Triển Vọng Kinh Doanh Của Ngành Dệt May Trong Năm 2020
Có thể bạn quan tâm
Dệt, may là ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất và phân phối sản phẩm may mặc tới người tiêu dùng. Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt trong cuộc sống, sinh hoạt của người dân; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội. Ngoài ra ngành dệt may còn thúc đẩy phát triển và là đầu vào cho nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ …
Ngành công nghiệp dệt, may trong những năm gần đây đã có những bước tiến tích cực, tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt bình quân giai đoạn 2012-2020 đạt 11,8%/năm (các năm có tốc độ tăng cao trên 10% là: năm 2013 tăng 21%; năm 2014 tăng 19,7%; năm 2015 tăng 14%; năm 2016 tăng 16,9%; năm 2018 tăng 12,5% và năm 2019 tăng 10,9%). Một số thương hiệu may mặc được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước như: May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đông Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi An Phước… Những thương hiệu này không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn giúp ngành Dệt may Việt Nam tạo dựng tên tuổi trên thị trường nước ngoài. Năm 2020, ngành Dệt may, giày dép, túi xách, sản xuất trang phục là những ngành chịu tác động tiêu cực và kéo dài nhất của dịch Covid-19. Chỉ số IIP ngành dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch. Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên ngành dệt may cần phải tìm cách tồn tại, phát triển phù hợp với bối cảnh mới.
Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại. Các nền kinh tế lớn trên thế giới triển khai tiêm phòng vắc xin để phòng dịch Covid-19, đồng thời từng bước mở cửa trở lại để khôi phục kinh tế. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đi vào thực thi. Đặc biệt, các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều dấu hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp dệt may hiện đã có đơn hàng xuất khẩu đến quý III/2021. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu đối với mặt hàng quần áo tăng mạnh khi kinh tế được phục hồi do dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa.
Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt tháng 6 tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020; ngành sản xuất trang phục lần lượt tăng 3,4% và 7,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất trang phục tăng 8,9%.
Một số sản phẩm trong ngành 6 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng khá như vải dệt từ sợi tự nhiên ước tính đạt 331,2 triệu m2, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo đạt 603,3 triệu m2, tăng 11,7%; quần áo mặc thường đạt 2.294,4 triệu cái, tăng 10,1%.
Sản xuất sản phẩm tăng cao, chỉ số tiêu thụ một số sản phẩm của ngành dệt may ở mức khá so với cùng kỳ năm trước cho thấy nhu cầu về ngành Dệt may được phục hồi. Chỉ số tiêu thụ của ngành dệt trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất trang phục tăng 9,6%.
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt và may mặc 6 tháng đầu năm nay ước tính tăng cao so với cùng kỳ năm trước do các thị trường nhập khẩu của Việt Nam đã mở cửa trở lại để khôi phục kinh tế. Trong đó mặt hàng dệt, may mặc đạt 15,23 tỷ USD, tăng 14,9%; nguyên phụ liệu dệt, may; xơ, sợi dệt các loại đạt 2.611 triệu USD, tăng 62,2%.
Thị trường dệt may toàn cầu đang có xu hướng hồi phục bởi các gói hỗ trợ về kinh tế và thông tin tích cực về triển khai vắc xin phòng dịch Covid-19; nhu cầu các mặt hàng nói chung và may mặc nói riêng đã phần nào hồi phục trở lại. Việc chuyển dịch đơn hàng từ các nước quốc gia cạnh tranh, đặc biệt từ Myanmar giúp cho Việt Nam đón nhận một lượng đơn hàng đột biến ngay từ quý I/2021. Ngoài ra, trong năm 2021, các doanh nghiệp dệt may không gặp phải vấn đề nguồn nguyên liệu bị đứt gãy. Do 63% giá trị nguyên vật liệu dệt may được nhập khẩu từ Trung Quốc[1] nên khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn đáp ứng đơn hàng. Đơn hàng dồi dào, kết hợp với những lợi thế trên thị trường xuất khẩu đã giúp dệt may Việt Nam dần hồi phục với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng theo từng tháng, đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã thích ứng với điều kiện kinh doanh mới. Đặc biệt, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để ngành dệt may chịu được những áp lực của thị trường về chất lượng, điều kiện giao hàng nhanh.
Hiện nay, một số doanh nghiệp dệt, may cho biết các nhà máy dệt may đã kín đơn hàng đến tháng 8 năm 2021. Tình trạng đơn đặt hàng được cải thiện rõ rệt so với cùng thời điểm năm ngoái khi khách hàng ngưng đặt đơn hàng mới và đơn hàng cũ bị hủy/trì hoãn giao. Cập nhật đơn hàng dệt may của một số tập đoàn dệt, may lớn của nước ta như sau[2]:
– Tập đoàn dệt may Việt Nam (VGT): Giá trị đơn hàng kín đến hết tháng 8/2021.
– Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG): Giá trị đơn hàng là 190 triệu USD và tính đến hết tháng 8/2021.
– Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM): Giá trị đơn hàng kín đến tháng 8/2021.
– Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu Bình Thạnh (GIL): Giá trị đơn hàng dự kiến tăng 13% tính đến hết tháng 8/2021.
Trong năm 2021, với kỳ vọng cuộc sống trở lại bình thường, nhu cầu mua sắm của người dân sau một năm bị kìm nén sẽ tăng trưởng trở lại. Điều này giúp các hãng thời trang lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh, từ đó tác động tích cực đến các đơn hàng may truyền thống tại các nhà máy may tại Việt Nam. Tuy vậy, để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải điều chỉnh, bám theo nhu cầu thị trường và chuyển biến nhanh hơn với những biến động thị trường để nắm bắt cơ hội. Thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc xây dựng nguồn cung vải trong nước để khai thác lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA)… Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã khai thác lợi thế sản xuất trong nước để xuất khẩu sang châu Âu, hưởng lợi thế theo EVFTA. Theo các doanh nghiệp, cơ hội tăng xuất khẩu sang châu Âu đã tạo chất xúc tác để các nhà sản xuất nguyên phụ liệu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư nhà máy, chuẩn bị và cung ứng nguyên phụ liệu “made in Vietnam” nhiều hơn.
[1] Theo Tập đoàn dệt may Việt Nam.
[2] Theo Báo cáo ngành dệt, may năm 2021 của Công ty chứng khoán BCS ngày 07/4/2021.
Từ khóa » Dệt May Cuối Năm 2020
-
Một Năm Khởi Sắc Của Sản Xuất Công Nghiệp Dệt May Việt Nam
-
Nửa Cuối Năm 2020 Là Thời điểm Thực Sự Khó Khăn Của Ngành Dệt May
-
Xuất Khẩu Dệt May Trên đà Phục Hồi
-
Ngành Dệt May Xuất Siêu Vẫn Lo Giảm Tăng Trưởng - Báo Đấu Thầu
-
Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Dệt May Năm 2020
-
[DOC] 3. Tình Hình Ngành Dệt May Việt Nam - OSF
-
Dự Báo Tình Hình Thị Trường Dệt May 6 Tháng Cuối Năm 2020
-
Ngành Dệt May Tiếp Tục Gặp Khó Những Tháng Cuối Năm | MBS
-
Xuất Khẩu Dệt May đạt 39 Tỉ USD, Nhiều Doanh Nghiệp Có Lợi Nhuận ...
-
Dệt May Việt Nam 2020: Sụt Giảm Chưa Từng Có Và “cú Ngược Dòng ...
-
Xuất Khẩu Dệt May, Da Giày: Cơ Hội Nào ở Nửa Cuối Năm 2020?
-
Xuất Khẩu Dệt May Cán đích 39 Tỷ USD Bất Chấp Dịch Covid-19 - VOV
-
Dệt May Thực Sự “ngấm đòn” Covid-19
-
Chiến Lược Phát Triển Ngành Dệt May đến Năm 2030