Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21: Phong Trào Yêu Nước ... - Tech12h

Câu 1: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương

  • A. Chấm dứt hoạt động
  • B. Chỉ hoạt động cầm chừng
  • C. Vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ
  • D. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn

Câu 2: Ý nghĩa của phong trào Cần vương là

  • A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam
  • B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập
  • C. Thổi bùng lên ngọn lửa đáu tranh cứu nước trong nhân dân
  • D. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

  • A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp
  • B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ
  • C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
  • D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Câu 4: Đặc điểm của phong trào Cần vương là

  • A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến
  • B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
  • C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
  • D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 5: Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở:

  • A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.
  • B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
  • C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước.
  • D. có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đồng đảo nhân dân.

Câu 6: Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?

  • A. Phan Thanh Giản.
  • B. Nguyễn Trường Tộ.
  • C. Tôn Thất Thuyết.
  • D. Phan Đình Phùng.

Câu 7: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của al?

  • A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
  • B. Hàm Nghị và Tôn Thất Thuyết.
  • C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
  • D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.

Câu 8: Cuộc khởi nghiã Bãi Sậy là do ai lãnh đạo?

  • A. Đinh Công Tráng
  • B. Nguyễn Thiện Thuật
  • C. Phan Đình Phùng
  • D. Đinh Gia Quế

Câu 9: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo?

  • A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng
  • B. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế
  • C. Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn
  • D. Phạm Bành, Cầm Bá Thước

Câu 10: "Cần vương” có nghĩa là:

  • A. giúp vua cứu nước.
  • B. những điều bậc quân vương cần làm.
  • C. đứng lên cứu nước.
  • D. chống Pháp xâm lược.

Câu 11: Đâu không phải là nội dung của chiếu Cần vương?

  • A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
  • B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi.
  • C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quôc gia phong kiến.
  • D. Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền.

Câu 12: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu?

  • A. Kinh đô Huế.
  • B. Căn cứ Ba Đình.
  • C. Căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).
  • D. Đồn Mang Cá (Huế).

Câu 13: Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

  • A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do Tôn Thât Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi ban ra.
  • B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.
  • C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.
  • D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp.

Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?

  • A. Cao Điền và Tống Duy Tân
  • B. Tống Duy Tân và Cao Thắng
  • C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
  • D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 15: Tuy đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp vẫn gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

  • A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Nam K
  • B. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân trong cả nước
  • C. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Trung Kì
  • D. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở Bắc Kì

Câu 16: Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thấ Thuyết đã làm gì?

  • A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)
  • B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
  • C. Bổ sung lực lượng quân sự
  • D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Câu 17: Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là

  • A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến
  • B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến
  • C. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội
  • D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp

Câu 18: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, Thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào:

  • A. Một số quan lại yêu nước.
  • B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước.
  • C. Nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
  • D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dải nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:

  • A. khởi nghĩa Hương Khê.
  • B. khởi nghĩa Ba Đình.
  • C. khởi nghĩa Bãi Sậy.
  • D. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

Câu 20: Ý nào không đúng với nội dung của khởi nghĩa Hương Khê?

  • A. Có lãnh đạo tài giỏi.
  • B. Có nhiêu trận đánh nổi tiếng.
  • C. Có căn cứ địa vững chắc.
  • D. Có vũ khí tối tân.

Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 21 Trắc Nghiệm