Từ điển Tiếng Việt "vần" - Là Gì?

Từ điển tổng hợp online Từ điển Tiếng Việt"vần" là gì? Anh-Việt Việt-Anh Nga-Việt Việt-Nga Lào-Việt Việt-Lào Trung-Việt Việt-Trung Pháp-Việt Việt-Pháp Hàn-Việt Nhật-Việt Italia-Việt Séc-Việt Tây Ban Nha-Việt Bồ Đào Nha-Việt Đức-Việt Na Uy-Việt Khmer-Việt Việt-Khmer Việt-Việt Tìm

vần

- 1 dt 1. Âm tiết không kể phụ âm đầu, dù là bằng hay trắc đọc giống nhau trong những câu đặt gần nhau của một bài thơ hay một quyển thơ: Trong hai câu đầu Truyện Kiều:"Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài, chữ phận khéo là ghét nhau" ta và là cùng một vần; ở bài thơ Đêm mùa hạ của Nguyễn Khuyến, trong hai câu đầu "tháng tư đầu mùa hạ, tiết trời thực oi ả" hạ và ả cùng một vần . 2. Câu thơ: Gọi là có mấy vần mừng bạn. 3. Sự phân tích các âm tiết trong một câu: Đánh vần. 4. Chữ cái đứng đầu các từ trong một quyển từ điển hay trong một danh sách: Xếp các từ theo vần A, B, C; Đọc danh sách theo thứ tự vần A, B, C. 5. Cung điệu của nhạc: Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương (K).

- 2 đgt 1. Chuyển một vật nặng bằng cách lăn đi: Vần cái cối đá. 2. Xoay nồi cơm trên bếp để cho chín đều: Tiếc thay hạt gạo trắng ngần, đã vo nước đục lại vần than rơm (cd). 3. Gây gian nan, đau khổ cho ai: Hồng quân với khách hồng quần, đã xoay đến thế còn vần chưa tha (K). 4. Chuyển động: Đùng đùng gió giật mây vần (K).

1.Một trong ba thành tố cấu tạo nên cấu trúc âm tiết ở một số ngôn ngữ phương Đông. Đối với tiếng Việt, V là bộ phận không thể thiếu được trong một cấu trúc âm tiết, về vị trí, nó xuất hiện sau thuỷ âm. Hạt nhân của V là âm chính, nơi xuất hiện các nguyên âm, phần kết thúc của V là nơi có thể xuất hiện các phụ âm không bật ra, bao gồm các phụ âm zêrô, hai bán nguyên âm - j và - w và 3 cặp tương liên mũi - miệng: m/p, n/t, ng/k. Phía trước V, tiếp giáp ngay sau thuỷ âm, là giới âm - u -. Trước xu hướng hiện nay, giới âm này đang được thu hẹp dần phạm vi tác dụng. Tiếng Việt gồm 154 V chia thành 4 loại theo yếu tố kết thúc, đó là: V mở (có âm cuối zêrô), V nửa mở (có âm cuối là bán nguyên âm), V nửa khép (có âm cuối là âm mũi) và V khép (có âm cuối là âm tắc miệng). Sự phân loại này là xuất phát từ truyền thống thi pháp Việt - các hiện tượng gieo V trong thi ca.

2. Phần được lặp lại để nối kết và tách biệt các dòng thơ, khổ thơ theo truyền thống. Vd. trong thơ lục bát Việt, chữ thứ sáu của câu lục bắt V với chữ thứ tám của câu bát, chữ thứ tám của câu bát lại bắt V với chữ thứ sáu của câu lục tiếp theo và cứ lặp lại như thế cho đến dòng thơ cuối cùng.

nd.1. Bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt. “An”, “bạn”, “làn”, “tản” cùng có một vần “an”. 2. Hiện tượng lặp lại vần hoặc có vần nghe giống nhau giữa những âm tiết có vị trí nhất định trong câu (thường là câu thơ). Gieo vần. Thơ không vần. 3. Câu thơ. Mấy vần thơ chúc Tết. 4. Tổ hợp các con chữ phụ âm với con chữ nguyên âm, ghép lại với nhau để viết các âm tiết trong Việt ngữ. Ghép vần. Tập đánh vần. 5. Chữ cái đứng đầu một từ về mặt là căn cứ để xếp các từ trong một danh sách. Danh sách xếp theo vần. Vần T của quyển từ điển.nđg.1. Làm di chuyển vật nặng trên mặt nền, bằng cách lăn xoay. Vần chiếc cối đá. 2. Xoay nồi quanh lửa, than để thức ăn trong nồi chín đều. Vần cơm trên bếp. 3. Xoay chuyển mạnh theo chiều hướng. Mây vần gió chuyển. Bị vần cho đến mệt lử. 4. Tác động đến đáng kể, tác hại. Bão lụt cũng chẳng vần gì. Tra câu | Đọc báo tiếng Anh

vần

vần
  • noun
    • rhyme; verse syllable; sound
    • verb
      • to roll
      • (ít dùng) torment
    Lĩnh vực: xây dựng
    rhyme
    streak
    bảng đánh vần ngữ âm (học)
    phonetic spelling table
    chứng lắp vần cuối từ
    logoklony
    đánh vần
    spell
    vần hai phách mạnh
    spondee
    xếp theo vần chữ
    alphabetize

    Từ khóa » Ghép Vần Có Nghĩa Là Gì