thành các loại sau:
- Tính từ dùng để miêu tả tính chất của sự vật. Ví dụ: bad girl, good boy,…
- Tính từ sở hữu: Cho biết danh từ đó thuộc về ai. Ví dụ: My house, my brother, my pen,…
Với các đại từ bất định: Ví dụ one sẽ có hình thức sở hữu là one’s; everyone có tính từ sở hữu là their,…
- Tính từ số mục: Là những từ chỉ số thứ tự hoặc số đếm. Ví dụ: one, three, five, first, second, third,…
- Tính từ chung: là những từ không chỉ rõ vật đó là gì. Ví dụ: every, many, each, all,….
- Tính từ chỉ thị: Là những tính từ đi với danh từ dùng để chỉ cái này, cái kia. Đây là loại tính từ duy nhất thay đổi theo số lượng của danh từ. Ví dụ, “this, that” nếu đi cùng với danh từ số nhiều sẽ đổi thành “these, those”. Bên cạnh đó, “this, these” dùng cho các đối tượng ở gần; còn “that, those” dùng cho các đối tượng ở xa hơn.
- Tính từ liên hệ: Là những tính từ có hình thức giống như đại từ liên hệ. Ví dụ: whatever, whichever,…
- Tính từ nghi vấn: Là những từ dùng để hỏi và được chia làm 2 hình thức chính:
- What: Đi với danh từ chỉ vật, người ở dạng số ít, số nhiều. Trong trường hợp này, what có tác dụng như bổ túc từ và chủ từ.
- Which: Đi với danh từ chỉ vật, người ở dạng số ít, số nhiều; có tác dụng làm bổ túc từ và chủ từ.
Lưu ý: Một số tính từ được sử dụng như danh từ để chỉ một khái niệm hoặc một tập hợp người. Dấu hiệu đặc trưng của những tính từ này là chúng thường có mạo từ “the” đằng trước. Ví dụ: the rich, the poor, the blind,…
Vị trí của tính từ
- Đứng sau động từ tobe
Ví dụ: The competition is so exciting.
- Đứng sau các động từ liên kết
Các động từ liên kết có thể là: tobe (thì, ở, là, bị), seem (dường như, có vẻ như), appear (ra mắt, xuất hiện), look (trông, thấy), smell (ngửi), sound (nghe thấy), taste (thưởng thức, nếm), feel (cảm thấy),…
- Đứng trước danh từ
Sau tính từ là gì? Thông thường, sau tính từ sẽ đứng trước danh từ và có tác dụng bổ nghĩa, cung cấp thông tin chi tiết hơn cho danh từ.
Ví dụ: She ate an enormous pizza. => Ở đây, tính từ “enormous” (to lớn, khổng lồ) có tác dụng bổ nghĩa cho danh từ pizza và thể hiện đây là chiếc bánh pizza rất lớn.
Trong một số trường hợp, tính từ cũng có thể đứng sau danh từ như:
- Tính từ dùng để đánh giá tính chất của đại từ bất định như something, nothing,…
- Có hai hoặc nhiều tính từ được nối với nhau thông qua các liên từ như and, but. Ví dụ: He is both handsome and intelligent.
- Được dùng trong câu diễn tả sự đo lường. Ví dụ: This river is 100km long.
- Tính từ được dùng ở dạng so sánh. Ví dụ: My sister has a laptop bigger than mine.
Thứ tự tính từ trong tiếng Anh
Như chúng ta biết, tính từ trong tiếng Anh được chia thành nhiều loại khác nhau và chúng cũng được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Cụ thể như sau:
- Màu sắc (color) – Nguồn gốc (origin) – Chất liệu (material) – Mục đích (purpose) – Danh từ (Noun).
- Những tính từ chỉ chiều dài, kích cỡ, chiều cao,… sẽ đứng trước các tính từ thuộc nhóm 1 vừa nêu trên.
- Những tính từ thể hiện sự phê phán, thái độ sẽ đặt trước các tính từ còn lại.
Tuy nhiên, thay vì phải học thuộc tất cả những quy tắc trên, bạn có thể ghi nhớ cấu trúc sau: OPSASCOMP.
Trong đó:
- O (opinion): Các tính từ chỉ sự đánh giá, quan điểm như cute, wonderful,…
- S (size): Các tính từ chỉ kích thước của vật như: big, small,…
- A (age): Các tính từ chỉ độ tuổi như: old, young,…
- S (shape): Chỉ hình dạng của vật như: square,…
- C (color): Chỉ màu sắc như black, pink,…
- M (material): Chỉ chất liệu như silk, diamond, wood,…
- P (purpose): Chỉ mục đích như cooking, fishing, cleaning,…
Phân biệt tính từ đuôi -ed và -ing
Thông thường, những tính từ kết thúc bằng đuôi -ed dùng để diễn tả cảm xúc của cá nhân về một sự vật, hiện tượng nào đó. Ngược lại, tính từ đuôi -ing lại diễn tả điều gì đó khiến bạn cảm thấy thế nào.
Ví dụ: I was confused to meet him. (Tôi bối rối khi gặp lại anh ây)
This game is very interesting. (Trò chơi này rất thú vị).
Tính từ ghép là gì?
Là những từ được tạo thành bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều từ lại với nhau và sử dụng như một tính từ duy nhất. Thông thường, tính từ ghép được cấu tạo như sau:
- Danh từ + tính từ như: homesick (nhớ nhà),…
- Tính từ + danh từ như: second – hand (đồ cũ),…
- Danh từ + phân từ như: handmade (làm thủ công, làm bằng tay),…
- Phó từ + phân từ như: well – known (nổi tiếng),…
- Tính từ + tính từ như: easy – going (dễ chịu, thoải mái),…
>>> Bài viết tham khảo: Sân si là gì? Giải nghĩa cụm từ “tham sân si”
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ tính từ là gì trong tiếng Việt và tiếng Anh. Mong rằng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích. Nếu bạn có góp ý hay thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé!
Từ khóa » Tính Từ Riêng Là Gì
-
Thể Loại:Tính Từ Riêng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Danh Từ Riêng Là Gì? Danh Từ Chung Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tính Từ Là Gì? Sau Tính Từ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[CHUẨN NHẤT] Danh Từ Riêng Là Gì? - TopLoigiai
-
CÁC LOẠI TÍNH TỪ TRONG TIẾNG ANH - Langmaster
-
Danh Từ Chung Và Danh Từ Riêng Trong Tiếng Anh Là Gì? - ZIM Academy
-
Tính Từ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Luyện Từ Và Câu: Danh Từ - Danh Từ Chung Và Danh Từ Riêng
-
Luyện Từ Và Câu Lớp 4: Danh Từ Chung Và Danh Từ Riêng
-
Vị Trí Của Tính Từ Trong Câu (Adjectives) - Tiếng Anh Mỗi Ngày
-
Danh Từ Riêng Là Gì? Danh Từ Chung Là Gì? - Blog Thú Vị
-
Phân Biệt Danh Từ Chung Và Danh Từ Riêng Trong Tiếng Anh
-
Tính Từ Là Gì? Cách Dùng Và Vị Trí Của Các Tính Từ Trong Tiếng Anh
-
Mẹo Phân Biệt Danh Từ Và Tính Từ Trong Tiếng Việt Cho Trẻ Tiểu Học