Từ Điển - Từ Thanh Thiên Bạch Nhật Có ý Nghĩa Gì

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: thanh thiên bạch nhật

thanh thiên bạch nhật - Trời xanh ngày trắng, ý nói giữa ban ngày ban mặt, ai cũng được chứng kiến
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
thanh thiên bạch nhật 1. Ban ngày, lúc trời sáng rõ: cứ thúc nguòi ta đi từ tờ mờ sáng thế mà thanh thiên bạch nhật rồi vẫn chưa đến. 2. Giữa ban ngày ban mặt, nhiều người chứng kiến: Chuyện rành rành ra đấy, thanh thiên bạch nhật, ai cũng thấy cả. 3.Đường đường, chính chính, phô rõ ra, không giấu giếm, che đậy: Làm cho rõ mặt phi thường, Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi (Phan Bội Châu).
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
thanh thiên bạch nhật ng (H. bạch: trắng; nhật: mặt trời. - Nghĩa đen: Dưới trời xanh, giữa ban ngày) Đàng hoàng, không giấu giếm: Bức tranh vẽ bước gian nan, Thanh thiên bạch nhật niềm đau giãi bày (Tự tình khúc).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân

* Từ tham khảo:

thanh thỏa

thanh thoát

thảnh thơi

thanh tích

thanh tích bất hảo

* Tham khảo ngữ cảnh

Nhưng sao chúng dám giở trò giữa thanh thiên bạch nhật kia ? Chúng ỷ đông ? Mà đông thật.
Chưa một lần tôi được đi chơi cùng chàng giữa thanh thiên bạch nhật .
Ông Béo lần nào cũng muốn ấp ôm hôn hít cấu véo trước thanh thiên bạch nhật .
Đến con rể chúa thượng mà bọn họ còn cả gan chém giữa thanh thiên bạch nhật thì đời tiện thiếp đây còn mong gì được cứu vớt chở che.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): thanh thiên bạch nhật

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Thanh Thiên Bạch Nhật Nghĩa Là Gì