Trách Nhiệm Pháp Lý Chủ Quan Trong Luật Quốc Tế - Tài Liệu đại Học

Tài liệu đại học Toggle navigation
  • Miễn phí (current)
  • Danh mục
    • Khoa học kỹ thuật
    • Công nghệ thông tin
    • Kinh tế, Tài chính, Kế toán
    • Văn hóa, Xã hội
    • Ngoại ngữ
    • Văn học, Báo chí
    • Kiến trúc, xây dựng
    • Sư phạm
    • Khoa học Tự nhiên
    • Luật
    • Y Dược, Công nghệ thực phẩm
    • Nông Lâm Thủy sản
    • Ôn thi Đại học, THPT
    • Đại cương
    • Tài liệu khác
    • Luận văn tổng hợp
    • Nông Lâm
    • Nông nghiệp
    • Luận văn luận án
    • Văn mẫu
  • Tài liệu khác
  1. Home
  2. Tài liệu khác
  3. Trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế
Trich dan Trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế - pdf 13 Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦUA) Khái niệm chung về trách nhiệm pháp lý quốc tế:I) Định nghĩa và bản chất của trách nhiệm pháp lý quốc tế:II) Chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế:III) Các hành vi làm phát sinh quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế:B) Trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế:I) Khái niệm và ý nghĩa:1) Khái niệm trách nhiệm pháp lý chủ quan:2) Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý chủ quan:II) Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý chủ quan:1) Cơ sở pháp lý:2) Cơ sở thực tiễn:a) Có hành vi trái pháp luật quốc tế:b) Có thiệt hại xảy ra:c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:III) Hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan:1) Trách nhiệm vật chất và các hình thức tương ứng:a) Trách nhiệm vật chất:b) Các hình thức thực hiện trách nhiệm:2) Trách nhiệm phi vật chất và các hình thức tương ứng:a) Trách nhiệm phi vật chất:b) Các hình thức thực hiện:IV) Các căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế:C) Thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý chủ quan trong Luật quốc tế:LỜI MỞ ĐẦU Trách nhiệm pháp lý chủ quan là một nội dung quan trọng trong chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trong thực tiễn quốc tế hiện nay, khi mà thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các quốc gia đang ngày càng vươn lên khẳng định vị thế của mình,việc tìm hiểu và nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo quyền lợi của từng quốc gia và lợi ích chung của toàn nhân loại. Ngoài ra, việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện trách nhiệm pháp lý chủ quan cũng có một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này.A) Khái niệm chung về trách nhiệm pháp lý quốc tế:I) Định nghĩa và bản chất của trách nhiệm pháp lý quốc tế: Trách nhiệm pháp lý quốc tế là hậu quả pháp lý phát sinh đối với chủ thể của luật quốc tế, bao gồm nhiệm vụ của bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất hay phi vật chất và quyền của bên bị hại yêu cầu bên gây hại bồi thường hay tự gánh chịu những chế tài nhất định trong khuôn khổ pháp luật quốc tế. Bản chất của trách nhiệm pháp lý quốc tế trong khoa học luật quốc tế được thể hiện như sau:- Trách nhiệm pháp lý quốc tế là công cụ pháp lý quan trọng đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm pháp luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế.- Có ý nghĩa răn đe đối với các chủ thể có hành vi vi phạm.- Nhằm khôi phục và lập lại các quyền cũng như trật tự pháp lý quốc tế bị xâm hại.- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác đồng thời đảm bảo cho luật quốc tế được thực hiện nghiêm túc trong thực tế.II) Chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế: Chủ thể quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế là chủ thể của luật quốc tế, bao gồm chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế và các chủ thể thực hiện truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trong số các chủ thể của trách nhiệm pháp lý quốc tế nói chung, quốc gia là chủ thể phải chịu trách nhiệm về những hành vi nhất định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, không phụ thuộc vào việc họ ở trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Quốc gia phải gánh chịu trách nhiệm về những hành vi của cơ quan nhà nước, cả trong trường hợp cơ quan hay người thay mặt các cơ quan đó lạm dụng chức vụ hay hoạt động vượt quá thẩm quyền, gây thiệt hại cho chủ thể khác của luật quốc tế. Đối với hành vi của cá nhân là công dân của quốc gia thì trách nhiệm pháp lý quốc tế của một quốc gia sẽ được đặt ra khi có cơ sở để khẳng định rằng quốc gia đã không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết để trừng trị cá nhân vi phạm hay giữ gìn trật tự công cộngn theo yêu cầu của pháp luật nói chung. Luật quốc tế cũng quy định rõ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân có hành vi vi phạm luật quốc tế, đe dọa hòa bình hay làm ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế. Địa vị pháp lý của cá nhân không là cơ sở để loại bỏ trách nhiệm hình sự của những người này, khi cá nhân đó có hành vi vi phạm mang tính chất là tội ác quốc tế.III) Các hành vi làm phát sinh quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế:*) Hành vi vi phạm pháp luật quốc tế: Là những hành vi bất hợp pháp theo quy định của Luật quốc tế được thể hiện bằng những hình thức hành động hay không hành động. Bao gồm hai loại hành vi là Hành vi tội ác quốc tế và hành vi vi phạm pháp luật quốc tế thông thường.*) Hành vi không vi phạm pháp luật quốc tế: Trong khoa học Luật quốc tế, hành vi không vi phạm pháp luật quốc tế còn gọi là hành vì mà luật quốc tế không cấm.B) Trách nhiệm pháp lý chủ quan trong luật quốc tế:I) Khái niệm và ý nghĩa:1) Khái niệm trách nhiệm pháp lý chủ quan: Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan là hậu quả pháp lý quốc tế phát sinh với chủ thể của luật quốc tế từ hành vi trái pháp luật gây ra các thiệt hại cho các chủ thể khác của luật quốc tế, bao gồm: nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại bằng vật chất hay phi vật chất và nghĩa vụ gánh chịu những chế tài nhất định do cộng đồng quốc tế thực hiện trong từng trường hợp cụ thể nhất định.2) Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý chủ quan:- Tạo ra các cơ chế đảm bảo và thực thi luật quốc tế một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ, không thiếu mà cũng không thừa.- Bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể luật quốc tế không bị xâm hại bất hợp pháp.- Khắc phục các thiệt hại xảy ra do các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.II) Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý chủ quan:1) Cơ sở pháp lý: Xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của chủ thể luật quốc tế là dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật về hành vi do chủ thể thực hiện bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Các quy định này được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, tập quán pháp, quyết định của tòa án và trọng tài quốc tê, các văn bản bắt buộc của tổ chức quốc tế và văn bản đơn phương của quốc gia. Nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm pháp lý của các quốc gia có thể xuất phát từ các văn bản áp dụng pháp luật. Ví dụ, trong các quyết định của Tòa án quốc tế, Tòa xác định hành vi vi phạm pháp luật, xác định các loại và hình thức trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia vi phạm. Trường hợp đó, Tòa không tạo ra các quy phạm mới nhưng trong quyết định của Tòa chứa đựng các nghĩa vụ cụ thể của quốc gia vi phạm và quyền của quốc gia bị thiệt hại. Trong một số trường hợp xác định, các văn bản đơn phương của các quốc gia cũng có thể là cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Các văn bản đơn phương ghi nhận cam kết tự nguyện của quốc gia ban hành đã được các quốc gia khác thừa nhận. Ví dụ: quốc gia tuyên bố về quyền tự do quá cảnh qua lãnh thổ của mình, xác định chiều rộng lãnh hải, cho phép các tàu nước ngoài vào đánh bắt cá ở vùng đặc quyền kinh tế. Trong các trường hợp như vậy, quốc gia không thể cấm các quyền đó của các quốc gia khác, nếu không có thông báo trước một cách hợp lý về việc đình chỉ cam kết đơn phương.2) Cơ sở thực tiễn:a) Có hành vi trái pháp luật quốc tế: Là hành vi vi phạm các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, vi phạm các nghĩa vụ quốc tế, không thực hiện hay thực hiện không đúng các cam kết quốc tế, kể cả việc không thực hiện những hành vi cần thực hiện theo đúng quy định của luật quốc tế nhằm ngăn ngừa, trừng trị kẻ vi phạm. Về phương diện khách quan, tính trái pháp luật quốc tế được biểu hiện ở sự mâu thuẫn giữa hành vi xử sự của chủ thể luật quốc tế so với các quy định của luật này. Như vậy, hành vi trái pháp luật sẽ xuất hiện trọng trường hợp, khi chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ quốc tế của mình, gây ra hậu quả thiệt hại về lợi ích vật chất hay tinh thần cho chủ thể khác.WPL6i6SBtnXDi5l Yêu cầu Download Tài liệu, ebook tham khảo khác
  • Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu EU
  • Tiểu luận Diễn đàn khu vực ASEAN – ARF (ASEAN Regional Forum)
  • Tìm hiểu Cuộc khủng hoảng Nga năm 1998
  • Tiểu luận Qúa trình xâm lược và đô hộ các nước châu Á của các đế quốc thực dân phương tây
  • Tiểu luận Những điểm đặc sắc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của bộ quốc triều hình luật
  • Tiểu luận Chiến lược mở rộng sang phía Đông của Liên minh châu Âu và những ảnh hưởng của nó đến nước Nga
  • Khủng hoảng tài chính Mỹ - Nguyên nhân và sự ảnh hưởng đến Việt Nam
  • Tiểu luận Chủ thể của tư pháp quốc tế
  • Những quy định về thừa kế tài sản hương hỏa trong Quốc triều hình luật
  • Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI
Hệ thống tự động tổng hợp link tải tài liệu, ebook miễn phí cho các bạn sinh viên tham khảo.

Học thêm

  • Nhờ tải tài liệu
  • Từ điển Nhật Việt online
  • Từ điển Hàn Việt online
  • Văn mẫu tuyển chọn
  • Tài liệu Cao học
  • Tài liệu tham khảo
  • Truyện Tiếng Anh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status

Top

Từ khóa » Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý Quốc Tế