Từ Điển - Từ Ba Sinh Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: ba sinh

ba sinh tht. Ba kiếp, ba đời, kiếp trước: Duyên nợ ba-sinh; Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây (K).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
ba sinh - dt. 1. Ba kiếp người: Kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo Ví chăng duyên nợ ba sinh (K) 2. Tình nghĩa vợ chồng Cái nợ ba sinh đã trả rồi (HXHương).
Ba sinh - Ba kiếp luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác của con người là: Quá khứ, hiện thực và Vị lai- Theo Cam Trạch Đạo: Lý Nguyên đời Đường cùng Viên Trạch đến chơi núi Tam Giáp, gặp một người đàn bà gánh vó đi lấy nước giếng. Viên Trạch nói: "Bá đó là nơi thác thân của tôi, 12 năm sau tôi sẽ gặp lại bác tại mé ngoài chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu." Đêm hôm đó Viên Trạch mất. 12 năm sau, Lý Nguyên tìm đến nơi đã hẹn, gặp một đứa trẻ chăn trâu hát rằng: "Tam sinh thạch thương cựu linh hồn... thử thân tuy dị tính trường tồn" (Linh hồn cũ gửi lại ở đá ba sinh, thân này tuy khác nhưng tính vẫn còn mãi như xưa). Lý Nguyên biết đứa trẻ chăn trâu đó chính là Viên Trạch- Duyên nợ ba sinh: Duyên nợ với nhau trong cả 3 kiếp- Kiều:- Vì chăng duyên nợ ba sinh- Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi
ba sinh - ba lần luân chuyển kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinh: duyên nợ gắn bó với nhau nhiều lần
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
ba sinh dt. Đời đời kiếp kiếp có tình duyên gắn bó với nhau, theo quan niệm của đạo Phật (ba sinh gồm ba kiếp là kiếp trước, kiếp hiện tại và kiếp sau): Ví chăng duyên nợ ba sinh (Truyện Kiều).
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
ba sinh dt 1. Ba kiếp người: Kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo: Ví chăng duyên nợ ba sinh (K). 2. Tình nghĩa vợ chồng: Cái nợ ba sinh đã trả rồi (HXHương).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
ba sinh bt. Ba kiếp. Nghĩa rộng là nói nhiều kiếp có duyên với nhau: Vì chăng duyên-nợ ba sinh (Ng-Du).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
ba sinh 1. d. Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. 2. Tình nghĩa vợ chồng: Ví chăng duyên nợ ba sinh, Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi (K).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
ba sinh Ba kiếp, bởi chữ "tam sinh". Nghĩa chung là nói mấy kiếp có duyên với nhau: Ví chăng duyên nợ ba sinh (K).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

ba sinh hương lửa

ba soi

ba-sô

ba sôi hai lạnh

ba sồn

* Tham khảo ngữ cảnh

Chẳng qua duyên nợ ba sinh Mơ màng ngó xuống cõi trần làm chi Hòn gạch vàng lát cửa điện môn Quan đồn tiễn chức , nhẽ khôn lánh mình Đàn nguyệt kia khen ai khéo gẩy tính tình Bốn dây to nhỏ tựa hình mưa sa Bàn cờ kia khen ai khéo đấm tốt ba Lên xe pháo vọt , mã đà sang sông.
BK Chẳng qua duyên nợ ba sinh Mơ màng ngó xuống cõi trần làm chi Hòn gạch vàng lát cửa điện môn Quan đồn tiễn chức , nhẽ khôn lánh mình Đàn nguyệt kia khen ai khéo gảy tính tình Bốn dây to nhỏ tựa hình mưa sa Bàn cờ kia khen ai khéo đánh tốt ba Lên xe pháo vọt , mã đà sang sông Câu thơ nôm có bốn chữ đề.
Chẳng qua duyên nợ ba sinh Mơ màng ngó xuống cõi trần làm chi Hòn gạch vàng lát cửa điện môn Quan đồn tiễn chức , nhẽ khôn lánh mình Đàn nguyệt kia khen ai khéo gẩy tính tình Bốn dây to nhỏ tựa hình mưa sa Bàn cờ kia khen ai khéo đánh tốt ba Lên xe pháo vọt , mã thì sang sông.
000 người. Năm 1940 , trong số những người Pháp sống ở thành phố này có tới một phần ba sinh ra ở đây
Một bước lỗi lầm , riêng cỏ nội hoa hèn thắc mắc ; ba sinh thề ước , có trời cao đất cả chứng tri.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): ba sinh

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Cõi Luân Hồi Hay Duyên Nợ Ba Sinh