TOP 40 Câu Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 (có đáp án 2022)

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

I. NHẬN BIẾT.

Câu 1. Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở có sự ủng hộ của

A. toàn bộ Hoàng tộc.

B. triều đình Mãn Thanh.

C. đông đảo nhân dân trong cả nước.

D. quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân (SGK Lịch sử 11- Trang 126)

Câu 2. Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?

A. Phan Thanh Giản.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Phan Đình Phùng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là Tôn Thất Thuyết (SGK Lịch sử 11- Trang 125)

Câu 3. Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.

D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (SGK Lịch sử- Trang 126)

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương (SGK Lịch sử- Trang 131).

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương.

Câu 6. Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp giai đoạn 1885-1888?

A. Cao Thắng.

B. Trương Định.

C. Đề Thám.

D. Phan Đình Phùng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Giai đoạn 1885-1888 Cao Thắng là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp.

Câu 7. Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai?

A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.

B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.

C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Phan Đình Phùng và Cao Thắng là 2 vị lãnh đạo của khởi nghĩa Hương Khê (SGK Lịch sử 11- Trang 132).

Câu 8. Lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình là ai?

A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.

B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.

C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

D. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Lãnh đạo khởi nghĩa Ba Đình là Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

Câu 9. Lực lượng nào tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế?

A. Công nhân.

B. Tư sản dân tộc.

C. Nông dân.

D. Tiểu tư sản.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Nông dân lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế (SGK Lịch sử 11- Trang 134).

Câu 10. Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế là ai?

A. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

B. Đề Nắm, Đề Thám.

C. Cao Thắng, Tôn Thất Thuyết.

D. Đề Thám, Cao Thắng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế là ai Đề Nắm, Đề Thám (SGK Lịch sử 11- Trang 134).

Câu 11. Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu?

A. Kinh đô Huế.

B. Căn cứ Ba Đình.

C. Căn cứ Tân sở (Quảng Trị).

D. Đồn Mang Cá(Huế).

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Tại căn cứ Tân sở (Quảng Trị) Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương (SGK Lịch sử 11- Trang 125).

Câu 12. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là

A. khởi nghĩa Ba Đình.

B. khởi nghĩa Hương Khê.

C. khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì : có lãnh đạo tài giỏi, thời gian diễn ra lâu dài; địa bàn hoạt động rộng; đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề

II. Thông hiểu

Câu 13. “Cần vương” có nghĩa là

A. giúp vua cứu nước.

B. những điều bậc quân vương cần làm.

C. đứng lên cứu nước.

D. chống Pháp xâm lược.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

“Cần vương” có nghĩa là giúp vua cứu nước.

Câu 14. Đâu không phải là nội dung của chiếu Cần vương?

A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến.

C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

D. Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Chiếu Cần vương không kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền.

Câu 15. Vì sao phong trào Cần vương phát triển qua hai giai đoạn?

A. Do Tôn Thất Thuyết bị bắt.

B. Do vua Hàm Nghi bị bắt.

C. Do Phan Đình Phùng hi sinh.

D. Do Cao Thắng hi sinh

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Do vua Hàm Nghi bị bắt nên phong trào Cần vương phát triển qua hai giai đoạn (SGK Lịch sử 11- Trang 126)

Câu 16. Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra.

B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.

C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.

D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế là: chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp,tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp (SGK Lịch sử 11- Trang 133).

Câu 17. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa Hương Khê.

B. khởi nghĩa Ba Đình.

C. khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. khởi nghĩa Yên Thế.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 18. Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

A. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

B. Thực dân Pháp phế truất vua Hàm Nghi, tiêu diệt phái chủ chiến.

C. Phái chủ chiến đã xây dựng được lực lượng kháng chiến, đủ sức đương đầu với Pháp.

D. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược sâu sắc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là: thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

Câu 19. Trong thời gian hòa hoãn với Pháp (1898 - 1908), căn cứ Phồn Xương của nghĩa quân Yên Thế đã trở thành

A. trung tâm của các cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở Trung Kì.

B. nơi tụ họp của tướng lĩnh và nghĩa binh trong phong trào Cần vương.

C. trung tâm của cuộc vận động chống thuế ở Trung Kì.

D. nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Trong thời gian hòa hoãn với Pháp (1898 - 1908), căn cứ Phồn Xương của nghĩa quân Yên Thế đã trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về.

Câu 20. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là khởi nghĩa nông dân Yên Thế (SGK Lịch sử 11- Trang 133)

Câu 21. Ý nào không đúng với đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê?

A. Địa bàn hoạt động khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì.

B. Kéo dài 11 năm, từ năm 1885 đến năm 1896.

C. Chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp.

D. Giành thắng lợi, khôi phục được nền độc lập.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê không giành được thắng lợi.

Câu 22. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

A. Làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.

B. Góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.

C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

D. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam vào năm 1884.

Câu 23. Cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào cần vương có địa bàn hoạt động rộng lớn nhất?

A.Yên Thế.

B. Hương Khê.

C. Bãi Sậy.

D. Ba Đình.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê có địa bàn hoạt động rộng lớn nhất (ở 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà TĨnh, Quảng Bình).

III. Vận dụng

Câu 24. So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác biệt?

A. Đặt dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh nông dân.

B. Là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến.

C. Giành thắng lợi, nền độc lập dân tộc được khôi phục.

D. Đặt dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, khởi nghĩa Yên Thế có điểm khác biệt là: đặt dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh nông dân.

Câu 25. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế đều

A. đặt dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh nông dân.

B. là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến.

C. giành thắng lợi, nền độc lập dân tộc được khôi phục.

D. đặt dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến.

Câu 26. Nội dung nào không phản ánh đúng về khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)?

A. Có sự đan xen giữa chiến đấu với hòa hoãn tạm thời.

B. Chịu sự chi phối sâu sắc bởi chiếu Cần vương.

C. Dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ chiến đấu.

D. Là phong trào đấu tranh yêu nước thuộc phạm trù phong kiến.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối bởi chiếu Cần vương.

Câu 27. Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là

A. vận dụng linh hoạt lối đánh du kích.

B. có sự đan xen giữa đánh với hòa hoãn tạm thời.

C. thu hút đông đảo nông dân tham gia.

D. dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là có sự đan xen giữa đánh với hòa hoãn tạm thời.

Câu 28. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

A. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo và đường lối đấu tranh đúng đắn.

B. Thực dân Pháp có ưu thế vượt trội hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.

C. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết.

D. Phong trào Cần vương không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

- Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896):

+ Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo và đường lối đấu tranh đúng đắn.

+ Thực dân Pháp có ưu thế vượt trội hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.

+ Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết.

Câu 29: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo?

A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng

B. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế

C. Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn

D. Phạm Bành, Cầm Bá Thước

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 30: "Cần vương” có nghĩa là:

A. giúp vua cứu nước.

B. những điều bậc quân vương cần làm.

C. đứng lên cứu nước.

D. chống Pháp xâm lược.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 31: Đâu không phải là nội dung của chiếu Cần vương?

A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi.

C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quôc gia phong kiến.

D. Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 32: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu?

A. Kinh đô Huế.

B. Căn cứ Ba Đình.

C. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

D. Đồn Mang Cá (Huế).

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 33: Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do Tôn Thât Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi ban ra.

B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.

C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.

D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 34: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?

A. Cao Điền và Tống Duy Tân

B. Tống Duy Tân và Cao Thắng

C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 35: Tuy đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp vẫn gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Nam K

B. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân trong cả nước

C. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Trung Kì

D. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở Bắc Kì

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 36: Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thấ Thuyết đã làm gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

C. Bổ sung lực lượng quân sự

D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 37: Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là

A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến

B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến

C. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội

D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 38: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, Thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào:

A. Một số quan lại yêu nước.

B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước.

C. Nhân dân yêu nước ở Trung Kì.

D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 39: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dải nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:

A. khởi nghĩa Hương Khê.

B. khởi nghĩa Ba Đình.

C. khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 40: Ý nào không đúng với nội dung của khởi nghĩa Hương Khê?

A. Có lãnh đạo tài giỏi.

B. Có nhiêu trận đánh nổi tiếng.

C. Có căn cứ địa vững chắc.

D. Có vũ khí tối tân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) có đáp án

Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 21 Trắc Nghiệm