Từ Điển - Từ Lắng Nghe Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: lắng nghe

lắng nghe đt. Chú-ý nghe, nghe cách chăm-chú: Lắng nghe tiếng dế kêu sầu (CD).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
lắng nghe - Để tai chú ý nghe.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
lắng nghe đgt. Chú ý nghe để nghe được hết, được rõ: lắng nghe bài giảng o lắng nghe từng tiếng động nhỏ phát ra từ phòng bên.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
lắng nghe đgt Chú ý nghe: Bác bao giờ cũng tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mọi người (VNgGiáp).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
lắng nghe đt. Nht. Lắng tai.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
lắng nghe .- Để tai chú ý nghe.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân

* Từ tham khảo:

lặng tai nghe

lắng xắng

lặng

lặng cặng

lặng chẳng dám hô

* Tham khảo ngữ cảnh

Bỗng Loan cau mày lắng nghe tiếng bà Phán Lợi đứng ở điện thờ mắng đầy tớ : Tôi nuôi các người để các người giúp đỡ tôi chứ để các người ăn không ngồi đùa giỡn đấy à ? Chướng mắt lắm , không chịu nổi ! Tiếng sau cùng bà kéo dài ra và cao giọng như có ý để Loan nghe thấy.
Dũng châm thuốc ra hút và để khỏi nghĩ ngợi rắc rối , chàng lắng nghe tiếng mưa rơi ngoài vườn.
Và tôi tò mò lưu ý đến họ , để tai lắng nghe những câu chuyện của họ , vì họ nói rất to , như chẳng cần gì ai , hơn nữa , như coi nơi hè đường là chốn phòng riêng của họ.
Thanh lắng nghe : một tiếng cười sẽ đưa lên.
Trong người bứt rứt không yên... lắng nghe thấy tiếng Bân thì thào và tiếng cười khúc khích của nhân tình hắn trong màn.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): lắng nghe

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Chữ Lắng Nghe Trong Tiếng Hán