Từ Điển - Từ Vạc Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: vạc

vạc dt. (động): Tiếng kêu và tên một loại chim ăn đêm: Ăn đêm như vạc; Trời sanh vạc chẳng hay lo, Bán đất cho cò vạc phải ăn đêm (CD).
vạc dt. Chảo lớn có chân: Vạc dầu.
vạc dt. C/g. Đỉnh hay Đảnh, lư to có ba chân quỳ thường được để trước chùa, miếu cho người ta đốt giấy vàng bạc trong ấy: Chia ba chân vạc. // (B) Cơ-nghiệp một họ vua: Vạc ngã hè nghiêng.
vạc dt. C/g. Giát, nan tre bện lót giường nằm: Vạc giường.
vạc đt. Đẽo bớt: Vạc gỗ, vạc vỏ; Hết nạc vạc đến xương. // tt. Cháy gần bọn hết: Than (hay củi) đã vạc hết.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
vạc - 1 d. Chim có chân cao, cùng họ với diệc, cò, thường đi ăn đêm, kêu rất to.- 2 d. 1 Đồ dùng để nấu, giống cái chảo lớn và sâu. Vạc dầu*. 2 Đỉnh lớn. Đúc vạc đồng. (Thế) chân vạc*.- 3 d. (ph.). Giát (giường); cũng dùng để chỉ giường có giát tre, gỗ. Vạc giường. Bộ vạc tre.- 4 đg. (Than, củi) ở trạng thái cháy đã gần tàn, không còn ánh lửa. Than trong lò đã vạc dần. Bếp đã vạc lửa.- 5 đg. Làm cho đứt, lìa ra bằng cách đưa nhanh lưỡi sắc theo chiều nghiêng trên bề mặt. Vạc cỏ. Thân cây bị vạc nham nhở. Hết nạc vạc đến xương*.
Vạc - (sông) Kể từ Kim Đại (sông Đáy) đến Phát Diệm (Ninh Bình) dài 6km. Con sông quan trọng nối vùng công giáo toàn tòng với hệ thống đường thuỷ của đồng bằng sông Hồng
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
vạc dt. Chim kiếm ăn đêm, kêu to, chân cao, cùng họ với diệc, cò: kêu như vạc.
vạc dt. 1. Giát, giát giường: vạc giường. 2. Cái chõng: ngồi trên vạc o bộ vạc tre.
vạc dt. l. Đồ dùng để nấu, giống các chảo lớn và sâu: vạc dầu. 2. Đỉnh lớn: đúc vạc đồng.
vạc đgt. Chém nghiêng lưỡi sắc, làm cho lìa, đứt ra: vạc cỏ o vạc bớt một số cành.
vạc đgt. (Than, củi) đã gần tàn, không còn ánh lửa: Bếp đã vạc lửa.
vạc đgt. Đẽo xiên: vạc nhịn một đầu cây gậy.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
vạc dt Loài chim chân cao, cùng họ với cò, thường đi ăn đêm: Cái cò, cái vạc, cái nông, ba cái cùng béo, vặt lông cái nào (cd).
vạc dt Chảo lớn và sâu: Vạc dầu 2. Triều vua: Thờ vạc Hán buổi ngôi trời chếch lệch (Văn tế TVTS).
vạc đgt Đẽo từng lớp mỏng: Hết nạc vạc đến xương (tng).
vạc đgt Nói than cháy gần tàn: Than đã vạc trong lò.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
vạc dt. Chảo lớn để nấu.
vạc dt. (đ.) Chim chân cao, thuộc loại cò: Ngơ như vạc.
vạc đt. Đẽo bớt: Vạc chỗ hư.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
vạc .- d. 1. Chảo lớn và sâu, thường dùng để nấu cơm. 2. Cái đỉnh. 3. Từ dùng trong văn học cũ chỉ một triều vua: Thờ vạc Hán buổi ngôi trời chếch lệch ( Văn tế cổ).
vạc .- d. Loại chim chân cao, cùng họ với cò, thường đi ăn đêm.
vạc .- đg. Tách ra từng miếng nhỏ, lớp mỏng, theo chiều dọc: Vạc gỗ; Vạc xương.
vạc .- t. Nói than đã cháy gần tàn hết: Than vạc trong lò.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
vạc I. Thứ chảo lớn để nấu: Vạc dầu. II. Đồ trần-thiết bằng kim-loại, hình như cái nồi to có ba chân, để ở nơi triều-miếu: Vạc nhà Chu. Vạc nhà Hán. Nghĩa bóng: Cái tiêu-hiệu của một triều vua: Tranh vạc nhà Hán. Văn-liệu: Thờ vạc Hán buổi ngôi trời chếch-lệch, Chém gian đuổi lũ hung-tàn (Văn tế trận vong tướng sĩ).
vạc I. Đẽo bớt: Vạc gỗ. Vạc xương. II. Nói về than, củi cháy gần tàn: Than trong lò đã vạc hết.
vạc Giống chim chân cao thuộc về loài cò: Vạc đi ăn đêm. Văn-liệu: Ngơ-ngác như vạc đui (T-ng). Vạc kia bán ruộng cho cò, Ngày thì nhịn đói, tối mò đi ăn (C-d). Làm thân con vạc mà chẳng biết lo, Bán đồng cho cò, phải đi ăn đêm (C-d). Con cò, con vạc, con nông, Ba con cùng béo vặt lông con nào (C-d).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

vay

vay

vay cào vay cấu

vay chày vay cối

vay chín trả mười

* Tham khảo ngữ cảnh

Trọng tưởng như nằm trong một cái địa ngục tối , và tưởng thấy thấm vào người hơi nóng của một cái vạc dầu để gần đó.
Nhưng đầu chưa húi được , thì ta cũng nên vạc bộ râu đã !”.
Một tiếng vạc đi ăn đêm buông lanh lảnh ở đâu đâu.
Ai ơi đứng lại mà trông Kìa vạc nấu đó , kìa sông đãi bìa Kìa giấy Yên Thái như kia Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh Đầu chợ Bưởi có điếm cầm canh Người đi kẻ lại như tranh hoạ đồ Cổng chợ có miếu thờ vua Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên Chùa Thiên Niên có cậy vọng cách Chùa Bà Sách có cây đa lông Cổng làng Đông có cây khế ngọt Con gái Kẻ Cót thì đi buôn xề Con trai làng Nghè dệt cửi kéo hoa An Phú nấu kẹo mạch nha Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.
Anh về mắc võng ru con Tán tiêu mài nghệ , anh còn đi đâu ? Anh về mua gỗ đóng giường Mua tre làm vạc , mua luồng làm song Mua thêm đôi chiếu , cỗ mồng Rồi ra em vợ anh chồng mới nên.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): vạc

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Cái Vạc đồng Dùng để Làm Gì