Từ Điển - Từ Chặt Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: chặt

chặt đt. Chém mạnh xuống, bắt trên bổ xuống cho đứt: Chặt đầu, chặt thịt // (B) Chém, ăn măt: Quen mà chặt nặng quá.
chặt trt. Chắc, vững, khít-khao: Buộc chặt, thắt chặt, đóng chặt cửa // tt. Ráo, cứng, không sền-sệt hay lỏng: Cứt chặt.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
chặt - 1 đg. Làm đứt ngang ra bằng cách dùng dao, hoặc nói chung vật có lưỡi sắc, giáng mạnh xuống. Chặt cành cây. Chặt tre chẻ lạt. Chặt xiềng (b.).- 2 t. (thường dùng phụ sau đg.). 1 Ở trạng thái đã được làm cho bám sát vào nhau không rời, khó tách nhau ra, khó gỡ ra. Khoá chặt cửa. Lạt mềm buộc chặt (tng.). Thắt chặt tình bạn (b.). Siết chặt hàng ngũ (b.). 2 Rất khít, không còn kẽ hở nào. Đầm đất cho chặt. Ép chặt. Năng nhặt chặt bị (tng.). Bố cục rất chặt (b.). 3 Không để rời khỏi sự theo dõi, không buông lỏng; chặt chẽ. Kiểm soát chặt. Chỉ đạo rất chặt. 4 (kng.). Sít sao, chi li trong sự tính toán, không rộng rãi. Chi tiêu chặt.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
chặt đgt. Chém mạnh xuống cho đứt: chặt cây o chặt bụi tre, đè bụi chuối (tng.).
chặt tt. 1. Vững chắc, khó tách rời nhau, khó tháo gỡ: buộc chặt o đóng đinh thật chặt. 2. Khít đến mức không còn kè hở nào: ép chặt o nhận chặt túi. 3. Nghiêm ngặt, không rời khỏi sự theo dõi: kiểm tra chặt o canh phòng rất chặt. 4. Sít sao, không rộng rãi trong tính toán, chi dùng: chi tiêu rất chặt.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
chặt đgt 1. Dùng dao hay rìu chém đứt theo chiều ngang: Tiều phu chặt cây; Đao phủ chặt đầu 2. Ăn một quân trong cuộc đánh cờ: Chặt con tốt đầu.
chặt trgt 1. Thật chắc, không thể rời ra: Đóng đinh cho chặt, Đậy nút cho chặt 2. Khiến không tung lên được: Chôn chặt văn chương ba thước đất (HXHương) 3. Thật khăng khít: Thắt chặt tình bạn 4. Thật khít khao: Năng nhặt chặt bị (tng) 5. Sát và không sơ hở: Kiểm soát chặt 6. Không buông lỏng: Theo dõi chặt 7. Riết róng, chi li: Chi tiêu rất chặt.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
chặt đt. Chêm mạnh cho đứt: Chặt cây đẳng gỗ.
chặt tt. Vững chắc, không lung lay được: Cột thật chặt. // Buộc chặt.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
chặt đg. 1. Chém mạnh bằng dao hay bằng rìu cho đứt theo chiều ngang: Chặt cây; Chặt đầu. 2. Ăn quân trong cuộc đánh cờ: Chặt con mã.
chặt ph. 1. Vững chắc, không lay được: Đóng đinh cho chặt. 2. Sát và đúng: Lí luận rất chặt. 3. Riết róng; dưới mức cần thiết: Chi tiêu chặt quá.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
chặt Chém mạnh cho đứt: Chặt cây, chặt xương. Văn-liệu: Chặt đầu mà nối lấy đời, Bao nhiêu xương cốt bỏ rơi ngoài đường (câu đố cây mía).
chặt Nói cái gì vững chắc không lay cạy ra được: Đóng đinh thật chặt. Nghĩa bóng: ráo riết.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

chặt bụi tre, nhèbụi chuối

chặt chẽ

chặt chịa

chặt hơn nêm cối

chặt như nêm

* Tham khảo ngữ cảnh

Chiếc áo cánh nhuộm nâu đã bạc màu và vá nhiều chỗ bị ướt đẫm , dán chặt vào lưng nàng.
Tất cả ba mẹ con , người nào cũng muốn cố công , góp sức , không ai muốn ỷ lại vào người khác để được nhàn rỗi nên cách mưu sống hàng ngày cũng bớt phần khó nhọc và cũng vì thế mà giữa ba mẹ con đã có mối tình thương yêu lẫn nhau rất bền chặt .
Như gà mái giữ con lúc con sắp bị quạ bắt , Trác nức nở chạy lại ôm chặt lấy đứa con đang khóc không ra tiếng và nàng chịu bao nhiêu roi đòn trên lưng để che chở cho con.
Đứa con sung sướng bám chặt lấy cổ mẹ nũng nịu : Mua cái thực to cơ ! Cái gia đình nghèo nhưng biết thương yêu , sum họp ấy như khiêu khích Trác.
Nàng nắm chặt lấy tay đứa con như để mượn của nó chút sinh khí để chống lại với cái ghê sợ nàng cảm thấy.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): chặt

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Chặt Có Nghĩa Gì