Từ Cu Li Xuất Hiện Trong Tiếng Việt Từ Khi Nào?

Thursday, 20 June 2013

Từ cu li xuất hiện trong tiếng Việt từ khi nào?

Từ cu li có lẽ đã xuất hiện trên văn bản bằng tiếng Việt từ trước năm 1909: Chực đường có trẻ cu-li (coolie), Kêu đâu sảng đó đem đi lẹ làng. (Nguyễn Liên Phong, 1909:30) Năm 1936 từ cu-li được đưa vào từ điển của Đào Duy Anh (1950:335), cùng nghĩa với phu và tương đương với coolie của tiếng Pháp. Lịch sử của từ coolie trong tiếng Pháp có thể được tóm tắt như sau: Tiền thân của từ coolie trong tiếng Pháp là colles/ coles (mượn từ tiếng Bồ Đào Nha, được dùng trong tiếng Pháp lần đầu năm 1638, chỉ người kuli, một tầng lớp thấp hèn ở vùng Goudjerate/Gujurati thuộc miền Tây Ấn Độ), colys (năm 1666), coulis (năm 1758). Người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên dùng từ coles để ghi nhận nghĩa 1 là người kuli. (năm 1554). Đến năm 1581 thì từ coles của tiếng Bồ có nghĩa thứ hai là phu khuân vác. Người ta chưa rõ vì sao lại có sự chuyển nghĩa này. Do ảnh hưởng quan trọng của Bồ Đào Nha ở châu Á thời đó, các dạng coles (năm 1548), kolis (năm 1584) của tiếng Anh với nghĩa 1 cũng chuyển thành coolie (năm 1638) với nghĩa 2. Có nhiều khả năng từ coolie của tiếng Anh được người Pháp mượn. Từ coolie này (với nghĩa là phu) được sử dụng trong tiếng Pháp lần đầu vào năm 1857, trước khi người Pháp đánh Việt Nam không lâu. Trước đó, để chỉ nghĩa 2 (phu), người Pháp đã dùng koully (1699) và kuli trong tiếng crê-ôn ở đảo Maurice. Từ đầu thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 rất nhiều người Trung Hoa được mộ đi phu ở nước ngoài: sang Mỹ đào vàng, sang Cuba trồng mía... Trong giai đoạn 1847-1862 có năm số phu mộ được lên đến 60 vạn người. Từ coolie vì vậy trở nên rất quen thuộc với người Trung Hoa. Những người phu Trung Hoa đi “hợp tác quốc tế” thời đó được gọi là (pinyin: kǔlì, âm Hán Việt: khổ lực), tiếng Quảng ghi là (âm Việt Bính là gu lei). Nói chung thì phát âm kiểu nào thì cũng na ná với coolie của tiếng Anh. Khi lên kế hoạch đánh Nam Kỳ, do nhu cầu đài tải vũ khí, lương thực, tản thương, đào đắp công sự... Pháp phải mộ cu li Trung Hoa tháp tùng đạo quân viễn chinh. Trong trận đánh đồn Kì Hòa (đại đồn Chí Hòa) sáng 24 tháng 2 năm 1861, có 600 cu li người Trung Hoa đi trong đội hình tấn công. (Léopold Pallu de La Barrière, 1888:62) Người Việt chắc chắn nghe được hai tiếng cu li từ sau trận giặc đó. Và cũng có điều chắc chắn là cả người Pháp và người Trung Hoa cùng góp phần phổ biến từ cu li ở Việt Nam. Do đó rất khó có thể cho rằng cu li chỉ có một nguồn gốc duy nhất là tiếng Pháp.

No comments:

Post a Comment

Newer Post Older Post Home Subscribe to: Post Comments (Atom)

Bài được nhiều người đọc trong tuần

  • Nửa và nữa khác nhau thế nào? Người miền Nam thường gặp nhiều khó khăn khi phải phân biệt hỏi ngã. Cách giải quyết căn bản là dựa vào nghĩa của từ để nhớ mặt chữ: nửa ,...
  • Giấu giếm hay dấu diếm? Có hai từ dấu . Một có nghĩa là yêu (ví dụ: yêu dấu ). Từ kia có nghĩa là vết (ví dụ: dấu vết ). Giấu và giấu giếm đều có nghĩa l...
  • Đã (Nguyễn Vân Phổ - Ngữ Pháp Tiếng Việt: Ngữ Đoạn và Từ Loại, Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2018) Đã Đã là một tác tử tình thái đánh dấu ý nghĩa hiện thực hoặc tính có thật (có tác giả gọi là “đã xảy ra”) xét ở thời điểm quy c...
  • Quốc tế và thế giới khác nhau thế nào? Phân biệt hai từ này không khó.  Cái gì xảy ra giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau thì gọi là quốc tế . Tiếng Anh, tiếng Pháp dùng từ int...
  • Các từ xà bông / xà phòng từ đâu mà ra? Bản nháp (đã sửa chữa mười ba lần ) tạm lưu ở đây . Xin các bạn đọc và góp ý giùm để sửa tiếp vài lần nữa. Cảm ơn rất nhiều.
  • Mắt hay mắc? Các từ điển trước đây chỉ có mắt (Paulus Huình Tịnh Của, 1896b:22; Génibrel, 1898:443 Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:307, Thanh Nghị, 1967:885...
  • Sơ cua hay xơ cua? Sơ cua / xơ cua do secours tiếng Pháp, nghĩa là dự phòng . Trên sách báo xưa nay xơ cua có vẻ bị lép vế. * Xe hơi, của tên...
  • Hồng Công hay Hồng Kông? Viết cách nào cũng được. Cả hai cách viết đều xuất hiện trên sách báo từ đầu thế kỷ 20, hoặc sớm hơn nữa, và đến nay vẫn tiếp tục được d...
  • Giùm hay dùm? Từ điển xưa nay chỉ có giùm , không có dùm . Nhưng hiện nay trên Internet số trang viết sai đã nhiều gấp đôi số trang viết đúng. ...
  • Có phải là mục hạ vô nhân không? Bạch Tuyết nổ chuyện viết luận án tiến sĩ ở đây . Ngay trong mấy phút đầu của video, Bạch Tuyết đã nhắc đến tựa luận án bằng tiếng Anh (dịch...

Chủ đề

ẩm thực (46) An Chi Huệ Thiên (11) ẩn dụ (3) Bắc Bộ (1) bại não (22) Bãi Rác (1) bản thảo (3) Biển Đông (5) bò đỏ (11) Brian Wu (20) Bùi Mạnh Hùng (1) bút danh (1) cải cách ruộng đất (2) Cao Tự Thanh (1) Cao Xuân Hạo (3) cây cỏ (37) chân dung (41) chiến tranh Đông Dương lần 1 (52) chiến tranh Đông Dương lần 2 (50) chiến tranh Đông Dương lần 3 (7) chính sách ngôn ngữ (11) chính tả (62) chơi chữ (3) chữ Quốc Ngữ (17) chú thích (5) chuẩn (1) chuyện nghề (4) cờ bạc (4) cổ sử (32) cổ văn (1) Cô-rô-na (2) Công giáo (4) cú pháp (5) đa nghĩa (2) dân ca (1) đạo văn (1) địa danh (59) dịch thuật (87) Điện Biên Phủ (4) điều tra xã hội học (1) định nghĩa (25) Đỗ Mười (1) đồng âm (6) động vật (4) dư luận viên (13) đường bộ (5) đường sắt (3) ebook (1) ghi (1) ghi chú (538) giải hoặc (19) giáo dục (45) giáo dục lịch sử (14) hải ngoại (29) Hải Phòng (1) Hán Nôm (43) Hồ Chí Minh (34) Hoàng Phê (1) Hoàng Tuấn Công (3) Hội Nhà Văn Việt Nam (1) huyền thoại anh hùng (48) huyền thoại tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp (45) không còn trang gốc (8) kiêng kỵ (2) lá cải (1) Lê Duẩn (4) Lê Đức Thọ (1) lễ hội (1) Lê Thế Mẫu (5) lịch (1) lịch sử cận đại (120) lịch sử hiện đại (302) lịch sử trung đại (2) lịch sử Việt ngữ học (2) liêm chính học thuật (4) Liên Xô (1) lưỡi gỗ (2) lưu manh giả danh trí thức (4) mặc cảm nhược tiểu (1) mại dâm (1) mạng xã hội (2) Mao Trạch Đông (1) Nam Bộ (5) Nam Úc (16) Ngô Đình Diệm (2) ngữ âm (3) ngư nghiệp (1) ngữ pháp chức năng (4) người Chăm (2) người Hoa (16) người trong nghề (1) Nguyễn Ái Quốc (6) Nguyễn Đức Dân (3) Nguyễn Đức Tồn (2) Nguyễn Hữu Quyền (24) Nguyễn Khuyến (1) Nguyễn Ngọc (1) Nguyễn Ngọc Chính (1) Nguyễn Thành Nam (1) Nguyễn Thế Truyền (1) Nguyễn Trung Tú (6) Nguyễn Vân Phổ (1) Nguyễn Văn Vĩnh (1) Nhã Thuyên (3) nhân danh (2) Nhân Văn - Giai Phẩm (3) Phạm Quỳnh (6) Phạm Thị Anh Nga (1) Phạm Thị Hoài (1) Phan Ngọc (1) phân tích diễn ngôn (1) phê bình văn học (1) phiên âm (17) phim ảnh (8) phong cách văn chương (1) phương ngữ (18) quan chế (1) quan hệ Việt Nga (4) quan hệ Việt Trung (12) Sài Gòn xưa (2) sạn (70) sao phỏng ngữ nghĩa (13) su (1) sử học (4) sưu tầm trên mạng (754) Tây Sơn (1) Tây Úc (2) thành ngữ & tục ngữ (19) thể thao (1) Thích Chân Quang (1) Thiên Lương (3) thống kê cú pháp (1) thuật ngữ báo chí (1) thuật ngữ chính trị (13) thuật ngữ cơ khí (11) thuật ngữ Công giáo (17) thuật ngữ dân tộc học (2) thuật ngữ địa chất (2) thuật ngữ điện ảnh (1) thuật ngữ giao thông vận tải (16) thuật ngữ kinh tế & tài chính & ngân hàng (6) thuật ngữ mỏ (1) thuật ngữ ngôn ngữ học (9) thuật ngữ Phật giáo (5) thuật ngữ quân sự (60) thuật ngữ thể thao (4) thuật ngữ thực vật học (16) thuật ngữ tin học (3) thuật ngữ toán học (1) thuật ngữ triết học (3) thuật ngữ vật lý (1) thuật ngữ xây dựng (12) thuật ngữ y dược (5) tiếng chim hót (4) tiếng lóng (2) tiếng Việt trung đại (3) tiểu thuyết lịch sử (4) tình dục & hôn nhân & gia đình (54) Tố Hữu (1) tòa căng-gu-ru (1) tôn giáo (2) trắc địa (1) Trần Kiều Ngọc (5) Trần Nhật Quang (3) trang phục (21) Trung Cộng (2) Trường Chinh (2) truyền hình (1) truyện Kiều (1) từ điển học (63) từ láy (2) tư liệu (34) từ mượn âm (10) từ ngữ cổ (4) từ ngữ nghề nghiệp (2) từ ngữ tân tạo (1) từ nguyên dân gian (35) từ quốc tế (8) từ trắc học (16) Ukraina (14) văn chương (36) văn dĩ tải đạo (7) văn hóa (12) văn học Pháp (1) văn học Việt Nam (2) văn nghệ (8) (1) vệ sinh (1) vẹt (2) vĩ cuồng (2) Việt Nam Cộng Hòa (8) Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1) Việt Nam Quốc Dân Đảng (1) Võ Nguyên Giáp (2) vòng danh lợi (1) Vương Tấn Việt (1) xưng hô (1)

Số lượt khách

Lưu trữ

  • ▼  2013 (402)
    • ▼  June (35)
      • Nhạc của Tây sao ngớ ngẩn vậy?
      • Sao mà lộn xộn quá?
      • CHỮ NHO VỚI NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM - Nguyễn Cảnh Toàn
      • Tánh và Tính (An Chi - Năng Lượng Mới số 220 ,10-5...
      • Chữ quốc ngữ đã được công giáo khai sinh năm 1651 ...
      • Bòng bong che nắng, mã-tà tiên phong (Nguyễn Dư -...
      • Tiền thân của tiếng Tây bồi là gì?
      • Cà phê Saigon ngày xưa (Tâm Triều)
      • ĐÔI NÉT VỀ TỪ CỔ TRONG TƯ LIỆU VĂN BIA CHỮ NÔM - N...
      • L’immigration chinoise et la colonisation du delta...
      • Từ cu li xuất hiện trong tiếng Việt từ khi nào?
      • Đá trứng cá là đá gì?
      • Tiếng Tây bồi là gì?
      • Bồi Tây, họ là ai?
      • Tên làng xã Khánh Hoà hồi đầu thế kỷ XIX qua sưu t...
      • Về Địa Danh Vịnh Vân Phong (Nguyễn Man Nhiên)
      • Trong tiệm nước người Hoa (Lương Minh - T. D)
      • Đá sít là gì?
      • Từ vựng NGHỀ LƯỚI ĐĂNG – Một vốn quý trong kho tàn...
      • Ngữ Phan có biết hệ thống D là gì không?
      • Kỷ lục gia số 2: Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn, người tì...
      • PHẠM QUỲNH DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (...
      • Cường đô la sắp cho Hà Hồ cái gì?
      • Góp thêm một ít tư liệu chung quanh cái chết của P...
      • Vạn Ninh, đất và người (Nguyễn Man Nhiên)
      • Một số liệu quí hiếm về Phạm Quỳnh: Về ngày “Ủy ba...
      • Dấu ba chấm dùng để làm gì?
      • NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI, GIẶC TRUNG ...
      • DIỄN VĂN KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA VI ...
      • BÁO CÁO CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
      • BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VỀ THẮNG LỢI VĨ ĐẠI...
      • Binh chủng xe hỏa là gì?
      • Thư phản hồi cùng tác giả Phạm Quỳnh – một góc nhì...
      • BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG TÁC SỬA CHỮA SAI LẦM VỀ CẢI...
      • Tư liệu của NV Sơn Tùng (Mối thân tình giữa Nguyễn...

Người đọc thường xuyên

Tác giả

  • Dummy French
  • MPT
  • Secret Garden
  • Từ Nguyên Học
  • Từ Trắc Học

Từ khóa » Từ Cu Li Nghĩa Là Gì