Trung Dung – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Trung Dung (中庸 Zhōng Yóng) là một trong bốn cuốn của bộ Tứ Thư. Ba quyển còn lại là Đại học (大學 Dà Xué), Luận Ngữ (論語 Lùn Yǔ), Mạnh Tử (孟子 Mèng Zǐ).
Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở mộ thiên trong Kinh Lễ. Tử Tư là học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử.
Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo Trung dung để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Thiên Thiên Mệnh sách Trung Dung viết "Mệnh mà trời ban riêng cho từng người thì gọi là tính. Thuận theo tính mà đối nhân xử thế, làm mọi việc thì gọi là đạo. Tu dưỡng theo nguyên tắc của đạo để đối nhân xử thế, làm mọi việc thì gọi là giáo. Đạo là điều mà con người không được xa rời dù chỉ trong giây phút; nếu có thể xa rời được thì không phải là đạo. Vì vậy người quân tử phải hết sức răn mình cẩn thận về những điều không ai nhìn thấy. Không có cái gì dễ hiện ra bằng điều giấu giếm, không có cái gì dễ lộ ra bằng điều nhỏ nhặt. Cho nên người quân tử khi xử thế một mình, từ lời ăn tiếng nói đến việc làm cụ thể càng phải cẩn thận, chu đáo hơn bao giờ hết.[1]".
Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Sách Trung Dung (中庸) viết: "Sinh tri yên hành giả tri dã, học tri lợi hành giả nhân dã, khốn tri miễn hành giả dũng dã = Người nào biết ngay từ bẩm sinh, dễ làm đời, người ấy có sự biết; người nào cần học mới biết được, làm đời có lợi, người ấy có nhân ái; người nào khốn khổ mới biết được, cố gắng trong đời, người ấy có dũng (則生知安行者知也。學知利行者仁也。困知勉行者勇也)". Sách Trung Dung chia làm hai phần:
Phần 1: từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; mức ở được gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi.
Phần 2: từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung dung. Cả hai quyển sách Đại học và Trung Dung trước đây là những thiên trong Kinh Lễ, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách Luận Ngữ và Mạnh Tử thành bộ Tứ Thư.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Đại Học
- Luận Ngữ
- Mạnh Tử
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 45
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikisource có văn bản gốc Hán ngữ liên quan với bài: Trung Dung
| |
---|---|
Tứ thư | Đại Học · Trung Dung · Luận ngữ · Mạnh Tử |
Ngũ kinh | Kinh Thi · Kinh Thư · Kinh Lễ · Kinh Dịch · Kinh Xuân Thu |
Tứ sử | Sử ký · Hán thư · Hậu Hán thư · Tam quốc chí |
Tứ đại danh tác | Tam quốc diễn nghĩa · Thủy hử · Tây du ký · Hồng lâu mộng |
Tứ đại kỳ thư | Tam quốc diễn nghĩa · Thủy hử · Tây du ký · Kim Bình Mai |
Ngũ đại truyền kỳ | Kinh thoa ký · Bạch thố ký · Bái nguyệt đình · Sát cẩu ký · Tì bà ký |
Lục tài tử thư | Nam Hoa kinh · Ly tao · Thủy hử · Sử ký · Đỗ thi · Tây sương ký |
Khác | Tam tự kinh · Nhị thập tứ sử · Nho lâm ngoại sử · Liêu trai chí dị |
Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Giấu Giếm Tiếng Trung Là Gì
-
Giấu Giếm Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Giấu Diếm Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Từ điển Việt Trung "giấu Diếm" - Là Gì?
-
Học 214 Bộ Thủ Tiếng Trung Quốc: Bộ Mục
-
Tra Từ: 隱 - Từ điển Hán Nôm
-
Ý NGHĨA CỦA CHỮ YÊU TRONG TIẾNG TRUNG 愛 - Phồn Thể/ 爱
-
Khẩu Ngữ Thường Dùng Nhất Trong Tiếng Trung ( P4 )
-
Học Bộ Thủ Tiếng Trung: Bộ Hệ 匸 Xǐ
-
Quy Tắc Viết Chữ Hán Trong Tiếng Trung - SHZ
-
Phụ Lục:Danh Mục Bộ Thủ Chữ Hán - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tổng Hợp Những Phát Ngôn Chất Lừ Của Bà Phương Hằng Bằng ...
-
THÀNH NGỮ THƯỜNG DÙNG (P15) - Tiếng Trung Anfa
-
Ý Nghĩa 214 Bộ Thủ Tiếng Trung | Cách đọc & Cách Viết