Từ Điển - Từ Ra Dáng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: ra dáng

ra dáng đt. C/g. Ra bộ, Ra vẻ, cố làm ra dáng-điệu khác với dáng-điệu tự-nhiên của mình: Ra dáng phong-lưu. // trt. Hết sức, đáo-để: Bệ-vệ ra dáng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
ra dáng - 1 Có dáng vẻ giống như (trong khi chưa phải đã hoàn toàn như thế). Trông đã ra dáng một thiếu nữ. Nói ra dáng người lớn lắm. 2 (kng.). Quá mức bình thường. Trông đẹp ra dáng.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
ra dáng I. đgt. Có vẻ dáng, gần như là: Dạo này nó ra dáng người lớn rồi o ra dáng một cầu thủ thực sự. II. pht. Vượt trên mức bình thường: đẹp ra dáng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
ra dáng đgt Tỏ bộ thế này thế khác: Ra dáng trịnh trọng đường hoàng, bệ vệ (Tú-mỡ); Ông làm ra dáng giận dỗi (NgCgHoan). trgt Rất, có kết quả tốt: Dạo này cháu chăm chỉ ra dáng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
ra dáng đt. Có cái dáng, cái vẻ: Ra dáng con nhà.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
ra dáng .- 1.t. Tỏ vẻ, tỏ bộ thế này, thế khác: Ra dáng ta đây kẻ giờ. 2. ph. Làm, có kết quả tốt: Chăm chỉ ra dáng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
ra dáng Ra cái vẻ, ra cái bộ: Ra dáng công-tử.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

ra đám

ra đầu ra đũa

ra đầu ra đuôi

ra đầu ra mỏ

ra-đi

* Tham khảo ngữ cảnh

Trên giậu ruối nhô ra cái mái nhà cũ của chàng ngày trước : vẫn cái mái nhà màu nâu sẫm ẩn sau mấy cây soan ra dáng thanh thoát mà trước kia nghỉ học về thăm quê , mỗi lần chàng nhìn thấy là trong lòng vui hồn hộp.
Anh nên ở lại là hơn... Thấy Dũng cúi đầu nhìn ngọn lửa đèn cồn ra dáng nghĩ ngợi , Loan ôn tồn nói tiếp : Anh nên ở lại là hơn.
Anh Dũng , Nhưng mới viết được hai chữ đó , Loan ngừng lại , mím môi cắn đầu bút chì , ra dáng nghĩ ngợi.
Loan mỉm cười cảm động nhìn Dũng ăn ra dáng ngon lành , nàng nói : Tiệc cưới anh lấy cô Khánh chắc cũng chỉ sang như mâm cơm nhà em là cùng.
Nhưng Liên chịu kham khổ đã quen , còn Minh thì vì những món ấy chính tay vợ làm ra nên chàng gắp ăn ra dáng ngon lành để vui lòng vợ.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): ra dáng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Da Dáng Hay Ra Dáng