Từ Điển - Từ Dạ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
Có thể bạn quan tâm
Chữ Nôm Toggle navigation
- Chữ Nôm
- Nghiên cứu Hán Nôm
- Công cụ Hán Nôm
- Tra cứu Hán Nôm
- Từ điển Hán Nôm
- Di sản Hán Nôm
- Thư viện số Hán Nôm
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Truyện Kiều
- Niên biểu lịch sử Việt Nam
- Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
- Từ Điển
- Lịch Vạn Sự
Từ Điển
Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: dạ
dạ | trt. Vâng, tiếng lễ-phép đáp lại lời nói, lời gọi của người tỏ rằng mình đã nghe hoặc tiếng mở đầu mỗi câu nói lễ-phép: Gọi dạ bảo vâng; Trình, thưa, vâng, dạ; Nào khi lên võng xuống dù, Kêu dân dân dạ, bây-giờ dạ dân; Ai kêu ai hú bên sông, Mẹ kêu con dạ, thương chồng phải theo (CD). |
dạ | dt. Cái bụng, cái bao-tử: Bụng mang dạ chửa, bợn dạ, dạ-dày, dạ dưới // (R) Lòng, ý-tứ: Bụng làm dạ chịu; lòng dạ, gan-dạ, phỉ dạ // (B) Trí-óc: Sáng dạ, tối dạ. |
dạ | dt. Đêm, tối: Bán-dạ, trường-dạ // tt. Thuộc về ban đêm: Dạ-lữ-viện, dạ-vũ // trt. Làm về đêm: Dạ-hành, dạ-du. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
dạ | - 1 d. 1 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Bụng con người, về mặt chức năng làm nơi chứa và làm tiêu hoá thức ăn, hoặc chứa thai. No dạ. Người yếu dạ. Bụng mang dạ chửa. 2 Bụng con người, coi là biểu tượng của khả năng nhận thức và ghi nhớ. Sáng dạ*. Ghi vào trong dạ. 3 Bụng con người, coi là biểu tượng của tình cảm, thái độ chủ đạo và kín đáo đối với người, với việc. Mặt người dạ thú. Thay lòng đổi dạ. Thuyền ơi, có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (cd.).- 2 d. Hàng dệt dày bằng lông cừu, có thể pha thêm loại sợi khác, trên mặt có tuyết. Quần áo dạ. Chăn dạ.- 3 I c. 1 Tiếng dùng để đáp lại lời gọi hoặc để mở đầu câu nói một cách lễ phép. (- Nam ơi!) - Dạ! Dạ, thưa bác, mẹ cháu đi vắng. 2 (ph.). Vâng. (- Con ở nhà nhé!) - Dạ.- II đg. Đáp lại lời gọi bằng tiếng "". Dạ một tiếng thật dài. Gọi dạ, bảo vâng. |
Dạ | - Tên gọi một nhóm nhỏ của dân tộc Xinh-mun |
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức |
dạ | dt. 1. Bụng con người với chức năng chứa đựng thức ăn và các bộ phận khác của cơ thể: ăn lót dạ o bụng mang dạ chửa. 2. Bụng con người với sự hàm chỉ về tình cảm, trí tuệ: thay lòng đổi dạ o khắc sâu trong dạ o sáng dạ. |
dạ | dt. Hàng dệt bằng lông cừu, có lớp tuyết trên mặt: áo dạ o mũ dạ o Chăn dạ. |
dạ | I. tht. Tiếng đáp lại để tỏ sự lễ phép khi nghe tên gọi mình: Cháu ơi! - Dạ!. II. đgt. Đáp lời bằng tiếng "dạ": Ai gọi cũng dạ o gọi dạ bảo vâng. |
dạ | Đêm: dạ đài o dạ hội o dạ hợp o dạ hương o dạ quang o dạ xoa o nhật dạ o trú dạ o trường dạ. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
dạ | dt Đồ dệt bằng lông cừu, có tuyết mịn: áo dạ; Mũ dạ. |
dạ | dt 1. Dạ dày nói tắt: Yếu dạ; Dạ bò 2. Bụng: Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn (cd) 3. Tính tình; Cách cư xử: Lòng lang dạ thú (tng); Xin đừng ra dạ bắc, nam (cd) 4. Trí khôn: Em bé sáng dạ 5. Dạ con nói tắt: Bụng mang dạ chửa (tng). |
dạ | tht 1. Tiếng thưa có lễ độ: Con ơi! - Dạ! 2. Như vâng: Con coi nhà nhé! - Dạ!. đgt Đáp lại một cách lễ phép: Nó dạ một tiếng thật to. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
dạ | trt. Tiếng lễ-phép người dưới đáp lời lại người trên: Dưới thi gọi dạ bảo vâng. |
dạ | dt. Đồ dệt bằng lông cừu: Mũ dạ, áo dạ. // Mũ dạ. Áo dạ. |
dạ | dt. Bao trong bụng để chứa đồ ăn uống; ngr. Cái bụng: Bụng mang dạ chửa. Ngb. Lòng tốt xấu: Lòng lang dạ thú. E thay những dạ phi-thường (Ng.Du). // Sáng dạ. Bụng dạ. Hả dạ. |
dạ | (khd). Đêm. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |
dạ | 1 d. Đồ dệt bằng lông cừu, có tuyết mịn, lông ngắn và mượt: [M(1]Áo dạ, Mũ dạ. |
dạ | 2 1. Túi đựng thức ăn trong bụng của một số động vật: Dạ bò. 2. Bộ máy tiêu hoá: Yến dạ. 3. Tính tình cách ăn ở, trí khôn; Lòng lang dạ thú, sáng dạ; Hởi dạ. 4. "Dạ con " nói tắt: Bụng mang dạ chửa. trẻ người non dạ Còn ngây thơ dại dột. [thuộc dạ2]. |
dạ | 3 ph 1. Tiếng thưa có lễ độ. 2. Tiếng trả lời đồng ý người trên. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân |
dạ | Tiếng người dưới đáp lại lời người trên: Gọi dạ, bảo vâng. |
dạ | Cái bao ở trong bụng để chứa đồ ăn đồ uống (tức là con vị). Nghĩa rộng: nói chung cả cái bụng: Bụng mang dạ chửa. Nghĩa bóng: lòng tốt xấu của người ta: Lòng lang, dạ thú. Văn-liệu: Lòng chim dạ cá. Gan vàng dạ sắt. E thay những dạ phi thường (K). Dạ này tấm-tức với người quyền-gian (Nh-đ-m). Bằng ra lòng cá dạ chim (Nh-đ-m). |
dạ | Đồ dệt bằng lông cừu mà có tuyết: áo dạ, chăn dạ. |
dạ | Đêm (không dùng một mình). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
dạ cá lòng chim
dạ cẩm
dạ cỏ
dạ con
dạ cửa
* Tham khảo ngữ cảnh
Nàng tự trách một đôi khi đã nhẹ dạ nghe lời bà khuyên bảo mà tin rằng bà đã thật tình thương mình. |
Cô ấy tiếng thế nhưng cũng còn non người trẻ dạ , đã biết gì ! Ai lại cầu cái không hay cho người trong nhà bao giờ ! Mợ phán được dịp hớn hở , ngọt ngào : Vâng , ai mà chả vậy , cụ thử nghĩ xem... Thế mà nó dám bịa hẳn ra chuyện bảo rằng tôi đã đi cầu nguyện cho mẹ con nó đến phải bệnh nọ tật kia , rồi ốm dần ốm mòn mà chết ! Cụ xem như thế thì nó có điêu ngoa không. |
Chàng nói một mình : Ở đời thực lắm chuyện éo le... Bỗng thấy trong dạ nao nao , rưng rưng muốn khóc , Dũng đặt chén xuống bàn , rồi nện mạnh gót giày trên sàn gác , lững thững đi về phía cửa sổ. |
Thảo nhìn hộp thuốc lá để trên bàn nói : Anh vẫn giữ được cái hộp thuốc lá kỳ khôi này ? Rồi nàng đưa mắt nhìn cái mũ dạ màu xám tro để trên mặt tủ chè nói tiếp : Và cái mũ dạ không bao giờ đổi hình kia. |
Loan cầm hộp thuốc xoay mình để lên tủ chè , bỗng nàng đăm đăm nhìn cái mũ dạ . |
* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): dạ
* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt
Bài quan tâm-
Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển
-
Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân
-
Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam
-
Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam
-
Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm
Từ khóa » Dạ Có Nghia La Gi
-
Dạ - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Dạ - Từ điển Việt
-
"dạ" Là Gì? Nghĩa Của Từ Dạ Trong Tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt - Vtudien
-
Dạ Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Dạ Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Tra Từ: Dạ - Từ điển Hán Nôm
-
Dạ, Vâng Có Nghĩa Là Gì? - Diễn Đàn Chia Sẻ
-
Dạ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Dạ Dạ Bằng Tiếng Việt
-
Nhận Biết Về Cơn Gò Tử Cung | Tâm Anh Hospital
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) | Bệnh Viện Gleneagles, Singapore
-
Đặt Sonde Dạ Dày Nghĩa Là Gì? Đối Tượng Nào Cần đặt Sonde Dạ Dày?
-
Vâng Dạ Là Gì, Nghĩa Của Từ Vâng Dạ | Từ điển Việt
-
Nội Soi Dạ Dày được Hiểu Là Gì? Khi Nào Cần Nội Soi Dạ Dày? | Medlatec