Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 Có đáp án Hay Nhất - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 21 (có đáp án) Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIXhay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Lịch sử 11.
Mục lục nội dung Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 21 (có đáp án)Hệ thống kiến thức Lịch sử 11 bài 21Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 21 (có đáp án)
Câu 1: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương
A. Chấm dứt hoạt động
B. Chỉ hoạt động cầm chừng
C. Vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ
D. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp
B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
Câu 3: Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự
B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa
Câu 4: Giai đoạn từ 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Câu 5: Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân đã mở rộng hoạt động sang vùng nào?
A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng
B. Phủ Lạng Thương
C. Tiên Lữ (Hưng Yên)
D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương
Câu 6: Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương
B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn
C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương
D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
Câu 7: Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở:
A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.
B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
C. có sự ủng hộ của binh lính
D. có sự ủng hộ của nhân dân và quan lại chủ chiến.
Câu 8: Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế diễn ra vào:
Â. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 5 năm 1885.
B. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 6 năm 1885.
C. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885.
D. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 8 năm 1885.
Câu 9: Trước khi trở thành lãnh tụ của khởi nghĩa, Phan Đình Phùng đã giữ chức vụ gì trong triều đình:
A. Tri huyện.
B. Thừa biện Bộ Lễ.
C. Quan Ngự sử.
D. Thượng thư Bộ Binh.
Câu 10: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế:
A. Muốn giúp vua cứu nước.
B. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.
C. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.
D. Căm thù Pháp,chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 11: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương:
A. Muốn giúp vua cứu nước.
B. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.
C. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.
D. Căm thù Pháp,chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 12: Phong trào nào sau đây không được xem là phong trào Cần Vương:
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Hương Khê
D. Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 13: Trong các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX, phong trào kéo dài lâu nhất là:
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Hương Khê
D. Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 14: Phong trào nào sau đây được xem là phong trào Cần Vương tiêu biểu:
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Hương Khê
D. Khởi nghĩa Yên Thế
Câu 15: Phong trào Cần Vương diễn ra trong thời gian:
A. 1885-1895
B. 1880-1895
C. 1885-1896
D. 1885-1895
Câu 16: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) là:
A. Đinh Gia Quế về sau là Nguyễn Thiện Thuật
B. Phan Đình Phùng.
C. Hoàng Hoa Thám.
D. Phạm Bành và Đinh Công Tráng
Câu 17: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là:
A. Đinh Gia Quế về sau là Nguyễn Thiện Thuật
B. Phan Đình Phùng
C. Hoàng Hoa Thám
D. Phạm Bành và Đinh Công Tráng
Hệ thống kiến thức Lịch sử 11 bài 21
I. Phong trào Cần Vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần vương
a, Nguyên nhân
- Sau hai Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884), Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.
b, Diễn biến
- Đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị thiếu chu đáo, sức chiến đấu của ta nhanh chóng giảm sút.
- Sáng ngày 5/7, Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tam cung chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến.
=> Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt.
*Tính chất: phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX
1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
2. Phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX (Khởi nghĩa Yên Thế, 1884 - 1913)
a, Nguyên nhân:
- Kinh tế nông nghiệp sa sút đời sống nhân dân khó khắn => một bộ phận phiêu tán lên Yên Thế => sẵn sàng đầu tranh bảo vệ cuộc sống của mình
- Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm => nhân dân Yên thế nổi dậy đấu tranh
b, Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám
c, Căn cứ: Yên Thế (Bắc Giang)
d, Hoạt động chủ yếu:
- Từ 1884 – 1892: do Đề Nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế.
- Từ 1893 – 1897: do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp hai lần, nghĩa quân làm chủ bốn tổng ở Bắc Giang.
- Từ 1898 – 1908: Căn cứ trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước.
- Từ 1909 – 1913: Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục.
e, Kết quả, ý nghĩa:
- Kết quả: Ngày 10/02/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Đóng vai trò là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản), khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc.
Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 21 Trắc Nghiệm
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 (có đáp án): Phong Trào Yêu Nước ...
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21: Phong Trào Yêu Nước ... - Tech12h
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 11 Bài 21
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 (có đáp án): Phong Trào ... - Haylamdo
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 (có đáp án): Phong Trào Yêu Nước ...
-
TOP 40 Câu Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 (có đáp án 2022)
-
Trắc Nghiệm Sử 11 Bài 21 (Có đáp án)
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 Có đáp án: Các Cuộc Khởi Nghĩa Tiêu ...
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 Có đáp án Năm 2021
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21: Phong Trào Yêu Nước ... - Khoa Học
-
Tải Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 11: Bài 21 - Phong Trào Yêu ...
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 (có đáp án): Phong T... - CungHocVui
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 21 Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp ...