Tự điển - Lạp Nguyệt - .vn
Có thể bạn quan tâm
Lạp Nguyệt có nghĩa là:
(臘月、蠟月): tên gọi khác của tháng 12 Âm Lịch. Cách gọi như vậy có liên quan rất lớn với mùa màng tự nhiên, chủ yếu là với việc cúng tế trong năm. Từ lạp (臘) ở đây vốn là tên của một lễ tế cuối năm. Bộ Phong Tục Thông Nghĩa (風俗通義) của Ứng Thiệu (應劭, khoảng 153-196) nhà Hán giải thích rằng: “Hạ viết Gia Bình, Ân viết Thanh Tự, Chu dụng Đại Lạp, Hán cải vi Lạp. Lạp giả, lạp dã, ngôn điền lạp thủ cầm thú, dĩ tế tự kỳ tiên tổ dã (夏曰嘉平、殷曰清祀、周用大蠟、漢改爲臘、臘者、獵也、言田獵取禽獸、以祭祀其先祖也, nhà Hạ gọi là Gia Bình, nhà Ân gọi là Thanh Tự, nhà Chu dùng chữ Đại Lạp, nhà Hán đổi thành Lạp. Lạp nghĩa là săn bắn, tức săn bắn cầm thú, để cúng tế tổ tiên vậy).” Hay cho rằng: “Lạp giả, tiếp dã; tân cố giao tiếp, cố đại tế dĩ báo công dã (臘者、接也、新故交接、故大祭以報功也, Lạp nghĩa là hội họp; vì năm mới nên giao tiếp, cho nên cúng tế lớn để báo công vậy).” Nhân tháng 12 này thường có lễ cúng tế lớn nên được gọi là “Tháng Cúng Tế”. Người Tần gọi lễ Tế Thần vào cuối năm là Lạp. Tháng 12 là tháng cuối cùng của một năm, đúng vào tiết Đông giá buốt. Ngạn ngữ dân gian có câu: “Lạp thất, Lạp Bát, đống trạo hạ ba (臘七、臘八、凍掉下巴, mồng bảy tháng Chạp, mồng 8 tháng Chạp, lạnh buốt xương tủy)”; để diển tả cái lạnh tột cùng âm 20 độ C, mọi công việc đồng án đều phải đình trệ; cho nên tháng Chạp còn được gọi là Đông Nhàn (冬閑, mùa Đông nhàn hạ). Dưới thời nhà Chu, bất luận nhà quan quyền hay bá tánh thường dân, mỗi nhà đều phải cử hành lễ gọi là “tuế chung chi tế (歲終之祭, cúng cuối năm)”, rất long trọng, rầm rộ nhất trong năm; lễ cúng đó gọi là Lạp. Trong tác phẩm Độc Đoán (獨斷), quyển Hạ của Thái Ung (蔡邕, 132-192) nhà Đông Hán có ghi rằng: “Lạp giả, tuế chung đại tế (臘者、歲終大祭, Lạp nghĩa là cúng tế lớn cuối năm).” Hay như tác phẩm Ngọc Chúc Bảo Điển (玉燭寶典) của Đỗ Đài Khanh (杜臺卿, ?-?) nhà Tùy cũng ghi là: “Lạp, nhất tuế chi đại tế (臘、一歲之大祭, Lạp là lễ tế lớn trong một năm).” Kinh Sở Tuế Thời Ký (荊楚歲時記) do Tông Lẫm (宗懍, khoảng 501-565) nhà Lương thời Nam Triều cũng cho rằng: “Khổng Tử sở dĩ dự bồi tân, nhất tuế chi xuất, thạnh ư thử tiết (孔子所以預以陪賓、一歲之出、盛於此節, sở dĩ Khổng Tử chuẩn bị mọi thứ để tiếp khách, nội trong một năm, thịnh hành vào tiết này).” Về thời gian tiến hành cúng tế Lạp, từ thời nhà Chu trở đi, trãi qua các thời đại đều quy định tháng 12, nhưng ngày nào thì trước thời nhà Tần vẫn chưa có ký lục cụ thể. Sau thời nhà Hán, chư vị hoàng đế của các triều đại, nương vào lý luận Ngũ Hành tương sanh, có định ra một ngày Tuất nào đó trong tháng 12, nhưng cũng chẳng thống nhất. Đến thời Nam Bắc Triều (南北朝, 420-589), vua Lương Võ Đế (梁武帝, tại vị 502-549) định Tiết Lạp Nhật (臘日節) là ngày mồng 8 tháng Chạp. Vì ông là người sùng tín Phật Giáo, ngày mồng 8 tháng Chạp cũng đúng vào dịp Phật thành đạo, nên ông kết hợp đồng thời cúng tế tổ tiên, thần linh và đức Phật. Trong Hoàn Khê Duy Nhất Thiền Sư Ngữ Lục (環溪惟一禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 70, No. 1388) quyển Hạ có câu: “Lạp Nguyệt tận thị tuế trừ dạ, minh triêu hựu thị chánh nguyệt nhất, niên khứ niên lai vô tận kỳ (臘月盡是歲除夜、明朝又是正月一、年去年來無盡期, tháng Chạp hết là đêm cuối năm, sáng mai lại là mồng một Tết, xuân đến xuân đi vô cùng tận).” Hay trong Thiền Tông Tụng Cổ Liên Châu Thông Tập (禪宗頌古聯珠通集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1295) quyển 33 có bài Tụng Cổ của Thiền Sư Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文, 1025-1102): “Lạp Nguyệt nhị thập ngũ, kỵ lư bất đả cổ, xuân phong bách thảo sanh, trũng thượng thiêm tân thổ (臘月二十五、騎驢不打鼓、春風百草生、塚上添新土, ngày hai lăm tháng Chạp, cỡi lừa không đánh trống, gió xuân trăm cỏ sinh, trên gò thêm đất mới).”
Trên đây là ý nghĩa của từ Lạp Nguyệt trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.
Từ khóa » Chữ Lạp Có Nghĩa Là Gì
-
Nghĩa Của Tiếng Việt: Lạp Là Hạt, Là Chạp, Là Sáp… - day
-
Tra Từ: Lạp - Từ điển Hán Nôm
-
Lạp - Wiktionary Tiếng Việt
-
Lạp Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Lạp Chữ Nôm Là Gì? - Từ điển Số
-
Nguyên đán Và Lạp Nguyệt
-
Pi (chữ Cái) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảng Chữ Cái Hy Lạp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ông Công, ông Táo Quay Về Hạ Giới Vào Ngày Nào? - Vietnamnet
-
Lắt Léo Chữ Nghĩa: Lạp Xưởng Và Xúc Xích - Báo Thanh Niên