Tính Từ Và Cụm Tính Từ Là Gì? Đặt Câu Ví Dụ ✔️✔️
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu một số thông tin về bài học tính từ và cụm tính từ giúp các em lớp 6 hiểu bài học và sử dụng trong những bài tập trên lớp. Sau đây là thuật ngữ tính từ, cụm tính từ và đặt các câu ví dụ minh họa dễ hiểu nhất.
Nội dung bài viết
- 1 Tính từ, cụm tính từ là gì
- 1.1 Tính từ là gì
- 1.2 Vị trí trong câu
- 1.3 Đặt câu ví dụ
Tính từ, cụm tính từ là gì
Tính từ là gì
Định nghĩa tính từ là những từ loại dùng để chỉ đặc điểm, tính chất sự vật, hiện tượng, hành động. Tính từ có thể dùng chung với các từ ngữ khác để tạo thành cụm tính từ.
Ví dụ: Yêu, thích, ghét, ngọt, đắng, cay…
Tình từ phức tạp và khó xác định bởi nhiều khi tính từ được chuyển từ danh từ, động từ. Tính từ sẽ được chia làm 2 loại:
-Tính từ tự thân: biểu thị về quy mô, màu sắc, phầm chất, âm thanh, hình dáng, mức độ…
Ví dụ tính từ màu sắc: vàng, xanh, đỏ tím…
Ví dụ tính từ phẩm chất: tốt, xấu, keo kiệt, hèn nhát…
-Tính từ không tự thân: không phải là tính từ nhưng được sử dụng với chức năng là tính từ. Để dễ hiểu hơn các bạn xem thêm các ví dụ:
Ví dụ: nhà quê (trong cách sống nhà quê), sắt đá (trong câu trái tim sắt đá), côn đồ (trong câu hành động côn đồ).
=> Danh từ chuyển sang tính từ.
Ví dụ: đả kích (trong tranh đả kích), phản đối (trong thư phản đối), buông thả (trong lối sống buông thả).
=> Động từ chuyển sang tính từ
Trong tiếng Việt còn có tính từ ghép tạo thành bằng việc ghép các tính từ với nhau, động từ với tính từ, danh từ với tính từ.
Cụm tính từ là gì? Cụm tính từ được kết hợp từ tính từ với các từ phổ biến như sẽ, đang, vẫn…cùng rất nhiều các từ ngữ khác.
Ví dụ: sáng vằng vặc; vẫn có màu đỏ chói…
Vị trí trong câu
Trong câu tính từ thường đảm nhận vị trí chủ ngữ, cũng có trường hợp tính từ làm vị ngữ nhưng không phổ biến cho lắm.
Phân loại: tính từ chia làm 2 loại khác nhau đó là:
– Tính từ chỉ các đặc điểm tương đối (thường sẽ kết hợp với từ chỉ mức độ): bé, thấp, cao…
– Tính từ chỉ các đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp cùng từ chỉ mức độ): vàng đậm, đỏ chót, xanh lè…
Cụm tính từ bao gồm tính từ làm vị trí trung tâm và bao gồm các thành phần phụ khác. Cấu tạo gồm có phần phụ trước + trung tâm + phần phụ sau.
Ví dụ: – Quả bóng đang to thêm
=> Phụ trước: đang; trung tâm: to; phụ sau: thêm
– Bầu trời hôm nay cao vời vợi.
=> trung tâm: cao; phụ sau: vời vợi
✅ Xem thêm >>> Ngữ văn 6 Bài 15 Tính từ và cụm tính từĐặt câu ví dụ
Anh ấy chơi cờ rất giỏi, tôi đánh giá cao trình độ của anh ta.
=> “Cao” tính từ chỉ trình độ của người được nói đến.
Mai là bạn của em, cô ấy rất tốt bụng.
=> “Tốt bụng” tính từ chỉ phẩm chất.
Còn rất nhiều các tình từ chỉ sự vật hiện tượng như màu sắc (xanh, đỏ,vàng,cam), kích thước (cao, ngắn, dài, rộng), âm thanh (ồn ào, yên lặng, náo nhiệt), hình dáng (cong, thẳng, tròn,) cách thức (xa, gần)…
Chiếc xe này máy còn tốt lắm.
=> Trong câu “máy còn tốt lắm” có vai trò là vị ngữ và cũng là một cụm chủ – vị. “Máy” làm chủ ngữ, “còn tốt lắm” có vai trò là vị ngữ, cụm chủ – vị có vai trò là vị ngữ trong câu “Chiếc xe này máy còn tốt lắm”.
Luyện tập:
LT1: Đặt 5 câu có sử dụng tính từ, cụm tính từ
– Cô ấy có cái váy rất đẹp
– Hoa hồng hôm nay nở rộ một màu hồng rực
– Nắng buổi trưa rừng rừng một màu vàng chói
– Bầu trời mùa thu trong xanh vời vợi
– Cô người mẫu mặc bộ váy xẻ tà đầy quyến rũ
LT2: Đặt câu sử dụng tính từ chỉ:
– Tính tình: Đó là một cô gái thùy mị, nết na
– Âm thanh: Tiếng sáo diều vi vu trên bầu trời
– Tính cách: Cậu bé ấy tuy nghèo nhưng lại rất hiền lành
– Sắc thái: Cô giáo bước vào nở nụ cười tươi tắn với lũ học trò
LT3: Viết đoạn văn có sử dụng tính từ hoặc cụm tính từ
Cô giáo tôi tên là Hiền. Cô dạy bộ môn Văn. Với tôi, dù đã không còn học cô nữa nhưng cô mãi là người mẹ thứ hai mà tôi luôn kính trọng. Cô không cao nhưng lại có nước da trắng. Cô có một mái tóc dài ngang lưng và óng ả. Tôi thích nhất là đôi mắt cô. Đôi mắt ấy to, tròn và sáng long lanh. Nó càng trở nên sáng và trìu mến mỗi khi cô nhìn lũ học trò chúng tôi. Nó toát lên sự ấm áp và nhiệt huyết của một giáo viên. Không chỉ tận tâm với nghề mà cô còn coi chúng tôi như những đứa con của mình vậy. Trong giảng dạy, cô rất nghiêm khắc nhưng cũng rất hiền và lo cho học sinh. Ai có khó khăn cô đều tâm sự và tìm cách giải quyết. Vì vậy, chúng tôi rất yêu quý cô và luôn coi cô là người mẹ hiền thứ hai vậy.
– Các tính từ: trắng, óng ả, to, tròn, trìu mến, ấm áp, nhiệt huyết, tận tâm
– Các cụm tính từ: không cao, dài ngang lưng, sáng long lanh, rất nghiêm khắc, rất hiền, rất yêu quý
» Tình thái từ là gì
» Câu cầu khiến là gì
Thuật Ngữ -Khái niệm câu cám thán? một số ví dụ về câu cảm thán
Tình thái từ là gì? Chức năng và ví dụ tình thái từ
Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ câu cầu khiến
Số từ là gì? Lượng từ là gì? Các ví dụ dễ hiểu
Trợ từ thán từ là gì? Vai trò trong câu và các ví dụ
Chỉ từ là gì? Khái niệm vai trò trong câu & ví dụ
Từ khóa » Ví Dụ Tính Từ Làm Chủ Ngữ
-
Đặt 5 Câu Có Tính Từ Làm Chủ Ngữ - Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 - Lazi
-
Đặt Câu Có Chủ Ngữ Là Tính Từ - Nguyễn Thủy - HOC247
-
Chủ Ngữ Trong Tiếng Anh: 3 Dạng Chính Trong Câu Cần Nhớ
-
Chủ Ngữ Là Gì ? Cho Ví Dụ Minh Họa ? Bài Tập ? Tiếng Việt Lớp 4
-
Tính Từ Và Cụm Tính Từ Lớp 6 Ngữ Văn - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chủ Ngữ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Lấy Một Ví Dụ : + Động Từ Làm Chủ Ngữ + Danh Từ Làm Chủ ... - Hoc24
-
Thế Nào Là Chủ Ngữ, Vị Ngữ, Trạng Ngữ, Bổ Ngữ, định Ngữ
-
Đại Từ Nhân Xưng Chủ Ngữ Và Tân Ngữ - Tiếng Anh Mỗi Ngày
-
Cấu Trúc Của Chủ Ngữ
-
Ngữ Pháp - Tính Từ - TFlat
-
Vị Trí Của Tính Từ Trong Câu (Adjectives) - Tiếng Anh Mỗi Ngày
-
Tính Từ Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của Tính Từ Là Gì? Cho Ví Dụ